Đỗ Minh Thiện
Giới thiệu về bản thân
Thầy cô chính là những người lái đò thầm lặng, họ luôn giữ một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim những người học sinh của mình. Em luôn dành cho thầy cô của mình sự kính trọng chân thành nhất. Có một người cô mà em luôn yêu quý và xem như người mẹ thứ hai của mình, đó là cô Phạm Thị Thiêm, cô giáo dạy em năm lớp 2, 3.
Cô Thiêm mang đến cho chúng em ấn tượng bởi sự xinh đẹp và duyên dáng của mình. Dáng người cô mảnh khảnh, cao ráo và đầy nữ tính. Cô có mái tóc dài mượt mà, đen nhánh buông xõa ngang lưng. Nụ cười cô tươi tắn và tràn đầy sức sống, mỗi lần cô cười nhìn vô cùng trìu mến. Ánh mắt của cô thu hút bởi sự trong sáng, trong ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò mình. Mỗi lần đến trường, cô đều chọn cho mình những chiếc áo dài đầy nữ tính, tôn lên vóc dáng gọn gàng, thanh mảnh. Trong những ngày lao động, cô mặc sơ mi và quần tây tới trường, điều đó khiến em rất bất ngờ bởi sự giản dị mà thanh lịch nơi cô.
Không chỉ xinh đẹp, cô Thiêm còn rất ân cần và chu đáo. Nét tính cách ấy khiến chúng em cảm thấy gần gũi và yêu thương cô nhiều hơn. Trong giờ dạy, cô luôn tạo sự thú vị, kích thích sự sáng tạo của chúng em. Mỗi lần có gì không hiểu, cô đều ân cần giảng lại bài một cách tỉ mỉ cho chúng em. Ngoài giờ học, cô như một người mẹ khuyên bảo lũ học trò nghịch ngợm chúng em những lời hay, ý đẹp, để chúng em không còn những bỡ ngỡ, lạ lẫm của tuổi mới lớn. Với học sinh, cô luôn tạo sự gần gũi để chúng em được phát biểu ý kiến, cảm nghĩ của mình. Em luôn cảm nhận được sự tận tâm và nhiệt huyết của mình trong cô.
Cô luôn dành sự quan tâm cho chúng em. Em còn nhớ như in hình ảnh cô nuôi con lợn đất trong lớp để cuối năm có phần quà nhỏ tặng cho những bạn học sinh đạt điểm xuất sắc trong lớp. Năm đó em cũng được nhận quà từ cô, cô bảo: "Em là một học trò ngoan, gia đình con còn những khó khăn, cô luôn biết và hiểu. Cô mong rằng còn sẽ không vì những khó khăn mà chùn bước, hãy gắng hết mình cố gắng để vượt qua, thành công để giúp đỡ ba mẹ mình con nhé".
Những lời nói của cô khiến em xúc động vô cùng, xúc động bởi tình cảm của cô, xúc động bởi những yêu thương mà mọi người dành cho. Có lẽ hôm đó là ngày mà em vui và hạnh phúc nhất.
Cô Thiêm yêu quý của em, giờ đây khi gặp những lứa học sinh mới, em vẫn luôn tin rằng có vẫn nhớ mãi hình bóng nhỏ học sinh bé bỏng này. Cô biết không, mãi mãi trong đời mình còn luôn biết ơn cô, con sẽ nhớ mãi những lời cô dặn, những động viên mà cô đã dành cho em. Em hứa sẽ cố gắng trưởng thành mỗi ngày để từng bước vươn tới thành công, không phụ những công ơn dạy dỗ của cô.
Hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác mang trên vai sứ mệnh lịch sử. Sứ mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trao cho Người với trách nhiệm là người tìm đường, người mở đường và là người dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam sau nhiều phen sóng gió, thăng trầm của lịch sử.Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ của lịch sử là thực tiễn sinh động minh chứng hùng hồn con đường mà Bác Hồ tìm ra, giới thiệu cho lịch sử và để lịch sử lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.
Người tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 và mất năm 1969 ,Người được sinh ra một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và nhận ra,các vị anh hùng đi trước đã đi sai hướng để bảo vệ dân tộc, Tổ quốc nên Người quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Người đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.
Lịch sử ngày càng lùi xa nhưng với tất cả cống hiến lớn lao của Người trong hành trình đặc biệt đó, vì nước, vì dân đã trở thành một tài sản tinh thần to lớn và vô giá của dân tộc Việt Nam.Nhân dân Việt Nam mãi luôn ghi nhớ trong lòng hình ảnh Người lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc. Dù cho năm tháng qua đi, lớp lớp thế hệ nối tiếp nhưng công ơn to lớn của Người mãi trường tồn.
Công lao của Bác không ai sánh bằng, Người đem lại đọc lập dân tộc cho Tổ quốc, vì nước vì dân mà hi sinh tất cả.Mỗi khi nhắc đến Bác , nhiều người vẫn không khỏi xúc động trước tình yêu nước nồng nàn và tình yêu thương dân sâu nặng của Bác.Cũng như biết ơn sự hi sinh trong thầm lặng, vì nước vì dân của Người.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.Khiến cho nhiều học sinh chúng không khỏi biết ơn công lao tìm đường đi cứu nước của Người. Là một học sinh chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt và làm theo năm điều Bác Hồ dạy để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Điều đó được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học, trong đó có “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.
Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính - dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi bốn mươi. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay tròn tám mươi tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Có thể thấy rằng, nhân vật dì Bảy mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy sinh, tấm lòng thủy chung son sắc. Dượng Bảy và dì Bảy chỉ mới kết hôn được một tháng, đây là giai đoạn tình cảm vợ chồng vẫn còn mặn nồng, gắn bó. Dù vậy, dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng tập kết ra bắc, đôi người đôi ngả. Ở đây, có thể thấy được sự hy sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước. Dì đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hạnh phúc của cá nhân. Điều đó khiến người đọc thêm cảm phục trước tấm lòng của nhân vật này.
Không chỉ vậy, dì Bảy còn là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Trong những năm xa cách, dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. Mỗi khi nhận được thư của chồng, dì lại cảm thấy hạnh phúc, hy vọng đến ngày được đoàn tụ. Hình ảnh khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Dượng Bảy đã hy sinh, ngày hòa bình lặp lại, dì đã bốn mươi tuổi, nhưng vẫn có người đàn ông để ý đến dì. Dù vậy, lòng dì Bảy đã không còn rung động. Dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời.
Có thể thấy rằng, dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam thuở còn chiến tranh. Từ đó, chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Từ đó, mỗi người cần có thái độ tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.
Qua nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà, tôi đã học được thêm bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, tôi cũng cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.
Ta có thể phát hiện ra sự tồn tại của từ trường bằng cách dùng kim nam châm.
Đưa kim nam châm vào vùng không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì nơi đó có từ trường.