huong ha
Giới thiệu về bản thân
a) Xét t/g AMD và t/g CMB có:
AM = MC (gt)
AMD = CMB ( đối đỉnh)
MD = MB (gt)
Do đó, t/g AMD = t/g CMB (c.g.c)
=> AD = BC (2 cạnh tương ứng) (đpcm)
b) Xét t/g BMA và t/g DMC có:
MB = MD (gt)
BMA = DMC ( đối đỉnh)
MA = MC (gt)
Do đó, t/g BMA = t/g DMC (c.g.c)
=> ABM = CDM (2 góc tương ứng)
Mà ABM và CDM là 2 góc ở vị trí so le trong nên AB // CD
Mà AB _|_ AC (gt) => AC _|_ CD hay AC _|_ DN
Có: BN // AC (gt)
AB // CN (cmt)
=> AB = CN ( tính chất đoạn chắn)
Xét t/g ABM vuông tại A và t/g CNM vuông tại C có:
AB = CN (cmt)
AM = CM (gt)
Do đó, t/g ABM = t/g CNM (2 cạnh góc vuông) (đpcm)
rut gọn hay tính luôn
M = F * d
Trong đó:
- M là mô-men lực tác dụng lên thanh (N.m)
- F là lực tác dụng lên thanh (N)
- d là khoảng cách từ điểm tác dụng lực đến điểm O (m)
Ở vị trí điểm A, tổng mô-men lực tác dụng lên thanh là 0, vì không có lực tác dụng lên thanh ở vị trí này.
Ở vị trí điểm B, tổng mô-men lực tác dụng lên thanh cũng phải bằng 0. Ta có:
M1 + M2 = 0
Trong đó:
- M1 là mô-men lực tác dụng lên thanh do vật nặng 10 kg tạo ra (lực tác dụng lên thanh tại điểm A)
- M2 là mô-men lực tác dụng lên thanh do vật nặng 20 kg tạo ra (lực tác dụng lên thanh tại điểm B)
Với M1 = 0 (vì không có lực tác dụng lên thanh ở vị trí điểm A), ta có:
M2 = 0
Để giữ thanh thăng bằng, ta cần tác dụng một lực lên thanh tại điểm B sao cho mô-men lực tác dụng lên thanh do vật nặng 20 kg tạo ra bằng 0. Vậy, lực tác dụng lên thanh tại điểm B cần bằng 0.
Vậy, không cần tác dụng lực nào lên thanh tại điểm B để giữ thanh thăng bằng.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. - Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội. - Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Ở quê em có một dòng sông nhỏ chảy qua ở giữa làng. Không ai biết con sông tên gì, do ai đào ra. Chỉ biết từ khi lập làng, thì con sông đã nằm ở đó.
Con sông không lớn, bề ngang cũng chỉ chừng bằng mặt đường Hồ Chí Minh. Nhưng sông lại rất dài, kéo qua giữa làng rồi mất hút vào rừng cây xa xôi. Sông có chỗ rộng chỗ hẹp, có chỗ sâu, chỗ nông. Đáy sông là một lớp bùn sình khá dày, khi lôi lún đến giữa bắp chân. Khi trồng cây mới, người dân thường múc bùn này về để trộn với đất, còn tốt hơn cả phân bón. Nước sông không quá trong, nhìn từ trên xuống thấy mờ mờ đục đục. Đó là do trong nước có chứa nhiều phù sa màu mỡ. Bởi vậy, cây cối hai bên bờ sông tươi tốt lắm. Mấy cây dừa chẳng cần ai tưới hay chăm sóc mà cứ xanh rì, năm nào cũng trĩu quả. Ở trong sông, là cả một thế giới sinh vật phong phú. Không biết là từ nơi nào về hay trước đây từng có người nuôi. Mà sông có nhiều ốc, nhiều cua rồi tôm, cá lắm. Chúng sống thành từng đàn, bao năm nay chưa bao giờ đi hết. Người dân trong làng, cứ mang cái rổ, cái lưới ra sông là có ngay thức ăn cho bữa cơm. Đoạn ven bờ hay nước nông, thì người ta cứ thế lội xuống. Những vùng nước sâu hơn, thì sẽ chèo cái thuyền con, rồi đủng đỉnh buông cần thả lưới. Đoạn bờ sông rộng nhất, là nơi người ta hay mở họp chợ buổi chiều. Lúc đầu chỉ là để bán luôn những sản vật vừa bắt dưới sông lên, nhưng lâu dần người ta bày ra thêm đủ thứ khác nữa, thế là thành cái chợ.
Cuộc sống người dân quê em cứ thế, gắn bó sâu nặng với dòng sông. Từ già đến trẻ, ai ai ở đây cũng từng ra tắm sông, mò ốc. Tuổi thơ chúng em gắn liền với những trưa hè tắm mắt, những chiều đi đãi hến ven sông. Em mong sao con sông này vẫn luôn đong đầy như thế, để tiếp tục nuôi lớn bao tâm hồn trẻ thơ của ngôi làng này.
An toàn giao thông đang là vấn đề được quan tâm và chú ý của toàn xã hội. Với sự phát triển hiện nay, càng ngày số phương tiện tham gia giao thông càng tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông càng nhiều. An toàn giao thông là đảm bảo cho những người tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra. Trên thực tế, hiện tượng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm. Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông tăng lên khiến số người chết và bị thương mỗi năm lên đến hàng trăm ngàn vụ. Nguyên nhân phần lớn là do ý thức người dân quá chủ quan, không đội mũ bảo hiêm, phóng nhanh vượt ẩu, vẫn tham gia giao thông dù uống rượu bia... Một phần nguyên nhân khách quan là do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, có nhiều công trình xuống cấp, nhiều hố ga, ổ gà ổ vịt gây nguy hiểm cho người dân... Hậu quả nặng nề gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người, ùn tắc giao thông tạo ra khói bụi gây ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này, người dân cần tự ý thức được tính quan trọng của an toàn khi tham gia giao thông, nhà nước cũng cần phải có những chính sách tu sửa lại hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá... Như vậy, an toàn giao thông là vấn đề có tính quan trọng và chúng ta hãy cùng hành động, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để có một luồng giao thông quy củ, an toàn góp phần làm cho xã hội phát triển giàu đẹp hơn.
Thời gian ô tô thứ 2 đên B sau khi gặp ô tô thứ nhất là:
105 : 70 = 1,5 (giờ)
Lúc này ô tô thứ nhất còn cách B.
105 – 40 x 1,5 = 55 (km)
Hiệu 2 vận tốc:
60 – 40 = 20 (km/giờ)
Thời gian ô tô 1 chạy với vận tốc 40km/giờ.
55 : 20 = 2,75 (giờ)
Ô tô thứ nhất chạy 40km/giờ với 55km (đến B):
55 : 40 = 1,375 (giờ)
Thời gian ô tô 1 chạy 1/2 quãng đường với vận tốc 40km/giờ.
2,75 + 1,375 = 4,125 (giờ)
Quãng đường AB dài:
40 x 4,125 x 2 = 330 (km)
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng như quá trình hình thành tình đồng chí. Nếu như anh đến từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ ngôi làng “đất cày lên sỏi đá”. Đây đều là những hình ảnh khắc họa nên những vùng đất khắc nghiệt, không thể trồng trọt. Những con người đến từ những vùng đất xa lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ vậy mà họ “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Vì những con người ấy cùng chung một lý tưởng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nhưng không chỉ vậy, những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Nếu chưa từng trải qua cái lạnh giá của buổi đêm trong rừng sâu, chắc sẽ không thể hiểu được khó khăn của những người lính hiện tại. Nhưng không chỉ thiên nhiên khắc nghiệt, họ còn thiếu thốn về vật chất, đến tấm chăn mỏng manh phải san sẻ cho nhau. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được tình cảm gắn bó “tri kỷ” của những người đồng đội. Họ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhất, giống như những người thân trong một gia đình vậy. Hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã cho người đọc thấy rõ những biểu hiện của tình đồng chí. Họ cùng nhau chia sẻ những trăn trở, thiếu thốn. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cuộc sống của người lính thiếu thốn đủ điều: áo rách, quần vá, chân không giày, những cơn sốt rét rừng, cái lạnh buốt của đêm trong rừng đã hành hạ họ. Nhưng trong khó khăn ấy, vẫn ấm áp tình đồng đội: “Thương nhau tay nắm bàn tay”. Hơi ấm từ đôi bàn tay, ở tấm lòng đã sưởi ấm cái giá lạnh. Cặp từ “anh” với “tôi” luôn sóng đôi cho thấy sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng chí đồng đội. Khổ thơ cuối cùng như một cái kết đẹp cho tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh rừng vào buổi đêm vắng vẻ, lạnh giá và thật khắc nghiệt với “sương muối”. Nhưng người lính vẫn đứng đó, bên nhau để “chờ giặc tới” - một tâm thế chủ động đối mặt với cuộc chiến. Dù khó khăn, gian khổ luôn cận kề thì người lính vẫn không chịu khuất phục. Tình cảm đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến. Câu thơ cuối cùng gợi lên một hình ảnh thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” đi cùng nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời của người lính. Bên cạnh hình ảnh tả thực, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đồng đội tồn tại bất diệt trong những năm kháng chiến gian khổ. Có thể khẳng định, Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chính Hữu
Đáp án:
12 số
Giải thích các bước giải:
Theo đề bài, ta sẽ liệt kê được các số:
3003; 3333; 3553; 3663; 5005; 5335; 5555; 5665; 6006; 6336; 6556; 6666
Vậy đáp án là 12 số.
1. Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ vì đã sinh thành và nuôi con khôn lớn trưởng thành. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, con chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn luôn hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình. Con yêu mẹ rất nhiều.