

Trần Đăng Khôi
Giới thiệu về bản thân



































Điều đáng sợ nhất đối với mỗi người là mỗi ngày thức dậy. Và nhận ra trong cuộc sống mình không có người và điều gì để chờ đợi, cố gắng.
2
Nghệ thuật đồng nghĩa với sáng tạo. Nghệ sĩ là kẻ làm công việc “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). Viết văn là một quá trình khai phá những vỉa quặng của cuộc đời nhưng mỗi thứ kim loại quý hiếm nhà văn tìm thấy lại lấp lánh một sắc màu riêng biệt. Có phải đó là sắc màu của những hình tượng nhân vật điển hình được nhà văn nhặt nhạnh ở cuộc đời, nhào nặn trong tư tưởng và đưa vào tác phẩm dưới lớp áp chủ quan độc đáo? . Truyện ngắn "Thuốc tiên" của tác giả Cao Xuân Sơn là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn, khéo léo khắc họa tình cảm gia đình thiêng liêng qua những chi tiết đời thường giản dị.
Nhà văn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, với biệt danh “Chàng cao bồi với ánh mắt trẻ thơ,” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc qua những tác phẩm hướng về trẻ em với tình cảm chân thực và đầy ý nghĩa. Truyện ngắn “Thuốc tiên” là một trong số đó, kể lại câu chuyện xúc động về tình cảm bà cháu gắn bó và thắm thiết, qua đó khắc họa những giá trị nhân văn sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh bà nội và hai chị em Quỳnh An, Quỳnh Chi. Sau khi ông nội qua đời, bà nội trở nên buồn bã và già đi trông thấy. Những đêm bà kể chuyện cho hai cháu dưới gốc cây hoa sứ dần thưa đi, để lại khoảng trống trong cuộc sống của cả bà và hai đứa trẻ. Cây hoa sứ trong góc sân nhà không chỉ là một chi tiết bình thường, mà còn là nơi lưu giữ kỷ niệm và trở thành biểu tượng cho tình cảm gia đình ấm áp. Tuy nhiên, hai chị em ban đầu không nhận ra giá trị của những bông hoa trắng rụng dưới gốc cây, thậm chí cảm thấy bực mình vì phải quét dọn thường xuyên. Hình ảnh hoa sứ rơi rụng tự nhiên chính là ẩn dụ sâu sắc về quy luật sinh – tử của con người: cuộc đời mỗi người giống như bông hoa, nở rộ rồi cũng đến lúc tàn phai.
“Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm của người đọc”. Nhà văn lấy tư liệu từ hiện thực để xây dựng nên hình tượng điển hình và đặt vào đó tư tưởng thẩm mĩ của mình. Nhân vật bà nội hiện lên với hình ảnh người bà giàu tình yêu thương và đức hy sinh. Dù tuổi cao sức yếu, bà vẫn âm thầm dậy sớm nhặt hoa sứ để làm thuốc trị bệnh cho mình, không nỡ đánh thức hai cháu đang say giấc. Qua đó, ta thấy được tấm lòng bao dung và sự tận tụy mà bà dành cho các cháu. Khi hai chị em mang về những bông hoa sứ gom nhặt từ sân trường và sân chùa, bà nội đã không giấu nổi sự xúc động. Đối với bà, hai đứa cháu ngoan ngoãn chính là "liều thuốc tiên" quý giá nhất, chữa lành mọi mệt mỏi và đau đớn tuổi già.
Mỗi người nghệ sĩ khi sáng tạo mang trong mình một nhiệt huyết sáng tạo cháy bỏng và con mắt tinh nhạy, nhìn hiện thực cuộc sống với con mắt của người đầu tiên; đặc biệt là “sống toàn tim, toàn trí, toàn hồn – sống toàn thân và thức nhọn giác quan” để xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa, ẩn chứa bao điều huỵền diệu, sâu sắc về nhân sinh. Tác giả đã biểu đạt tình cảm của hai chị em dành cho bà cũng vô cùng sâu sắc và đáng trân trọng. Khi nhận ra sự vất vả của bà, hai chị em cảm thấy có lỗi và quyết tâm làm gì đó để giúp bà. Suy nghĩ ngây thơ rằng hoa sứ có thể chữa bách bệnh cho bà thể hiện tình yêu chân thành, vô tư mà hai đứa trẻ dành cho người bà của mình. Hành động gom nhặt hoa sứ, không quản loại nào, chỉ với mong muốn bà khỏe mạnh hơn, chính là minh chứng rõ ràng cho lòng hiếu thảo của hai chị em.
Tác phẩm sử dụng hình ảnh hoa sứ như một biểu tượng giàu ý nghĩa. Hoa sứ trắng rơi rụng gợi lên vẻ đẹp mong manh của thời gian và ký ức, đồng thời cũng là sợi dây liên kết những thế hệ trong gia đình. Mùi hương quen thuộc của hoa sứ hòa quyện cùng mùi quết trầu của bà nội gợi lên một không gian ấm áp, gần gũi, chứa đựng những tình cảm gia đình giản dị nhưng sâu sắc.
Cốt truyện giản dị nhưng đong đầy cảm xúc, được xây dựng từ những chi tiết đời thường như mùi hương hoa sứ, mùi trầu của bà, hay những câu chuyện kể đêm trăng, đã tạo nên sức hút riêng biệt cho truyện. Ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên, giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được không khí gia đình đầm ấm, tình yêu thương và sự gắn bó giữa các thế hệ.
Qua “Thuốc tiên”, Cao Xuân Sơn không chỉ kể câu chuyện tình bà cháu mà còn gửi gắm thông điệp nhân sinh sâu sắc: tình cảm gia đình là "liều thuốc tiên" kỳ diệu nhất, giúp con người vượt qua mọi khó khăn và mệt mỏi trong cuộc sống. Truyện nhắc nhở chúng ta biết trân trọng và giữ gìn những giá trị yêu thương, bởi đó là nền tảng tạo nên ý nghĩa và hạnh phúc thực sự trong cuộc đời.
Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khoá hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước. Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lấy tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người lớn. Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích hơn nữa.
Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.
Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.
thấy kì lạ buồn chán bởi vì tui sắp thi lớp 10 rồi mà bỏ học thêm thì mất đi những buổi ôn tập để thi cho đỡ lo
lý do:
1. **Thiếu hiểu biết khoa học**: Một số người có thể thiếu kiến thức khoa học cơ bản về hình dạng của trái đất hoặc không tiếp xúc với các thông tin khoa học chính thống. Họ có thể không hiểu hoặc không tin vào những bằng chứng từ các lĩnh vực như thiên văn học, vật lý học hay địa lý.
2. **Ảo tưởng do cảm giác cá nhân**: Trái đất có thể không có cảm giác cong rõ rệt khi chúng ta nhìn thấy từ mặt đất, đặc biệt là khi đứng ở những khu vực rộng lớn như biển hay đồng bằng. Cảm giác về một mặt đất phẳng có thể khiến người ta nghi ngờ rằng trái đất thực sự là hình cầu.
3. **Tin vào các lý thuyết âm mưu**: Một số người tin vào thuyết Trái Đất phẳng vì họ cho rằng các tổ chức lớn hoặc các chính phủ đã "che giấu sự thật" về hình dạng của trái đất. Họ tin rằng thông tin về Trái Đất tròn là một phần của âm mưu.
4. **Ảnh hưởng của truyền thông và cộng đồng**: Các cộng đồng trên mạng và truyền thông xã hội có thể tiếp tục lan truyền những quan điểm sai lệch. Một số người tìm thấy sự xác nhận trong các cộng đồng tin vào thuyết Trái Đất phẳng, từ đó củng cố niềm tin của họ.
5. **Sự hoài nghi đối với khoa học chính thống**: Một số người có xu hướng hoài nghi về các phát hiện khoa học chính thống và có thể đặt câu hỏi về những lý thuyết đã được xác nhận qua nhiều thế kỷ.
32%
Em lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ, em lớn lên trong sự dạy bảo nghiêm khắc của cha và em cũng lớn lên trong cả những câu chuyện cổ tích của bà nữa. Và trong tất cả những người thân trong gia đình, bà chính là người mà em vô cùng yêu quý và cũng hết mực kính trọng – người đã mở cánh cửa thần tiên đưa em vào thế giới cổ tích xinh đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế chiều. Bà có nước da hồng hào cùng khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Bà có mái tóc ngắn rất mỏng, thuần một màu cước trắng. Ông em nói ngày còn trẻ, tóc bà dày và dài lắm, giống như một thác nước vậy. Trông bà hiền hậu như một bà tiên bước ra từ trong những trang truyện cổ tích. Trên khuôn mặt phúc hậu có những chấm đồi mồi bé, bà bảo ai có những chấm ấy trên mặt thì sẽ sống được rất lâu.
Đôi mắt của bà đã sớm phủ một lớp sương mờ của thời gian nhưng chỉ cần đeo kính lên là bà nhìn rõ lắm. Trong đôi mắt ấy là cả một khoảng trời yêu thương bà dành cho con cháu, nó như biết nói biết cười, biết an ủi, biết sẻ chia mỗi khi chúng em buồn và biết cổ vũ mỗi khi chúng em vui. Bà em có giọng nói dịu dàng và hiền hòa. Mỗi lần bà hát ru cho em nghe hay kể chuyện cổ tích, em lại như được bước vào trong thế giới huyền diệu bởi giọng nói của bà.
Từ ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em chưa thấy bà nổi nóng mắng ai hay cãi nhau với ai cả. Bà em hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc, mỗi khi em mắc lỗi bà thường nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm để em sửa sai chứ không đánh mắng em. Gọn gàng và sạch sẽ là một trong những đức tính tính tốt đẹp của bà, bà lúc nào cũng luôn miệng nhắc nhở em phải giữ cho phòng ốc gọn gàng, sạch sẽ thì khi bị mất thứ gì đó việc tìm lại sẽ không mất nhiều thời gian và công sức.
Bà em có sở thích trồng hoa và lên chùa tụng kinh niệm phật. Bà bảo Đức Phật luôn dạy người ta phải biết tích đức, hướng thiện tránh làm điều xấu xa, vậy nên chiều nào bà cũng cùng các già làng tay đeo tràng hạt, mặc áo dài nâu vào chùa. Ngôi nhà nhỏ nhắn của gia đình em cũng nhờ bàn tay khéo léo của bà mà luôn tràn ngập hương thơm cùng ánh sáng mặt trời, những bông hoa với đủ màu sắc khác nhau tô điểm: hoa nhài màu trắng tinh khôi như những bông tuyết khi mùa đông tràn về, những nàng hoa hồng nhung kiều diễm tự hào khoe bộ váy rực rỡ của mình dưới ánh nắng mặt trời.
Bà em còn có sở thích đan khăn cùng mũ len cho mỗi người thân trong gia đình khi đông đến, mùa đông lạnh thật lạnh mà được quàng trên cổ chiếc khăn len bà đan thì ấm áp biết bao, giống như vòng tay của bà đang âu yếm ôm lấy mình vậy. Bà em là một nhà tư vấn tâm lí đích thực đấy nhé, người trong xóm ai có chuyện vui chuyện buồn gì đều sang chia sẻ với bà em để tìm lời giải đáp cho vấn đề của mình. Có lẽ bởi vì bà là người ngoài cuộc nên thấy rõ những điều mà người trong cuộc sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy. Mỗi khi ai có chuyện buồn, đau ốm bà đều đến tận nơi thăm hỏi động viên, món quà dù không nhiều nhặn gì, chỉ là cân cam hay chục trứng nhưng mọi người đều hiểu rõ đó là tất cả tấm lòng chân thành bà dành cho họ.
Em từng có một lần, chỉ một lần duy nhất làm bà buồn lòng, đó là làm vỡ chiếc lọ hoa mà ông nội rất quý, tuy bà đã không trách cứ khi em thành thực nhận lỗi nhưng em có thể cảm nhận được nỗi buồn của bà. Em đã tự hứa với bản thân mình sẽ luôn cố gắng ngoan ngoãn hơn để bù đắp phần lỗi lầm ngày hôm ấy.
Em yêu bà em nhiều lắm, em chỉ mong bà có thể mạnh khỏe mà sống thật lâu với con, với cháu để em có thể một lần nữa nằm vào trong lòng mà nghe bà kể những câu chuyện dân gian từ thời xa xưa.