

Nguyễn Lâm Như Ý
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Thể thơ tự do.
Câu 2.
– Người bộc lộ cảm xúc: nhân vật “tôi” (người lính).
– Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và bà cụ (một người mẹ Việt Nam anh hùng).
Câu 3.
– Biện pháp so sánh.
– Tác dụng:
+ Giúp người đọc hình dung sự ấm áp của “ổ rơm” do chính tay bà cụ chuẩn bị cho người lính, tuy đơn sơ nhưng ấm hơn cả chăn đệm. Qua đó, cho thấy được tình cảm yêu thương, che chở của bà mẹ Việt Nam anh hùng dành cho những người lính.
+ Giúp câu thơ gợi hình, gợi cảm, diễn đạt mượt mà hơn.
Câu 4.
– nhận xét về hình ảnh “ổ rơm” trong bài thơ:
+ Hình ảnh chân thực, thân thuộc trong đời sống của những gia đình nghèo khó, lấy rơm lót ấm chỗ nằm khi không có chăn đệm.
+ Hình ảnh khơi gợi trong lòng tác giả tình yêu thương, sự biết ơn sâu sắc.
+ Hình ảnh thể hiện tình cảm yêu thương, sự bảo bọc, chở che của người mẹ Việt Nam anh hùng. Người mẹ luôn lo lắng, chăm sóc cho những chiến sĩ bằng tất cả những gì họ có, không ngại hiểm nguy.
Câu 5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm yêu thương, sự biết ơn sâu sắc của nhân vật “tôi” (người lính) dành cho bà mẹ Việt Nam đã giúp đỡ, cưu mang mình trong một lần lỡ đường giữa đồng chiêm.
Câu 6:
Bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Bài thơ đã cho ta thấy được sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho con. Đó là tình cảm vô cùng lớn lao. Ở trong căn nhà nhỏ hẹp, những con gió lạnh buốt, không đủ chỗ ngủ nhưng mẹ vẫn ôm rơm lót ổ cho người chiến sĩ. Từ đó cho người chiến sĩ cảm nhận được hơi ấm quê nhà, quen thuộc và bình dị đến lạ. Tất cả hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình. Như vậy đọc bài thơ ta thấy niềm xúc động khôn nguôi của tình mẹ, tình quê hương thân thương.