TRẦN THỊ NGỌC DIỆP

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng


Theo âm lịch thì một tuần là 10 ngày còn theo dương lịch thì một tuần là bảy ngày.

Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê thanh bình, êm ả, em đã quen với hình ảnh từng đàn bồ câu trên những mái ngói đỏ tươi. Có lẽ vì thế, tình cảm dành cho loài chim này trở nên sâu sắc hơn. Mỗi chú chim đều có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp. Chúng khoác lên mình bộ lông trắng tinh, cũng có con điểm thêm chút màu đen, xám. Lông chim mượt mà, mịn màng như nhung, sờ vào cảm giác rất thoải mái. Không giống như chim đại bàng to lớn, bồ câu có thân hình mảnh mai, bé nhỏ. Con trưởng thành to như cái bình trà của ông nội, con non thì chỉ bé bằng nắm tay trẻ con. Cái đầu chúng chỉ nhỉnh hơn hạt mít một chút, nho nhỏ, xinh xinh, lắc la lắc lư rất đáng yêu. Đẹp nhất ở loài chim này là đôi mắt đen láy, tròn xoe, long lanh sáng ngời lại ánh lên vẻ hiền dịu hiếm có. Những người có đôi mắt đẹp đều được ví như đôi mắt bồ câu... Em rất thích chơi cùng bồ câu nên cứ mỗi chiều chiều em lại mang ít thóc cho chim ăn và chơi cùng nó.


Hôm nay đã là mùng năm tháng chạp âm lịch, lại là ngày chủ nhật, cả gia đình tôi đi chợ. Tôi háo hức lắm bởi chợ quê đông vui với các thúng, các mẹt, các chòi, các bãi… nổi tiếng cả một vùng. Chợ quê tôi ở gần trung tâm huyện, họp trên một bãi đất rộng, ngay đầu chợ có cây gạo to, nên được gọi là chợ Gạo. Chợ chỉ họp mỗi tháng ba lần, mẹ tôi gọi là chợ phiên. Bảy giờ sáng, cả nhà tôi bắt đầu ra khỏi nhà. Chúng tôi hoà vào dòng người đi chợ. Khác hẳn với phiên chợ bình thường, phiên chợ Tết đông nghịt người. Người từ các nơi đổ về, chật cứng cả lối đi. Mọi ngưòi ai cũng ăn mặc đẹp. Nhiều người dân tộc ăn mặc lạ mắt, sặc sỡ, làm cho toàn cảnh chợ Tết rực rỡ đủ các màu sắc. Và lúc này là thời điểm nhộn nhịp nhất của một năm, mọi người ai cũng chen nhau đi đi lại lại mua bán. Chợ quê tôi năm nay đã khác xưa nhiều, thay vì các thúng, các mẹt,… giờ là các ki-ốt, cửa hàng,… trông khang trang hẳn lên. Các gian hàng ngày thường trống trơn, nay đầy ắp hàng hoá. Trước mặt tôi là khu bán lương thực, hoa quả, trông thật hấp dẫn. Những quả dưa hấu tròn, to trông như những chú lợn con. Những quả thanh long đỏ hồng và tròn căng, sắn miếng, sắn củ bán theo bó, xếp dọc thành một hàng. Ngô bắp hạt vàng, to, chắc mẩy túm thành từng bó. Thứ làm tôi hấp dẫn nhất là những thúng hạt dẻ, sọt cam, quýt căng tròn, mọng nước. Tôi nhìn mà nhỏ cả nước miếng. Sau dãy hoa quả là một dãy hàng rau. Những mớ rau xanh mơn mởn. Rau cải, rau xà lách, rau dền, rau cải cúc,… được bó thành từng bó to, trông thật hấp dẫn. Người bán đứng, ngồi, nói cười luôn miệng, tay lúc vẫy, lúc xua. Người mua thì chen chúc, bới lục, tiếng nói ồn ã, líu ríu. Sau đó, cả nhà tôi đến khu bán gia súc và cá cảnh, ở đây cũng nhộn nhịp, tấp nập chẳng kém gì khu bán lương thực, hoa quả. ở khu vực bán trâu, bò người mua đăm chiêu, suy tính, kì kèo giá cả. Khu vực bán lợn mới thật là hay : những chú lợn nằm trong rọ, trắng hồng hoặc đen huyền cứ kêu “ụt ịt, ụt ịt” nghe thật vui. Tôi và em tôi rất muốn xem những chú chó kêu ăng ẳng nhưng mẹ tôi không cho vì có thể làm mất nhiều thời gian. Tiếp đến, gia đình tôi đến khu bán cá cảnh. Các chú cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng, lượn đi lượn lại trông thật thích mắt. Đông vui, nhộn nhịp nhất là khu bán vải, quần áo, chỉ thêu,… Khách hàng là phụ nữ của nhiều dân tộc từ những bản làng xa xôi trên núi cao, họ mặc những bộ trang phục sặc sỡ với những hoa màu rắc rối phức tạp đến hoa cả mắt. Họ đeo vòng bạc khắp cổ tay, cổ chân,… Chúng tôi dừng lại ở gian hàng quần áo của một cô chừng ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, cô bán giá cả phải chăng nên mẹ tôi mua cho hai chị em tôi mỗi người một bộ quần áo để diện Tết. Chà ! Thơm quá ! Mùi thơm này toả ra từ khu bán hàng ăn. Đồ ăn để ở nồi, ở chậu, đặt trên lá. Đặc biệt là một món ăn nấu trong một cái chảo to tướng. Ớ đây có một món ăn chắc là ai cũng biết, đó là thắng cố của người dân tộc. Cạnh khu bán hàng ăn là cửa hàng tranh. Tranh đủ loại, tranh Đông Hồ, tranh đá quý,… Tranh có những cành đào tuyệt đẹp và những chữ nho nhiều kiểu cách được cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của mọi người. Tôi mải mê ngắm nhìn mà quên cả thời gian. Phải nói rằng, phiên chợ tết này mang đậm tính văn hoá của đồng bào vùng núi phía bắc. Đó là nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các dân tộc. Ôi ! Thế là trời đã về trưa, chợ cũng vãn dần, gia đình tôi cũng đi về nhà cho kịp bữa trưa. Ngày hôm nay để lại cho tôi nhiều niềm vui, tôi sẽ không bao giờ quên phiên chợ Tết này. Tôi chỉ mong phiên chợ quê tôi họp đúng vào ngày chủ nhật vì khi ấy tôi lại được cùng mẹ loanh quanh khắp chợ.

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết là lúc mọi người trong gia đình được đoàn tụ quây quần bên nhau. Chính vì vậy mà dù có ở nơi nào trên thế giới thì ngày Tết vẫn gợi lên những giá trị tâm linh, giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt. Trong đó, đêm Giao thừa có lẽ là khoảnh khắc được mọi người mong đợi nhất. Tối giao thừa là thời khắc đoàn tụ mà ai cũng háo hức mong đợi trong suốt cả năm. Lúc này, mọi công việc trang trí, dọn dẹp đều đã hoàn tất. Người lớn, trẻ nhỏ ai nấy đều mặc áo mới, chải tóc gọn gàng, cùng nhau ngóng chờ khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Mọi không gian trong nhà và sân vườn đều được trang trí tươi sáng, từ sắc vàng của hoa mai, hoa cúc đến màu đỏ tươi của bao lì xì, câu đối treo trước cửa. Trên bàn tiếp khách, những khay mứt, bánh kẹo được bày biện đầy đủ, hấp dẫn khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em, không thể không thích thú. Âm thanh vui tươi từ các bài hát xuân vang lên liên tục trên tivi, làm không khí thêm phần rộn ràng, náo nhiệt. Đèn chiếu sáng rực rỡ khắp mọi nơi, từ trong sân đến tận ngõ. Không khí lễ hội sôi động khiến em cảm thấy vô cùng phấn khích. Những bước chạy nhảy, những niềm vui nhỏ cùng anh chị em, tất cả đều tạo nên sự háo hức chờ đợi khoảnh khắc pháo hoa. Khi đồng hồ điểm 12 giờ, từ xa, từng luồng sáng pháo hoa bay lên, chiếu rực bầu trời. Dù pháo hoa ở quê không lớn như trên phố, nhưng tiếng pháo vang dội, sắc màu tươi sáng đã làm cho không khí thêm phần náo nhiệt. Cùng với tiếng pháo nổ, mọi người trao nhau lời chúc mừng năm mới đầy hạnh phúc. Không khí ấy ngập tràn niềm vui, lan tỏa khắp nơi, tạo nên một niềm hạnh phúc đặc biệt chỉ có trong đêm giao thừa. Khi tiếng pháo hoa tắt dần, mọi người cùng nhau đi hái lộc đầu năm, từng bước chân đầy phấn khởi, mang theo niềm vui trọn vẹn. Một năm nữa lại sắp trôi qua, nhưng cảm giác sung sướng lan tỏa trong lồng ngực đêm hôm ấy đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Em mong sao thật nhanh đến Tết để lại được cùng mọi người sum vầy đón giao thừa.

Trên sông Đà, vào một đêm trăng sáng, ánh trăng lung linh trên sóng nước chơi vơi. Bất chợt, tiếng đàn ba-la-lai-ca vang lên rộn rã. Rảo bước lại gần, tôi thấy một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ buông xoã bờ vai, đang ngồi trên gò đất cạnh bờ sông, mải mê đưa tay thoăn thoắt trên những sợi dây đồng của chiếc đàn ba-la-lai-ca. Đêm đã khuya. Cả công trường say ngủ sau một ngày lao động vất vả. Những tháp khoan sừng sững in bóng lên nền trời đêm lấp lánh sao. Những chiếc xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ, trông xa giống như đàn voi khổng lồ, bất động. Không gian tĩnh mịch, yên ắng vô cùng! Chỉ còn tiếng đàn ngân nga, vang vọng trên dòng sông Đà lấp lánh ánh trăng. Vào một ngày không xa, chiếc đập ngăn nước sừng sững như một bức tường thành sẽ nối liền hai khối núi, tạo nên một hồ nước mênh mông như biển giữa cao nguyên. Nguồn nước sông Đà sẽ làm quay những tuyếc-bin khổng lồ, tạo ra dòng điện truyền đi khắp đất nước. Dòng sông Đà sẽ trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước Việt Nam yêu dấu. Trăng vẫn toả ánh sáng dịu dàng xuống mặt đất và tiếng đàn ba-la-lai-ca vẫn ngân nga vang vọng giữa đêm khuya.

hắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi. Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc. Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chỉ là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có. Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc được ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì: Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên. Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.


hắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi. Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc. Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chỉ là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có. Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc được ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì: Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên. Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

rong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ được tạo nên từ những mảnh ghép của số phận, mỗi con người đều xác lập cho bản thân những mục đích sống khác nhau. Nếu như có người muốn phục vụ, cống hiến hết mình với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng thì trong xã hội vẫn còn tồn tại những quan niệm sống tiêu cực, bị cuốn theo vòng xoáy của hư danh, quyền lợi cũng như thế lực của đồng tiền chi phối. Đó cũng là những biểu hiện của thói "hám danh, hám lợi" đang diễn ra phổ biến hiện nay. "Hám" mang ý nghĩa chỉ sự yêu thích vượt ngưỡng giới hạn, không còn phân biệt được đúng - sai, phải - trái mà chỉ quan tâm đạt được thứ mình muốn; còn "danh" là khái niệm chỉ danh vọng, tiếng tăm, "lợi" là lợi ích, quyền lợi cá nhân. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống của con người tồn tại rất nhiều kẻ hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để có được danh vọng và chiếm đoạt lợi ích chung để thu vén, thỏa mãn lòng tham của bản thân. Kết quả chấm thẩm định kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019 chính là minh chứng tiêu biểu thể hiện thói "hám danh, hám lợi" đang lan truyền với tốc độ mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Hàng loạt bài thi được "hô biến" và với kết quả cao đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về căn bệnh thành tích trong thi cử. Hiện tượng này xuất phát từ tư tưởng sai lệch của phụ huynh học sinh khi muốn tạo nên một chiếc vỏ bọc hoàn mĩ về danh tiếng, lợi ích và nghề nghiệp tương lai. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, thói hám danh hám lợi sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, căn bệnh này sẽ sản sinh ra một thế hệ "hữu danh vô thực", sùng bái và mải miết chạy đua với vòng danh lợi để thỏa mãn tham vọng quyền lực của bản thân. Đó là những con người sử dụng đồng tiền để mua bằng cấp giả nhằm tạo ra "hư danh". Ngoài ra, thói hám danh hám lợi còn là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người bất chấp mọi thủ đoạn, lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, thậm chí tước đoạt những lợi ích chính đáng của người khác. Vụ án lừa đảo của Địa ốc Alibaba với con số khổng lồ về số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này. Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến việc con người luôn mải mê chạy theo vòng danh lợi? Như chúng ta đã biết, mỗi một cá nhân tồn tại trong xã hội sẽ xác lập cho bản thân những mục tiêu, mục đích sống khác nhau. Bên cạnh những người luôn ngời sáng lí tưởng cao đẹp của sự cống hiến, hi sinh thì vẫn có những người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của danh lợi với quan điểm sống lệch lạc. Đặc biệt, ở mọi thời đại, sự lên ngôi và sức mạnh vạn năng của quyền lực và đồng tiền cũng chính là nguyên nhân khiến cho con người bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của bản thân. Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định thói ham danh, hám lợi là một căn bệnh tiêu cực cần bị bài trừ, loại bỏ. Để làm được điều này, con người cần hình thành, rèn luyện những lối sống tích cực, đặc biệt là đức tính giản dị. Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc chính là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống giản dị, công chính: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi" (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đồng thời, chúng ta cần biết tu thân, dưỡng đức để chiến thắng những ham muốn nhỏ nhen cùng những toan tính tầm thường. Như vậy, thói ham danh hám lợi là một vấn đề mang tính thời sự và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống xã hội. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ngăn chặn những biểu hiện của bệnh thành tích thông qua việc học thật, thi thật để khẳng định năng lực của bản thân.