Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
CHƯƠNG 4. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
BÀI 11. PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, VÙNG BIỂN ĐẢO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr145-153.
+ Quan sát bản đồ hình 11.1 SGK tr146 để xác định phạm vị và các nước, vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với VN.
+ Quan sát sơ đồ hình 11.2 SGK tr147 để xác đinh phạm vi các vùng biển của VN.
+ Quan sát bản đồ hình 11.3 SGK tr148 và hình 11.4 SGK tr150 để xác định các mốc đường cơ sở và đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc.
+ Quan sát bản đồ hình 11.5 SGK tr153 để trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực biển và hải đảo sau: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ chủ quyền biển – đảo của VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.
- Hình 11.1. Bản đồ các nước có chung Biển Đông, hình 11.2. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam, bảng 11.1. Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.3. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.4. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, bảng 11.2. Tạo độ 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, hình 11.5. Lược đồ dòng biển theo mùa trong Biển Đông phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng:
* GV phổ biến luật chơi:
- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi.
- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Kể tên 5 loài động vật của nước ta.
Câu 2: Kể tên 5 loài thảm thực vật của nước ta.
Câu 3: Kể tên 5 vườn quốc gia của nước ta.
Câu 4: Kể tên 5 khu dự trữ sinh quyển của nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1: Khỉ, vượn, hươu, voi, hổ,…
Câu 2: Rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi,…
Câu 3: Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Phú Quốc,…
Câu 4: Cát Bà, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Kiên Giang, Cà Mau,…