Doãn Bạch Dương
Giới thiệu về bản thân
rong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em đặc biệt yêu thích câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
Câu chuyện kể về thời điểm cách đây rất lâu rồi. Lúc ấy, tại mảnh đất của nước ta hiện nay, đã có một cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Một người là rồng thần, một người là tiên nữ. Họ tình cờ gặp gỡ và đem lòng yêu thương nhau. Như bao đôi lứa khác, hai người kết hôn với nhau, cùng trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai, sinh ra một bọc trăm trứng. Sau này nở thành một trăm người con hồng hào khỏe mạnh. Nhưng lúc ấy, Lạc Long Quân bắt đầu cảm thấy cơ thể trở nên bất ổn. Bởi ông vốn là rồng, không thể sống mãi trên cạn được. Vì vậy, tuy không đành lòng, nhưng hai vợ chồng vẫn phải chia xa. Một trăm người con cũng chia thành hai nhóm. Năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên non. Những người con theo mẹ Âu Cơ lên non, đã thành lập một đất nước của riêng mình. Đó chính là tổ tiên của người Việt ta.
Từ đó, câu chuyện Con Rồng cháu Tiên đã giải thích về nguồn gốc của người Việt Cổ. Đó chính là lý do mà nhân dân ta luôn tự hào rằng mình chính là con cháu Tiên Rồng.
Đây là ngắn nhất rồi ạ!
Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt – tức vùng đất Bắc Bộ bây giờ có một vị thần thuộc loài rồng, tên gọi Lạc Long Quân, vốn là con trai của thần Long Nữ. Lạc Long Quân là vị thần khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường, tấm lòng nhân hậu. Do vậy, thần thường lên cạn dạy cho nhân dân cách trồng trọt, cách ăn ở và thần thường diệt trừ yêu quái giúp nhân dân.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông. Âu Cơ là một nàng tiên vô cùng xinh đẹp, lại thích đi đó đây, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nên nàng tìm đến thăm. Tại đây, Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, họ nảy sinh tình cảm và nhanh chóng kết duyên vợ chồng. Họ sống cùng nhau hạnh phúc tại cung điện Long Trang. Một thời gian sau, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, thật kì lạ làm sao, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Những chiếc trứng ấy nở ra một trăm người con trai khôi ngô tuấn tú và vô cùng khỏe mạnh. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi ,ắt hẳn vì chúng mang trong người dòng máu của Tiên, của Rồng. Lạc Long Quân vốn họ rồng, không quen sống trên cạn nên đã từ biệt vợ con trở về với biển cả. Sau một khoảng thời gian không thấy chàng trở lại, Âu Cơ bèn gọi chồng lên gặp mặt. Tại đây, chàng trình bày rõ mong muốn được sống ở đại dương bao la, không thể tiếp tục mối duyên vợ chồng với nàng được nữa. Chính vì thế, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia đôi đàn con của mình, năm mươi con theo cha xuống biển, còn năm mươi con ở lại trên đất liền cùng với mẹ, cùng nhau cai quản bốn phương.
Người con trai cả của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, đất nước Văn Lang tồn tại đến mười tám đời Vua Hùng, giúp cho đất nước thuở ấy trở nên phồn vinh và thịnh vượng.
Truyền thuyết này là một cách giải thích về nguồn gốc của con người Việt Nam, đã góp phần lí giải tại sao người Việt lại tự hào xưng mình là “Con Rồng cháu Tiên”.
Theo bài ra, ta thấy hiệu là 1 phần, tổng là 5 phần và tích là 24 phần
=> số lớn là: ( 5+1) : 2 =3(phần)
số bé là: 3-1=2(phần)
vậy số bé = 12 lần tích
ta có
tích = số lớn.số bé
tích =12.số bé
=> số lớn là 12
số bé là: 12:3.2=18