Lê Nguyễn Duyên
Giới thiệu về bản thân
Em xin gửi cô ạ:
Tựa sách: Đất rừng phương Nam
Khối : 5
Tóm tắt: An là một cậu bé sống cùng gia đình ở Tây Nam Bộ sau Cách mạng Tháng Tám. Khi giặc Pháp quay trở lại chiếm Nam Bộ, An theo gia đình chạy giặc về nông thôn và có một cuộc sống êm đềm ở đó. Một lần mải chơi, cậu đã bị lạc mất gia đình nhưng may thay, lại gặp được một bác tài công già và anh học sinh trường Cô - le trên đoàn thuyền vận tải quân lương của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và được họ cho đi theo. Khi đoàn thuyền đậu ở một xóm chợ nhỏ tên là Ngã Ba Kênh, nhân lúc anh học sinh Cô - le xuống chợ, An đã xuống thuyền đi xem xiếc, do mải xem nên bị lạc mất đoàn thuyền. Thương cậu bé tứ cố vô thân, dì Tư Béo - chủ quán rượu ở Ngã Ba Kênh đã cưu mang cậu và cho cậu làm hầu bàn trong quán của dì. Tại quán, An đã gặp: lão Ba Ngù, ông Huỳnh Tấn và anh Sáu tuyên truyền là Việt Minh, các anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm bán mắm dọc các bờ kênh, ông già bán rắn và thằng Cò con ông. Tình cờ biết rằng vợ chồng Tư Mắm là Việt gian sau khi xem lén mụ Tư Mắm viết sổ, An bị phát hiện nên chạy trốn, bọn gián điệp đốt rụi quán dì Tư rồi bỏ đi. Định đưa cậu bé lên Thới Bình sống nhưng An từ chối, dì Tư đành chèo thuyền tới đó sống một mình. Trước đó, ông già bán rắn đã bỏ quên chiếc túi ở bờ sông khi rời đi. An nhặt được chiếc túi, lần theo bờ sông mà tìm được cha con ông già và chú Võ Tòng. Ông già nhận cậu bé làm con nuôi, tuy nghèo nhưng tía má nuôi của An coi cậu như con đẻ. An được đi câu rắn, đi lấy mật và học được nhiều điều mới lạ. Khi theo tía nuôi đi lấy mật, giặc đốt rừng nên hai tía con phải lênh đênh vài ngày trong rừng trước khi về được nhà. Khi về nhà thì được tin chú Võ Tòng đã bị giặc bắn chết rồi. Chuyện là lão Ba Ngù bị giặc bắt, bị mua chuộc dụ dỗ nhưng lão không nghe, chú đi giết giặc và giết được một tên lính Pháp và một tên Việt gian. Nhưng chú bị mụ vợ Tư Mắm chỉ điểm và bị bắn chết cùng ngày. Tía nuôi An giết mụ Tư Mắm trả thù cho chú Võ Tòng. Chẳng lâu sau thì U Minh Thượng bị chiếm đóng, gia đình nuôi của An phải lênh đênh tới những vùng U Minh Hạ, Sróc Miên (tại đây thì tía nuôi An gia nhập phường săn cá sấu), chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì Tư Béo và cuối cùng, theo du kích, cầm súng bảo vệ đất nước.
Nhân vật trong sách: An, dì Tư Béo, chú Võ Tòng, thằng Cò, vợ chồng Tư Mắm, tía nuôi An, má nuôi An
Em thích nhất phần cuối khi An đi theo du kích vì:
- Cho thấy tinh thần yêu nước sục sôi trong trái tim người dân Việt khi đất nước lâm nguy
- Một kết thúc có hậu cho câu chuyện
- Chứng tỏ ý thức của người công dân về trách nhiệm của mình với đất nước
Em thích câu chuyện này vì:
- Phản ánh chân thực thiên nhiên và con người đất Nam Bộ
- Miêu tả hay, sinh động, dễ hình dung, hình ảnh giàu cảm xúc, phản ánh đầy đủ tính cách của nhân vật
- Có những bước ngoặt bất ngờ, tăng phần hứng thú cho người đọc
- Nội dung câu chuyện khơi gợi sự tò mò của người đọc về những gì xảy ra tiếp theo
- Giúp người đọc hiểu thêm về văn hóa Nam Bộ
Em đánh giá sách này 5 sao.
Tham khảo nhé (xin lỗi, bài của tớ trình bày theo kiểu nghị luận nên hơi dài, tớ viết trên Word nên nó mới thế này nhé):
Trước sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống, nhịp sống trước kia dần trở nên hối hả. Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng ta không phải lặn lội đường xa chỉ để gặp nhau một buổi, giờ đây chúng ta có thể nhắn tin cho nhau qua những chiếc điện thoại hay máy tính, không mất công viết thư. Vì vậy mà người ta lãng quên những truyền thống quý báu của dân tộc, cho rằng đó là lạc hậu. Có người nói rằng nên phát huy những truyền thống này.Vậy quan niệm nào là đúng, sai?
Theo tôi, trước tiên chúng ta nên nhớ đến công lao của cha ông. Họ đã đi trước chúng ta nhiều thế hệ, cuộc sống của họ nghèo hơn cuộc sống bây giờ của chúng ta rất nhiều. Họ chất phác, thật thà chứ không mánh khóe, khôn lỏi như một số người chúng ta bây giờ. Cuộc sống nghèo khó đã giúp cha ông đúc kết nên những bài học quý báu truyền lại cho chúng ta. Tại sao tôi dùng từ “quý báu” ở đây? Tôi có thể lược nó đi hay thay thế nó bằng một số từ ngữ khác, nhưng những truyền thống của cha ông là những truyền thống rất tốt đẹp, đáng để chúng ta học tập chứ không cổ hủ hay mê tín dị đoan, vì vậy tôi mới dùng từ “quý báu”. Có thể kể đến như “Lá lành đùm lá rách”. Câu thành ngữ này muốn nhắn nhủ con người phải biết đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì được thấm nhuần vào máu những tư tưởng tốt đẹp nên con người Việt Nam không bao giờ lãng quên nhau, luôn luôn sống đẹp, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau. Đó là vì sao chúng ta nên phát huy truyền thống: vì đó là những truyền thống dạy ta cách sống đẹp, sống có ích, đáng học tập.
Những truyền thống này cũng góp phần làm nên lịch sử. Thí dụ như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này dạy chúng ta phải biết hợp tác chặt chẽ lúc làm việc chung, biết đoàn kết tương trợ. Nếu không được thấm vào óc tư tưởng này, làm sao chúng ta có thể đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới như Pháp, Mĩ? Những chiến thắng lẫy lừng ấy được làm nên từ sự đoàn kết, hợp tác của quân dân Việt Nam. Hay sau Cách mạng tháng Tám, nếu dân tộc ta không đoàn kết, không có tinh thần “Thương người như thể thương thân” thì làm sao chúng ta có thể đưa đất nước khỏi hiểm nghèo? Đó là vì mỗi người đều thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp của cha ông truyền lại. Tuy mỗi đạo lí khác nhau và đôi lúc không dây mơ rễ má gì với nhau nhưng lại góp phần làm nên cuộc sống ngày nay. Tôi xin nói thêm: không có đạo lí, có truyền thống thì không có lịch sử. Vì lịch sử là từ những con người đã thấm nhuần đạo lí ấy mà ra.
Nguyên nhân thứ ba khiến tôi đồng tình với quan điểm phát huy truyền thống là vì nếu không có nó, Việt Nam sẽ chẳng thu hút được nhiều khách du lịch đến thế. Những điều khiến khách du lịch ấn tượng với một nơi nào đó bao gồm thiên nhiên, văn hóa, bản sắc và con người. Vì đã hấp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông, con người Việt Nam ý thức được rằng có thân thiện, mến khách thì mới có người muốn tìm hiểu. Nếu không được dạy bảo những truyền thống ấy, người Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài sẽ không còn là “thân thiện, mến khách, nhiệt tình”. Hơn nữa, những truyền thống cũng là một phần bản sắc của dân tộc, phát huy chúng chứng tỏ chúng ta luôn hướng về cội nguồn, về quê hương và có lòng tự tôn dân tộc. Sẽ luôn là đúng khi giữ gìn bản sắc dân tộc trừ phi những truyền thống ấy mang tư tưởng cổ hủ, hẹp hòi, khi ấy chúng sẽ không đáng để học tập
a. 240kg gạo chiếm số phần trăm số gạo là:
100% - 40% = 60%
Cửa hàng có số ki - lô - gam gạo là:
240 : 60 x 100 = 400 (kg)
b. Cửa hàng còn lại số ki - lô - gam gạo là:
400 - 240 = 160 (kg)
Đ/s: a. 400kg gạo; b. 160kg gạo
Trong cuộc sống, mọi người không thể thiếu tôi - một chiếc bao bì ni lông. Khi mua sắm, mọi người đều dùng tôi để đựng những đồ mua được. Đó là công việc hằng ngày của chúng tôi - chỉ để đựng đồ, ngoài ra không còn công dụng gì khác. Lúc đầu, sau khi tạm biệt nhà máy và về với một gia đình thương nhân, tôi cảm thấy mình rất hữu dụng. Mỗi khi có ai đó đưa chúng tôi từ nhà máy về, chúng tôi cảm thấy mình thật sự có ý nghĩa. Tôi cũng tin rằng mình sẽ rất hữu ích. Nhưng rồi tôi phát hiện ra mình đã làm hại biết bao người. Gia đình thương nhân đã đưa tôi về với họ từ nhà máy kia đã vứt bỏ tôi khi tôi chỉ mới được sử dụng một lần. Trong cái thùng rác hôi thối, từng thứ rác chen chúc nhau, những anh chai lọ có gan nhất chiếm lấy những chỗ thoải mái nhất, những anh em bao bì chúng tôi thì ở tận đáy thùng rác - một nơi tối tăm và khó ở. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ai nấy đều phải bịt mồm bịt mũi. Rồi sau bao ngày tháng ở trong cái thùng rác ghê tởm ấy - tôi không biết là bao ngày nữa, chúng tôi được đưa về nhà máy. Tôi cảm thấy dễ chịu biết bao! Nhưng sau đó một tai họa lại ập đến với tôi.
Chúng tôi bị chôn dưới lòng đất không biết đã bao nhiêu năm rồi. Mọi người sẽ ngạc nhiên - chúng tôi rất khó phân hủy và phải mất hàng nghìn năm chúng tôi mới biến mất. Loài người không còn cách nào khác phải đốt chúng tôi. Đốt chúng tôi sẽ tạo ra khí thải chứa đi - ô - xin rất độc hại. Khói bay lên sẽ phá hoại tầng ô - dôn - lớp khí quyển hấp thu 90% tia tử ngoại của mặt trời, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của cây cối, mùa màng, giúp con người có cuộc sống ấm no. Đó là những điều tôi được biết về tác hại của việc đốt chúng tôi - tôi không bị đốt mà bị lẫn vào đất. Mọi người không biết tôi đã làm một việc kinh khủng như thế nào đâu! Tôi đã thay đổi tính chất vật lý của mẹ Đất, khiến mẹ Đất tội nghiệp bị xói mòn. Mẹ Đất đã bị mất hết chất dinh dưỡng và nước, khiến những anh chị cây xanh không thể lớn được. Tôi được nghe chuyện rằng: có một số bạn túi ni – lông khác bị vứt xuống sông ngòi, kênh rạch. Các bạn ấy đã bị nhầm thành thức ăn bởi tôm cá và đi vào cơ thể của chúng. Những tôm cá ăn phải đã bị nhiễm trùng và chết một cách tội nghiệp. Càng nghe, tôi càng ước gì mình không tồn tại trên thế giới này!
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Tôi đã nói rằng khí thải có chứa đi – ô – xin được tạo ra từ việc đốt chúng tôi. Khí thải này rất hại cho sức khỏe con người các bạn : gây ngộ độc, ung thư, giảm khả năng miễn dịch và rối loạn chức năng… Những bạn ni – lông nhuộm màu xanh, đỏ dùng đựng thực phẩm đã qua chế biến gây độc hại tới thực phẩm do chứa kim loại như chì – phải nói rằng những thứ kim loại này là những chất gây tác hại tới não bộ của con người các bạn và dẫn đến ung thư. Còn cả một đống tác hại mà chúng tôi đã gây ra mà phải mất cả thế kỉ mới kể hết: đồ ăn được lưu trữ trong chúng tôi bị nhiễm nhựa, sau đó được hấp thụ vào cơ thể và làm hại sức khỏe cho con người các bạn; BPA có tác động đến não bộ làm chậm phát triển, rối loạn nội tiết và vô sinh. Tôi thấy mình thật là vô dụng!
Vì vậy, tôi đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người – nên hạn chế sử dụng anh em bao bì ni lông chúng tôi. Tôi cảm thấy hơi khó chịu về việc không được giúp ích cho con người các bạn, nhưng ý thức về tác hại của anh em bao bì chúng tôi đã giúp xua đi sự khó chịu ấy. Tôi thà không giúp được gì cho con người các bạn mà không gây hại gì cho môi trường và các bạn còn hơn là được các bạn sử dụng mà lại gây ra một đống tai họa.
Em đồng ý với câu nói của Cò. Đúng thế, bạn bè thì không bao giờ có chuyện "ăn miếng trả miếng". Chỉ có những kẻ thù không đội trời chung, những tên chỉ biết đến sự thù địch và trả thù mà không nghe đến hai chữ "hữu nghị" mới đi trả đũa nhau. Bạn bè là những người san sẻ vui buồn cùng nhau, giúp nhau tiến bộ, khi khó khăn cùng nhau gánh gồng vượt qua, lúc thuận lợi thì hợp sức giành lấy. Đôi khi bạn bè có thể cãi nhau và mâu thuẫn, nhưng không vì thế mà biến bạn thành thù. Bạn bè thật sự chỉ có cãi nhau rồi hòa giải, còn kẻ thù thật sự thì chỉ biết ăn miếng trả miếng. Vì vậy, chúng ta không nên để những câu chuyện nhỏ nhặt làm mất đi tình cảm tốt đẹp.
a. động từ
b. danh từ
c. động từ
d. danh từ
Phép liên kết trong đoạn văn trên là: phép lặp, phép thế, phép nối.