Cô Ngọc Anh
Giới thiệu về bản thân
Tế bào thực hiện quá trình phân chia khi nó đạt đến một kích thước nhất định và cần tạo ra các tế bào mới cho sự sinh trưởng, phát triển, hoặc thay thế các tế bào cũ.
Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:
Bước 1: Nhân đôi DNA: Trước khi phân chia, tế bào phải sao chép toàn bộ DNA của nó để đảm bảo mỗi tế bào con nhận được một bản sao đầy đủ của bộ gene.
Bước 2: Phân chia nhân: Nhân tế bào phân chia thành hai nhân mới, mỗi nhân chứa một bản sao của DNA.
Bước 3: Phân chia tế bào chất: Tế bào chất được phân chia đều cho hai tế bào con.
Chúng sinh trưởng bằng cách tiếp nhận chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh, bao gồm glucose, amino acid, lipid,... Sau đó dùng các chất đó để tổng hợp các chất cho riêng bản thân tế bào sử dụng. Ví dụ các chất dinh dưỡng được sử dụng để tổng hợp các thành phần cấu tạo nên tế bào như protein, lipid, carbohydrate,...
Nhờ quá trình tổng hợp các chất, tế bào con tăng dần kích thước và khối lượng. Ngoài tăng trưởng về số lượng, tế bào cũng sẽ biệt hóa chức năng: Trong quá trình phát triển, tế bào con trải qua quá trình phân hóa để chuyên hóa về cấu trúc và chức năng, trở thành các loại tế bào chuyên biệt như tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì,...
|
VD: con người, thực vật (tất cả các loài cây xanh, cỏ dại, rêu,...), động vật (con chó, con mèo, côn trùng như bướm, chuồn chuồn,...), vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc,...)
a) Hai gene nằm trên 2 cặp NST khác nhau chứng tỏ chúng di truyền tuân theo QL PLĐL của Mendel.
KG thân cao (A-) quả tròn (B-): AABB, AABb, AaBB, AaBb
KG thân thấp (aa) quả bầu dục: aabb.
b) Cây AABB cho 1 giao tử AB.
Cây AABb cho 2 giao tử là AB và Ab.
Cây AaBB cho 2 giao tử là AB và aB.
Cây AaBb cho 4 giao tử là AB, Ab, aB, ab.
Cây aabb cho 1 giao tử ab.
Vậy với 1 cặp gene dị hợp sẽ cho 2 loại giao tử, còn 1 cặp đồng hợp cho 1 loại giao tử. → Với cơ thể có n cặp gene dị hợp sẽ có số loại giao tử = 2 x n.
c) - Để F1 100% thân cao, quả tròn thì cần chọn P đồng hợp trội hoàn (AA x AA) hoặc chỉ dị hợp 1 bên (AA x Aa) để không có cơ hội cho các allele lặn gặp nhau tạo thành kiểu gene đồng hợp lặn (aa). Khi đó P có những TH sau:
1. AABB x AABB
2. AABb x AABB
3. AaBB x AABB
4. AaBb x AABB
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 9 : 3 : 3 : 1, tức kiểu hình đồng hợp lặn aabb chiếm 1/16 thì cơ thể P phải tạo giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4.
→ P có KG dị hợp 2 cặp gene (AaBb x AaBb)
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 1 : 1 : 1 : 1 thì 1 cây phải dị hợp 2 cặp gene và lai phân tích (1 cây tạo giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4, cây còn lại tạo giao tử ab với tỉ lệ là 1): AaBb x aabb.
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 1 : 1 thì cây P chỉ có 1 tính trạng là lai phân tích để cho tỉ lệ 1 : 1 (VD: Aa x aa), tính trạng còn lại là phép lai cho kết quả tỉ lệ 100% đồng tính, tức P có thể có KG đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn (VD: AA x AA, AA x Aa, aa x aa).
VD: AABb x AAbb, AaBB x aabb,...
Ứng dụng quang hợp trong các lĩnh vực sau:
1. Sản xuất lương thực, thực phẩm và công nghiệp
- Nâng cao năng suất cây trồng: Ứng dụng các kỹ thuật canh tác như trồng xen canh, luân canh, sử dụng giống cây trồng năng suất cao, cung cấp đủ nước, phân bón và ánh sáng giúp tăng cường quang hợp, từ đó tăng năng suất cây trồng.
- Phát triển nông nghiệp bền vững: Sử dụng các phương pháp canh tác hữu cơ, trồng cây che phủ đất, bảo vệ đa dạng sinh học giúp duy trì và nâng cao khả năng quang hợp của cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường.
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ thực vật: Sản xuất giấy, đồ gỗ, cao su, nút rượu vang, công nghiệp thực phẩm như bia, đồ uống, thực phẩm từ thực vật,...
2. Cung cấp năng lượng:
- Sản xuất nhiên liệu sinh học: Một số loại cây trồng như mía, ngô, sắn có thể được sử dụng để sản xuất ethanol - một loại nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu. Quá trình sản xuất ethanol này dựa trên nguyên tắc quang hợp của cây trồng.
3. Bảo vệ môi trường:
- Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh hấp thụ CO2 và giải phóng oxy trong quá trình quang hợp, giúp làm sạch không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Trồng cây xanh trong đô thị và khu công nghiệp là một biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng không khí.
- Bảo vệ đất và nguồn nước: Cây xanh giúp che phủ đất, ngăn chặn xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sự cân bằng sinh thái.
4. Ứng dụng trong y học:
- Sản xuất thuốc và dược phẩm: Một số loại cây thuốc có chứa các hoạt chất được tạo ra từ quá trình quang hợp. Nghiên cứu về quang hợp giúp con người hiểu rõ hơn về cơ chế sản sinh các hoạt chất này, từ đó ứng dụng vào sản xuất thuốc và dược phẩm.
5. Ứng dụng trong đời sống hàng ngày:
- Tạo không gian sống xanh: Trồng cây xanh trong nhà, văn phòng, trường học giúp tạo không gian sống trong lành, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng hiệu quả làm việc và học tập.
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng: Rau xanh, trái cây là những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng này được tạo ra từ quá trình quang hợp của cây trồng.
Cả tế bào thực vật và tế bào động vật đều lớn lên thông qua quá trình trao đổi chất.
Sự lớn lên của tế bào thực vật:
- Tăng kích thước tế bào: Tế bào thực vật tăng kích thước chủ yếu bằng cách hấp thụ nước vào không bào - bào quan lớn chứa đầy nước và các chất dinh dưỡng.
- Hình thành vách tế bào: Tế bào thực vật có vách tế bào bao quanh màng tế bào, giúp duy trì hình dạng của tế bào và ngăn không cho tế bào bị vỡ khi hấp thụ nước. Khi tế bào lớn lên, vách tế bào cũng được mở rộng và dày lên.
- Sinh trưởng theo hướng: Ví dụ, tế bào ở thân cây thường dài ra theo chiều dọc, trong khi tế bào ở lá thường mở rộng theo chiều ngang.
Sự lớn lên của tế bào động vật:
- Tăng tổng hợp các chất: Tế bào động vật tăng kích thước chủ yếu bằng cách tổng hợp thêm các chất tế bào, chẳng hạn như protein, lipid và carbohydrate. Điều này dẫn đến sự gia tăng khối lượng và kích thước của tế bào.
- Không có vách tế bào: Tế bào động vật không có vách tế bào cứng nhắc, do đó chúng có thể thay đổi hình dạng một cách linh hoạt hơn.
- Sinh trưởng theo nhiều hướng: Tế bào động vật có thể lớn lên theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào chức năng và vị trí của chúng trong cơ thể.
1. Sản phẩm quang hợp chủ yếu là carbohydrate.
2. Quang hợp xảy ra chủ yếu ở lá
a. Một nucleotide dài 3,4 Å. Gene có 2 mạch, mỗi mạch 1200 nu thì dài 1200 x 3,4 = 4080 Å.
b. Theo nguyên tắc bổ sung:
A = T = 2400 x 16.67% = 400 nu
G = C = (2400 - 400 x 2) : 2 = 800 nu
c. Gene chưa đột biến có số liên kết H = 2A + 3G = 2 x 400 + 3 x 800 = 3200.
Đột biến mất 1 cặp G - C tức mất 3 liên kết H. Vậy số liên kết H còn lại = 3200 - 3 = 3197 (H)
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hoặc lệch sang một bên so với trục thẳng đứng bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng mạnh (10-15 tuổi). Cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:
- Đau lưng, đau cổ: Do cột sống bị lệch, các cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn để giữ thăng bằng, dẫn đến đau mỏi.
- Khó thở: Lồng ngực bị biến dạng có thể ảnh hưởng đến dung tích phổi, gây khó thở, đặc biệt là khi vận động mạnh.
- Rối loạn chức năng tim mạch: Ở những trường hợp nặng, vẹo cột sống có thể chèn ép tim và phổi, gây rối loạn nhịp tim, suy tim.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Hình dáng cơ thể bất thường có thể khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
Biểu hiện bị tật cong vẹo cột sống:
- Vai không cân: Một bên vai cao hơn bên kia.
- Xương bả vai nhô ra: Một hoặc cả hai xương bả vai nhô ra rõ rệt.
- Nghiêng người sang một bên: Cơ thể có xu hướng nghiêng về một phía.
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, cần duy trì tư thế đúng, ngồi thẳng lưng, không cúi gập người quá lâu, mang vác vật nặng đúng cách. Tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ.