dueky peng
Giới thiệu về bản thân
Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác giả đã khắc họa các nhân vật trong truyện hiện lên đầy chân thực, sinh động. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, chúng ta thấy được kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò thật ngây thơ, trong sáng. Những cậu học trò thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế…
Đặc biệt là tình huống xảy ra với nhân vật Lợi. Vì ghen tị với Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại” - ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Nhưng sau trò nghịch ngợm đó, hậu quả dẫn đến hộp dế của Lợi bị thầy Phu tịch thu, rồi bị chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mắt, nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của các bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Có thể thấy rằng, những trò nghịch ngợm và những suy nghĩ trẻ thơ của các nhân vật trong truyện đã gợi nhắc người đọc nhớ về một tuổi thơ của bản thân. Chắc hẳn, ai cũng đã có một thời hồn nhiên và ngây thơ giống như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Đồng thời, nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Nhân vật người thầy chính là tấm gương sáng ngời về nhân cách cao đẹp để học trò noi theo và học tập.
Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo, tác phẩm đã giúp người đọc dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ra những bài học quý giá cho chính mình.
Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm
Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.
Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.
Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.
Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.
Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.
Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.