Cô Ngọc Anh
Giới thiệu về bản thân
Nhìn chung quan hệ cạnh tranh là khốc liệt nhất vì trong mối quan hệ này ít nhất có sự tham gia của hai hay nhiều loài thì tất cả đều bị hại và có thể dẫn đến loại trừ lẫn nhau.
Trong quan hệ kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác thì ít nhất một bên đã được lợi và như kí sinh thường không giết chết ngay vật chủ.
Ức chế - cảm nhiễm thường chỉ có một bên bị hại và cũng chưa chắc đã gây chết. Tuy nhiên một số trường hợp mối quan hệ này có thể gây chết hàng loạt và ảnh hưởng diện rộng với nhiều loài. Ví dụ: tảo giáp nở hoa tiết chất độc khiến nhiều loài cá, tôm chết hàng loạt.
Như vậy: Có thể thấy không có khẳng định nào là chính xác nhất để trả lời cho câu hỏi trên vì nó tùy vào từng trường hợp cụ thể.
1. KG các cây thân cao, quả tròn (A-B-) gồm có 5 KG: \(\dfrac{AB}{AB}\), \(\dfrac{AB}{Ab}\), \(\dfrac{AB}{aB}\), \(\dfrac{AB}{ab}\), \(\dfrac{Ab}{aB}\).
KG các cây thân thấp, quả bầu dục (aabb) chỉ có 1 KG: \(\dfrac{ab}{ab}\).
2. Đời con phân li cho 4 kiểu hình → Bố mẹ phải dị hợp 2 cặp gene (AaBb).
Do không có hoán vị gene → Chỉ có 1 phép lai thỏa mãn: \(\dfrac{Ab}{aB}\) x \(\dfrac{Ab}{aB}\).
Cái này ở mỗi cây sẽ có tốc độ sinh trưởng không giống nhau và tùy vào điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng,... nên sẽ không có một đáp số chính xác hay trung bình em nhé. Đây là dạng bài tập thực hành, em cần tự trồng thử và đo để có đáp án, hoặc dự đoán chiều cao phù hợp.
Tính số nu mỗi mạch:
N mạch 1 = N mạch 2 = 2400 : 2 = 1200
A mạch 1 chiếm 40% → A1 = T2 = 1200 x 40% = 480 → A2 = T1 = A tổng - A1 = 720 - 480 = 240
G mạch 1 chiếm 15% → G1 = C2 = 1200 x 15% = 180 → G2 = X1 = G tổng - G1 = 480 - 180 = 300
Tính % số Nu mỗi mạch:
Mạch 1: A1 = 40%, G1 = 15%, T1 = \(\dfrac{240}{1200}\)= 20%, X1 = 100 - 40 - 15 - 20 = 25% hoặc X1 = \(\dfrac{300}{1200}\) = 25%
Mạch 2: A2 = T1 = 20%, G2 = X1 = 25%, T2 = A1 = 40%, X2 = G1 = 15%
Ở giảm phân I, các cặp NST tương đồng sẽ ở dạng kép: từ AaBbĐ nhân đôi thành AA.aa.BB.bb.DD.dd
Ở kì giữa và kì sau I, các cặp này sẽ xếp thành 2 hàng và được chia về 2 tế bào con một cách ngẫu nhiên. Một số cách chia có thể xảy ra như sau (lưu ý đến đây các NST vẫn ở trạng thái kép, không tách tại tâm động mà chỉ tách 2 NST trong cặp tương đồng về 2 tế bào mới → 2 tế bào mới sẽ có bộ NST đơn bội - n):
- AA.BB.DD và aa.bb.dd.
- AA.bb.DD và aa.BB.dd.
- aa.BB.dd và AA.bb.DD.
...
Ở kì giữa giảm phân II, tế bào vẫn mang bộ NST đơn bội (n) ở dạng kép, chuẩn bị tách nhau ra tại tâm động → chỉ có đáp án C phù hợp.
Các đáp án khác đều có ít nhất 1 gene có thành phần kiểu gene mang 2 alen khác nhau trên cùng 1 NST (như Aa, Dd) → Loại.
Thành tế bào có ở vi khuẩn và tế bào thực vật. Dù có bản chất hóa học khác nhau nhưng chúng đều có chung chức năng đó là giúp định hình hình dạng, cố định khung kích thước tế bào và bảo vệ tế bào khỏi một số các tác động từ môi trường. Tuy nhiên chính vì thế mà chúng có nhược điểm đó là hạn chế kích thước và tốc độ phát triển của chính tế bào (điển hình như vi khuẩn có kích thước rất bé, hay tế bào thực vật khi đạt kích thước tối đa sẽ không thể lớn lên được nữa).
Vậy: nếu tế bào động vật cũng có thành tế bào thì chúng sẽ
- Được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường (cả tác nhân vật lí, hóa học hay sinh học) tốt hơn.
- Bị giới hạn kích thước và hình dạng, các chức năng và hoạt động trao đổi chất của tế bào sẽ kém linh hoạt và chậm hơn (trong khi tế bào động vật khi không có thành tế bào rất đa dạng về hình thái và chức năng như tế bào cơ, tế bào hồng cầu,...)
- Có thể có khả năng duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào ổn định hơn, tăng khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Ví dụ như vi khuẩn có thành tế bào dày có thể tồn tại trong môi trường có nồng độ mặn cao.
Hoa ngũ sắc (hay còn gọi là bông ổi, danh pháp khoa học là (Lantana camara) thuộc nhóm thực vật hạt kín.