Trần Thị Kim Ngân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Thị Kim Ngân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 :          trong văn bản Cái đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp từ Chu Thị Hảo đã cho ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp trong tâm hồn được ẩn sâu trong con người và thức tỉnh nhờ thiên nhiên như nào.  Có câu "Điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hoặc thậm chí chạm vào - chúng phải được cảm nhận bằng trái tim." Ralph Waldo Emerson thật sự là vậy chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp trong qua mọi hình thức nhưng vẻ đẹp quan trọng nhất được con người ta cảm thụ bằng tâm hồn . Thông qua văn bản của Chu Thị Hảo đã phân tích cho ta thấy rõ được điều đó thông qua nhân vật ông Diểu trong truyện ngắn"Muối của rừng" . Vẻ đẹp trong thay đổi nhận thức của nhân vật đã được tác giả giải thích cụ thể qua những hành động , suy nghĩ của ông Diểu trong truyện . Nhận định về cái đẹp và quan niệm về cái thiện của Chu Thị Hảo luôn là những gì con người ta tiềm kiếm , tác giả đã đưa người đọc vào truyện để có thể cảm nhận sâu hơn về ý nghĩa và vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên . Nhận định "Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, và sau đó bạn sẽ hiểu mọi thứ tốt hơn.” – Albert Einstein cũng đã khẳng định được " Một người như ông Diểu khao khát chinh phục tự nhiên, ý thức được vẻ đẹp của thiên nhiên, có tấm lòng hướng thiện sẽ đón nhận những điều tốt lành trong cuộc đời." của tác giả là đúng khi nhận vật trong truyện đã thức tỉnh được tính thiện lương trong mình thông qua nhiên nhiên và sự đa dạng của nó. Quan niệm về cái thiện trong văn bản cũng là nhận thức in sâu trong tâm trí của nhiều người , không những câu nói của  Albert Einstein mà đa phần mọi người xung quanh chúng ta khi được hỏi cũng sẽ có những nhận định ấy trong đầu. Có nhiều người vẫn cho là thiên nhiên chỉ để phục vụ cho con người, vì vậy mà họ luôn phá hoại mà không biết trận trọng những điều quý giá mà thiên nhiên ban cho . Đó cũng là những hành động được nhiều nhóm trên mạng xã hội phán ánh mãnh liệt và mong muốn hay đổi những nhận thức của người như vậy . trong văn bản tác giả cũng đã cho ta thấy được quan niệm đó "Xưa nay, con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, khẳng định sức mạnh và lòng quả cảm của con người. Thế nhưng tàn sát, hủy hoại thiên nhiên ấy lại là tội lỗi"  và cũng đã phản đối hành vi và suy nghĩ sai lệch ấy . Qua đó ta thấy được văn bản của Chu Thị Hảo không những phân tích vẻ đẹp trong truyện Muối của rừng mà còn mang lại cho ta được nhiều bài học về thiên nhiên cũng như tâm hồn của con người.

Câu 2 :       

                  Có quan điểm cho rằng "Tuổi trẻ cần phải chịu trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống" là hoàn toàn chính xác và có ý nghĩa sâu sắc. Vì thế, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn là nòng cốt của xã hội trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng. Thực tế, thế hệ trẻ không chỉ có khả năng mà còn có nghĩa vụ lớn hơn trong việc bảo vệ và phát triển môi trường sống. 

         Sức trẻ và sự sáng tạo của thế hệ trẻ đã đưa hoạt động bảo vệ môi trường sống lên một tầm cao mới, với nhiều hoạt động ý nghĩa và sáng tạo. Như việc thúc đẩy việc sử dụng giấy tái chế, pin sạc lại và các sản phẩm tự nhiên, giúp tăng cường sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống.

               Để thực hiện mục tiêu này, không chỉ có sự đóng góp từ mỗi cá nhân mà còn đòi hỏi sự hợp tác từ các tập thể, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan. Đặc biệt, hầu hết các tập thể này đều bao gồm thế hệ trẻ đang học tập và làm việc. Vì vậy, sự hợp tác và đồng lòng của thế hệ trẻ trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn, các nhà máy và xí nghiệp cần tiến hành xử lý nước thải và khí thải một cách hiệu quả trước khi đưa ra môi trường. Đồng thời, các xưởng sản xuất và tổ chức cần áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về môi trường sống.

           Tuy nhiên, vẫn còn một phần của giới trẻ hiện nay không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Họ coi môi trường sống là một vấn đề xa xỉ và không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Điều này phản ánh sự thiếu nhận thức và ý thức của họ về vấn đề này, cần phải được điều chỉnh kịp thời. Thế hệ trẻ là nguồn lực quý báu của đất nước, và vì vậy, họ càng phải có trách nhiệm và nỗ lực để bảo vệ môi trường sống của chính mình và cộng đồng. Để thay đổi tư duy này, chúng ta cần tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục và tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc này.

                   Tóm lại, việc bảo vệ môi trường sống không chỉ là trách nhiệm của một nhóm cụ thể mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người, bởi vì môi trường sống là của chúng ta, của tất cả. Vì vậy, mỗi cá nhân, bất kể tuổi tác, đều cần phải có nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường sống, dù là những hành động nhỏ.

câu1: Luận đề của bài văn trên là nói về ý nghĩa của cái đẹp trong truyện ngắn "Muối của rừng "

Vẻ đẹp bình dị của thiện nhiên

Vẽ đẹp của sự hướng thiện

Cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người

câu 2: câu văn thể hiện rõ tính khẳng định trong bài văn

1." Đó cũng là ý nghĩa vẻ đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng”."--> người viết đã khẳng định những ý nghĩa về cái đẹp trong truyện ngắn "Muối của rừng " thông qua bài viết trên

2. "Rõ ràng cái đẹp của thiên nhiên không chỉ đánh thức mĩ quan mà còn khơi dậy nhận thức, suy nghĩ tích cực của ông Diểu về vẻ đẹp của chính nó."--> khẳng định ý nghĩa của vẻ đẹp thiên nhiên khi đã khơi dậy được cái thiện của ông Diểu

3."Thế nhưng tàn sát, hủy hoại thiên nhiên ấy lại là tội lỗi." --> khẳng định cái sai trong suy nghĩ của con người

Câu 4:Việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn" Sự đa dạng của các loài muông thú: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ đối lập với tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con đã đánh thức ông."

Tác dụng của biện pháp trên là làm tăng tính sinh động hấp , gợi hình , gợi cảm của câu. Hình dung được rõ hơn về sự vật ,sự việc sự hiện diện của muông thú

Nhấn mạnh sự muôn màu muôn vẻ của muông thú trong thiên nhiên và cảnh vật hùng vĩ .Tạo nhịp điệu đều đặn ,cuốn hút người đọc .Giúp người đọc tập chung được nguyên nhân đã làm thức tỉnh cái thiện của ông Diểu.

Câu 5: 

         Qua bài "CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP " thông qua Chu Thị Hảo đã cho ta thấy rõ ràng cái đẹp và sự liên kết giữa thiên nhiên và con người trong truyện ngắn "Muối của rừng" . Sự thay đổi màu nhiệm của nhân vật ông Diểu qua hành động , suy nghĩ và cảm xúc khi được tác động bởi đa dạng của thiên nhiên. Cái đẹp được người viết thể hiện cụ thể qua việc phân tích , người viết muốn ta cảm nhận và hiểu rõ ý nghĩa về cái đẹp của thiên nhiên , cái đẹp của con người và cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người qua truyện "Muối của rừng". Chu Thị Hảo không dừng lại ở việc giúp ta hiểu hơn về ý  nghĩa vẻ đẹp trong truyện mà còn cho ta thấy được cái hay trong thiên nhiên , sự đa dạng và cảm xúc của sinh vật cũng không khác gì con người chúng ta . Cùng với đó là sự liên kết cộng hưởng giữa thiên nhiên và con người , cái sai trong nhận thức khi cho gần thiên nhiên chỉ để phục vụ cho sinh vật cấp cao hơn là con người. Người viết đã rất tài tình khi chỉ rõ cho ta thấy về ý nghĩ cái đẹp đồng thời là sự hướng thiện của con qua việc phân tích nhân vật ông Diểu , quan niệm về cái thiện "Một người như ông Diểu khao khát chinh phục tự nhiên, ý thức được vẻ đẹp của thiên nhiên, có tấm lòng hướng thiện sẽ đón nhận những điều tốt lành trong cuộc đời. " đã đưa người đọc đi sâu hơn vào ý nghĩa của truyện.