Đào Mai Phương
Giới thiệu về bản thân
Nguyệt xuất hiện thông qua lời kể của một người lính lái xe tên là Lãm, người có chị gái tên là Tính là một nữ công nhân ở công trường cầu Đá Xanh. Chị đã làm mai mối cho Lãm với một cô gái tên là Nguyệt mà chị rất ưng bụng cho làm em dâu. Thế nhưng vì chiến tranh, vì mỗi người đều có một nhiệm vụ khác nhau mà Lãm và Nguyệt chưa từng có một lần "xem mặt" chính thức. Bẵng đi cả một thời gian mấy năm trời, thậm chí đến bản thân Lãm cũng sắp quên cái việc mối mai này thì bất ngờ trong một chuyến xe đi qua cầu Đá Xanh, anh lái phụ "vượt quyền" cho một cô gái đi nhờ. Lãm chính thức gặp mặt Nguyệt, cô gái mà vốn trước đó đọc thư của chị Tính anh đã rất cảm động vì sự đợi chờ của nàng dành cho mình suốt mấy năm trời đằng đẵng, dù chưa một lần gặp mặt.
Ban đầu bản thân nhân vật Lãm không hề biết cô gái anh gặp là Nguyệt, người anh dự định sau chuyến xe này sẽ đến thăm. Ngoại hình của nhân vật Nguyệt được Nguyễn Minh Châu dựng lên một cách thật ý nhị và hấp dẫn, độc giả nhận ra vẻ đẹp của cô gái đầu tiên không phải là từ khuôn mặt mà ấy là từ đôi chân "một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá". Sự đẹp đẽ chỉn chu đến tận gót chân ấy đã cho người đọc một cảm nhận rằng Nguyệt là cô gái rất tinh tế, tỉ mỉ và biết cách chăm sóc bản thân, dẫu lỡ như khuôn mặt cô không xinh đẹp đi chăng nữa, thì cũng ắt là người duyên dáng, dịu dàng. Khi nhân vật Lãm từ gầm xe lên, chính thức chạm mặt Nguyệt anh đã ấn tượng với cô bởi "một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, giọng nói và tấm thân mảnh dẻ", lại "mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay trông thật nhẹ nhàng". Chỉ từng ấy câu chữ nhưng cũng đủ làm người ta mê say cái vẻ đẹp thơ mộng hiếm có của cô gái, hệt như một bông hoa sen giữa chiến trường khắc nghiệt. Đó là một vẻ đẹp trong ngần, tràn đầy sức sống tươi trẻ của một cô gái độ hai mươi tuổi đầu, một vẻ đẹp hiếm có giữa hàng ngàn nữ công nhân của ngầm Đá Xanh, thảo nào chị Tính lại sốt ruột giành về cho em trai như thế. Không chỉ ở ngoại hình, đến cả giọng nói hay cử chỉ hành động của Nguyệt cũng thật duyên dáng, yêu kiều biết bao, cô nói chuyện rất kiêng dè, lễ phép và đối đáp mạch lạc với anh lái xe chỉ mới quen. Ở những câu nói của cô gái, người ta thấy được sự trẻ trung, thông minh và sự dịu dàng, đáng yêu ví như việc cô hỏi về chiếc đèn "quả dưa" hay "quả táo", rồi việc cô kể những những cô Nguyệt trong đoàn công nhân một cách thật thà. Hoặc những lúc cô bối rối giải thích về sự lồi lõm của những con đường mà tổ đội cô chịu trách nhiệm tu sửa, san bằng. Bấy nhiêu câu chuyện ấy cũng để thấy được cái tâm hồn trong sáng, chân thật của cô gái trẻ, nó góp thêm vào cái vẻ đẹp như hoa như sương khiến cho chàng chiến sĩ lái xe vốn tự nhận mình là "già đời trong nghề lái xe" bâng khuâng đến độ nhận nhầm trăng thành pháo sáng. Dẫu thoải mái, vô tư và hồn nhiên, nhưng người ta vẫn thấy ở Nguyệt tính cách e lệ, giữ kẽ của một thiếu nữ chưa chồng, cô cố ý ngồi sát mép cửa, chiếc làn ôm gọn trong lòng, để lại giữa Lãm và cô một khoảng trống lớn, đồng thời không quên ngắm trong buồng xe bằng một cặp mắt rụt rè và tò mò. Không chỉ như vậy, ở Nguyệt ta còn thấy một sự tự tin và lòng nhiệt thành toát lên từ tâm hồn, gặp đoạn đường khó đi và tối cô động viên anh lính lái xe bằng câu "Anh cứ yên tâm, đoạn đường này em quen lắm". Và đúng là cô quen thật, Nguyệt liên tục chỉ lối cho Lãm lái xe, thỉnh thoảng có đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu quá cô phải xuống "xi nhan" cho anh kéo lên. Vốn dĩ cô gái sẽ xuống xe trước khi qua sông, thế nhưng với tấm lòng nhiệt tình "anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư", cô quyết giúp đỡ anh lội qua con sông tối om, nguy hiểm này.
Cũng từ đây một vẻ đẹp khác của Nguyệt dần hiện ra trước mắt độc giả, sự lanh lẹ, kiên cường, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu.
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành
Hai câu đề của tác phẩm mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thái độ sống thanh cao, lối sống an nhàn không bon chen nơi nhà thơ Nguyễn Trãi.
Bảo kính cảnh giới” bài 9 đem đến cho người đọc về cách sống, lối sống của những con người thanh cao luôn biết lựa chọn lối sống phù hợp giữa thời thế đảo loạn.Tác phẩm đã mang đến cho ta những chiêm nghiệm về đời về thái độ sống an nhàn không bon chen. Bài thơ đã thể hiện đúng phong cách của nhà thơ Ức Trai, tạo lên những giá trị riêng để lại ấn tượng những ấn tượng khó phai nhạt trong lòng chúng ta.
giúp tác giả thể hiện những chiêm nghiệm về đời về người, miệng đời thế gian và lòng người không phải ai cũng thẳng thắn, chính trực, đôi khi cũng như lưỡi chông mác sắc bén có thể gây tổn thương, đau đớn cho chúng ta.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ptbd :biểu cảm
a) 1s22s22p63s23p64s2
b)ô thứ 20, nhóm IIA, chu kì 4
c) là kim loại, ko phản ứng đc với HCL, H2so4
d) là canxi (calcium)