Minh Đức

Giới thiệu về bản thân

Xin chào.Mình là Minh Đức. Làm bạn bè với mình nhé.
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đầu tiên, bộ môn Mỹ thuật sẽ giúp trẻ em phát triển cả hai bán cầu não. Với việc thực hành mỹ thuật, (xin phép chưa bàn tới việc trẻ thể hiện qua vẽ, nặn hay cắt dán) trẻ qua quan sát, suy nghĩ đã tự nhiên yêu thích màu sắc, các chuyển động, cao thấp, to nhỏ… để giúp phát triển bán cầu não phải (nơi hình ảnh và cảm xúc phát triển).

Và với việc lưu giữ những kiến thức trực quan đó, trẻ so sánh, tư duy khoa học và thể hiện những tính chất trực quan đó trong tác phẩm của mình.

Điều này là cực kì quan trọng, nếu chúng ta nhìn lại về việc chúng ta luôn so sánh trong cuộc sống về tất cả sự vật, sự việc (nhưng chưa đưa hoặc chưa đưa đủ những so sánh đó vào trong công việc của chúng ta) và lưu vào kho tri thức ở bán cầu não trái.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tiếp xúc sớm với mỹ thuật có tư duy logic, toán học, ngôn ngữ rất tốt, khả năng lập luận, so sánh và trình bày khá thuyết phục so với những trẻ ít hoặc không tiếp xúc với mĩ thuật sớm và rèn luyện thường xuyên.

Thứ hai, khi học bộ môn Mỹ thuật, trẻ em có dịp tiếp xúc, phát triển kỹ năng sử dụng và kết hợp với nhiều loại dụng cụ khác nhau (không chỉ học cụ) như chì màu, sáp dầu, phấn, kéo, dao nhựa, khuôn, con dấu, dây…

Ở đây, các dụng cụ khác nhau cho phép các bé hoạt động không chỉ cổ tay như khi viết bằng bút, phấn mà trẻ có thể linh hoạt sử dụng cơ thể để sử dụng các công cụ đó bằng cả 2 tay, 2 chân, miệng,…(chưa kể toàn thân trong các giờ thiết kế thời trang).

Và các dụng cụ của bộ môn khác các bé cũng có thể sử dụng khi sáng tạo. Ví dụ như khi ta thấy trẻ vẽ và chơi với các đồ chơi trên cát. Khi lớn hơn, người giáo viên Mỹ thuật có thể thông qua lợi ích này để dạy cho trẻ biết gõ đúng cửa nhờ đúng người.

Thứ ba, khi sử dụng nhiều dụng cụ như vậy, tất yếu là các bé sẽ sử dụng nhiều loại chất liệu, thấy được các tính chất, cái hay-dở của các loại chất liệu.

Nhưng, quan trọng hơn cả là khả năng phân tích sự khác nhau, sự phù hợp của các loại chất liệu, dụng cụ để kết hợp chúng với nhau. Đây cũng là tiền đề của việc dám nghĩ dám làm, tư tưởng dám kết hợp sự phù hợp-không phù hợp, các mặt lợi-hại của chất liệu (kỹ năng này phát triển rất tốt ở trẻ em lứa tuổi lớp 4 trở lên).

Và khi trẻ lớn hơn, đây cũng là một kỹ năng mà người giáo viên có thể hướng dẫn trẻ khi trẻ hoạt động nhóm, lãnh đạo nhóm (teamwork, teamleader).

Thứ tư, khi học Mỹ thuật, trẻ em sẽ hình thành kỹ năng phản ánh, chuyển hóa (sau khi liên kết các tính chất, hình ảnh,…) các hình ảnh hiện thực thành các hình tượng, biểu tượng trong não, từ đó thể hiện qua tác phẩm.

Và với kỹ năng này, trẻ em sẽ dám suy nghĩ, liên tưởng vượt qua những giới hạn hiện thực, tư duy logic mà xã hội, hiện thực khách quan phản ánh vào não trái của mình.

Và từ đó, lợi ích thứ năm khi trẻ học Mỹ thuật chính là việc bé phải phán đoán, thực nghiệm tìm ra câu trả lời cho bản thân để thể hiện qua tác phẩm của mình.

Ở trong cùng một sự vật, sự việc, trẻ có thể thực nghiệm cả hai, ba hay thậm chí nhiều hơn các tính chất của sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ như: cá voi sẽ có con màu đỏ, xanh, vàng,… và màu nào sẽ đẹp khi vẽ trong bức tranh này, không bắt buộc phải là con cá voi xanh.

Mỹ thuật là phán đoán và trải nghiệm của trẻ chứ không phải là phạm trù mà các quy tắc của hiện thực, người lớn chiếm ưu thế (tuy nhiên, điều này không đúng với các giáo viên giảng dạy áp đặt).

Từ đó, lợi ích thứ sáu của trẻ là bé rộng mở lòng mình hơn, chấp nhận có nhiều hơn một câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống thực tế. Ví dụ như khi chúng ta hỏi một bé biết quan sát, so sánh và không bị áp đặt từ trước bởi định kiến của người lớn, xã hội (dạy trước chữ O, số 0) về một hình tròn, chúng ta sẽ có những câu trả lời thú vị như: ông mặt trời mà thiếu nắng, đồng hồ, vòng tròn,…tất nhiên người lớn phải hỏi bé liên tục“Gì nữa con?”.

Lợi ích tiếp theo, rất quan trọng cho bất cứ ai trong chúng ta chứ không chỉ với trẻ em, đó là khả năng chấp nhận thay đổi mục đích ban đầu, có khả năng thay đổi mục tiêu của mình. Ở đây, không phải là thấy mục tiêu xa quá thì bỏ đi, mà là khi đến một ngã rẽ, có mục tiêu tích cực thì ta thay đổi theo hướng tích cực.

Và mục tiêu tích cực đó là kết quả từ việc tư duy và thực nghiệm của trẻ trong quá trình đi đến mục tiêu ban đầu (dù mục tiêu ban đầu có đạt hay không). Một ví dụ khác, trẻ định vẽ con cá voi màu xanh nhưng thấy cá voi màu tím hợp hơn thì dùng màu tím. Hay như các phát minh tình cờ của nhân loại cũng vậy, tất nhiên là ở một tầm cao hơn hẳn nhưng vẫn là chấp nhận việc thay đổi mục đích.

Lợi ích thứ tám của việc học Mỹ thuật là trẻ sẽ biết rằng sự khác biệt nhỏ có thể tạo ra những tác động lớn. Như khi trẻ vẽ các quả táo màu đỏ, chợt có một trái táo vẽ màu xanh, mọi người sẽ rất ấn tượng với sự thay đổi đó. Hay như khi trẻ vẽ các bạn đang chơi đùa, chạy nhảy với nhau thì tư thế tay, chân, đầu của các bạn khi được vẽ khác nhau sẽ khiến bức tranh rất vui vẻ, thú vị.

Do đó, chắc chắn Mỹ thuật sẽ khiến trẻ em xây dựng lên nhiều quan điểm khác nhau (do cả 8 lợi ích trên) nên trẻ phải học cách trình bày quan điểm, chia sẻ, chấp nhận, bảo vệ quan điểm bản thân hay dung hòa khi làm việc nhóm…

Nhưng điều kiện tiên quyết là người giáo viên, phụ huynh phải có khả năng làm trọng tài uyên bác và công tâm. Đó là lợi ích thứ chín khi trẻ học Mỹ thuật.

Không kể đến các kỹ năng như: kiên nhẫn, tập trung, đầu tư (vì đó là kỹ năng mà loài người chúng ta bắt buộc phải học dù có theo học bất cứ một ngành nghề nào đi chăng nữa), lợi ích thứ mười mà việc học Mỹ thuật có thể mang lại cho trẻ là đức tính dám nghĩ, dám làm, làm sai làm lại hay niềm tin mình sẽ làm được.

Ở trường học của người viết, có những học sinh không quá xuất sắc về học lực nhưng có khả năng dám nghĩ dám làm hơn các bạn có điểm số, học lực cao hơn vì các bạn đó rất đam mê mỹ thuật, biết gõ đúng cửa-nhờ đúng người. Và đó cũng là khác biệt về chất lượng của học trò trong giảng dạy kiểu cũ với giảng dạy theo hướng tích hợp, giảng dạy theo phương pháp STEM với phương pháp STEAM lấy học trò làm trung tâm.

Thật ra, bộ môn Mỹ thuật trong chương trình phổ thông của chúng ta còn khá nhiều bất cập như cơ sở vật chất, thời lượng, chất lượng giáo viên…. khiến cho nhiều mục tiêu của bộ môn trong trường học vẫn chưa đạt được).

Tuy nhiên, với việc cho thấy những lợi ích thiết thực cho trẻ như ở trên, cùng với đó là các môn nghệ thuật khác như: Âm nhạc, Kịch nghệ, Võ thuật… mang tính áp đặt rất cao, bản thân người viết tin rằng bộ môn Mỹ thuật là cực kỳ cần thiết cho toàn bộ trẻ em, cũng như cần được tích hợp, hay có thể tăng thêm thời lượng trong chương trình học phổ thông.

Vì đây là những kinh nghiệm bản thân và chắt lọc từ những nguồn tài liệu khác nhau, người viết mong quý tòa soạn, các nhà chuyên môn, các giáo viên và quý độc giả có thể cho người viết những phản hồi quý giá.

Tặng coin đi nhé

1 thiên nhiên kỉ là 1000 năm. Nhưng cây lê nào sống được 1000 năm hả ?

Nguyễn Tất Thành hay Bác Hồ Vậy?

Tất nhiên là quả táo rồi

 

=30 

vì 6+4=10 viết 0 nhớ1

3 không +gì cả nên 3+0=3 nhớ1 là 4

đáp án:40

\(\sqrt{\sqrt[]{\dfrac{ }{ }}}\)