Nguyễn Khánh Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Khánh Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc điện thoại máy tính bây giờ là rất cần thiết, song hành với những chiếc điện thoại và máy tính là những ứng dụng và các trò chơi điện tử. Game online đang là thứ không quá xa lạ với chúng ta bây giờ, tuy nhiên game không phải lúc nào cũng tốt cho chúng ta. Không thể phủ nhận trò chơi điện tử đem lại sự sáng tạo và giải trí, tuy nhiên ngày nay trò chơi điện tử ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh. Trò chơi điện tử là loại hình được ra trên hệ thống tương tác để người tham gia có thể chơi game. Ngày nay có rất nhiều loại hình tuy nhiên phổ biến nhất là trò chơi video, game online được chơi trên các thiết bị điện tử. Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào game. Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày chỉ để “cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ. Việc làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và tương lai của rất nhiều bạn trẻ. Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chơi cái gì cũng vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể dần đau nhức suy yếu sức khỏe , ngồi lâu trên máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người. Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian chúng ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt động thể theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời gian vào game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn thời gian lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi. Nhiều học sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình. Ban đầu có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành thói quen xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường tội phạm phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội. Trò chơi điện tử ngày càng phát triển mạnh, không chỉ mang tính chất giải trí tuy nhiên bây giờ lại xuất hiện những tựa game có nội dung bắn giết gây phản cảm, mang hình ảnh đồi trụy bạo lực ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người chơi. Nếu không nhận thức được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra sự ảo tưởng và tính nóng nảy được nảy sinh ra từ đó khó kiểm soát được bản thân. Người nghiện game có thể chỉ thu hẹp mình lại trong phạm vi nào đó lẩn tránh thế giới bên ngoài đầu óc đầy hoang tưởng. Ở Việt Nam ngày này xuất hiện rất nhiều bài báo về việc mê game cướp tiền và bị ảo tưởng những người mê game thường có hành vi cử chỉ khác lạ nếu không cứu chữa được thì chỉ có phạm pháp. Tuổi trẻ cần phải nhận thức được cái lợi và cái hại của game online. Lấy tri thức làm sức mạnh phấn đấu tập trung học tập rèn luyện bản thân say mê học tập sẽ dừng đi những việc mê game . Rèn luyện nhân cách nhân phẩm bồi dưỡng đạo đức tốt . Nhận thức rõ ràng về game online đối với sức khỏe tương lai sự nghiệp của chúng ta, sống có bản lĩnh có ước mơ nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ trong cuộc sống. Game online cũng có mặt tốt và xấu của nó quan trọng là chúng ta nhìn ra được nhận thức được. Biết kiềm chế và đấu tranh thoát khỏi cám dỗ của trò chơi điện tử hãy xem game chỉ là trò chơi tiêu khiển sau giờ học và chỉ nên chơi một cách hợp lý. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến con cái mình hơn tránh những rủi ro xấu xảy đến. Trò chơi điện tử (game online) là một vấn đề nóng cần được giải quyết trong xã hội của chúng ta, sức xâm nhập và tác hại đối với chúng ta là rất lớn. Quan trọng là chúng ta biết nhận thức điều chỉnh khi nào cần chơi và không quá say mê vào game, thay vì game nỗ lực trau dồi tri thức làm những việc với gia đình tham gia thể thao để sức khỏe được dồi dào cần phải vượt qua sự cám dỗ của nó ra sức học tập cho cuộc sống tươi đẹp và làm được nhiều việc đầy ý nghĩa hơn.


Số viên bi của Dũng là: ( 4 × 15 ) − 15 = 45 ( viên bi ) Bình có số viên bi là: 15 + 15 = 30 ( viên bi ) Đáp số: Dũng có 45 viên bi. Bình có 30 viên bi.

Vì hôm nay trời mưa, nên đường phố bị tắc nghẽn

Có một lần khi đang đi trên đường và nghĩ vẩn vơ về chuyện đời thì mình nhìn thấy một cây cột điện bị dán chi chít trên đó những tờ giấy quảng cáo, tìm việc làm, khoan cắt bê tông,... Tự nhiên khoảnh khắc đó mình chợt nhận ra, chúng ta cũng thật giống cây cột điện – cũng đang bị dán vô số nhãn mác lên người. Có thể khởi đầu chúng ta là những cây cột điện đáng thương bị dán đầy những chiếc nhãn của gia đình và xã hội, nhưng hành trình phát triển bản thân sẽ bắt đầu khi chúng ta nghiêm túc ngồi xuống, nhìn lại xem những chiếc nhãn nào đang cản trở hoặc làm mất đi những cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân. Bài viết này là câu chuyện của mình về bài học của việc dán nhãn.Hồi mình mới từ Huế chuyển vào Sài Gòn, do nói giọng địa phương, nên mỗi lần tới giờ ra chơi thường bị các bạn xúm lại trêu chọc là đồ “Bắc Kỳ con”… Lúc đó dù không hiểu vì sao các bạn lại trêu trọc, và cũng không hiểu vì sao cần phải đi giải thích mình không phải là người Bắc, nhưng mình cứ thế phản ứng lại, để rồi bị các bạn ấy đánh hội đồng mà vẫn cứng đầu đi cãi. Lúc đấy có cô giáo dạy môn Nhạc cũng không cho phép mình hát đứng lên hát vì cô sợ mình làm lạc giọng cả lớp. Và thế là một những những cái mác tiêu cực đầu tiên xuất hiện trong đời mình. Mình dần tự định danh mình là “người địa phương”, có chất giọng khó nghe, nên từ đó trở nên rụt rè, không dám phát biểu. Thậm chí khi viết được một bài văn được giáo viên chọn làm bài văn mẫu cho cả trường, rồi cô muốn mình đọc trước cả lớp - đó thực sự là một vinh dự, nhưng cuối cùng vì sợ hãi mà mình đã không thể đứng lên đọc. Cũng trong khoảng thời gian đó, vì không kết bạn được với ai, nên sau giờ học mình chỉ dành nhiều thời gian cho 2 hoạt động, đó là đọc sách và học. Vì vậy thành tích học tập cũng có thể gọi là tốt. Năm lớp 8, mình được giáo viên chủ nhiệm xếp vào nhóm bồi dưỡng học sinh giỏi để đi thi lấy thành tích cho trường. Lúc đó mình được tham gia tận 5 môn: Toán, Hóa, Lý, Văn và Vi tính. Đồng thời vì từ nhỏ được học karatedo lẫn taekwondo nên mình cũng được thầy thể dục đưa đi thi Hội khỏe Phù Đổng. Và lúc đó, chiếc nhãn thứ hai xuất hiện – “học sinh giỏi toàn diện”... Cụm “học sinh giỏi” không đáng sợ, vì mình nghĩ hồi cấp hai chỉ cần chịu khó siêng một tí thì đã dễ dàng đạt được danh hiệu học sinh giỏi rồi. Hai chữ “toàn diện” kia mới là thứ khiến cho mình cảm thấy áp lực, không dám bỏ cái gì, để rồi kết quả là… Ngoài chiếc huy chương cấp thành phố về môn võ thì mình thất bại toàn tập trên các mặt trận khác. Rồi cũng vì kết quả đó mà mình thấy bản thân đã làm thất vọng các thầy cô bộ môn, từ đó đâm ra chán học, bắt đầu lêu lỏng, mê chơi game. Lên cấp 3 thì mình chìm đắm trong game như đã từng kể nhiều lần. Còn bạn, bạn có nhận ra mình cũng đã từng bị dán những chiếc nhãn tương tự như vậy trước đây?

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam. Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay. Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.


Tác giả Nguyễn Đình Thi đã đưa cả đất nước Việt Nam tươi đẹp vào thi phẩm “Việt Nam quê hương ta”. Nhà thơ chỉ chọn những hình ảnh tiêu biểu nhất như cánh cò, đồng lúa, ngọn núi Trường Sơn, mà như tái hiện được cả non sông gấm vóc của tổ quốc. Từ trong mảnh đất ấy, đã sinh ra những con người hiền lành, chân chất nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng cảm. Họ sinh ra từ làng, nên yêu làng, yêu tổ quốc. Họ sẵn sàng gác lại mọi thứ ở phía sau để chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Đó là Việt Nam trong tâm thức của nhà văn Nguyễn Đình Thi, và cũng là Việt Nam trong triệu triệu trái tim người con của mảnh đất hình chữ S này. Nhịp thơ lục bát ngân vang như câu ca, đã góp phần làm cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương trong bài thơ trở nên càng thêm tự nhiên, mạch lạc. Bởi tình yêu nước ấy ai ai cũng có, chỉ là khác nhau ở cách biểu đạt mà thôi.Việt Nam quê hương ta là một bài thơ lục bát mang đậm tình yêu quê hương xứ sở của tác giả. Xuyên suốt bài thơ, là những hình ảnh tươi đẹp và thân thương gắn liền với biết bao thế hệ người dân nước ta. Đó là những biển lúa rập rờn với cánh cò bay lượn tự do. Là những người nông dân chân chất thật thà với tấm áo vải nâu mộc mạc. Là những người anh hùng mạnh mẽ, đứng lên vì độc lập tự do, bất chấp bom lửa khói đạn mà lao ra chiến trường. Là những người con gái dịu hiền, là những người mẹ anh hùng, là những vùng đất tươi xanh khiến ai đến cũng không muốn về. Đó chính là quê hương Việt Nam trong tâm thức bao người con đất Việt. Chính bài thơ, đã gợi lên, dựng nên một cảm xúc yêu thương, tự hào khó tả trong lòng em. Khiến em muốn đứng dậy để khám phá mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này.