Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 5. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn.
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.
- Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.
- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.
- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học của một số phản ứng hoá học cụ thể).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia. Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và các chất sản phẩm.
- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân.
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập môn khoa học tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy chiếu, laptop.
- Dụng cụ: Cân robecvan, 1 cốc thuỷ tinh, 2 ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút hóa chất.
- Hoá chất: dd Sodium sulfate (Na2SO4), Barium chloride (BaCl2), nến.
- Bảng phụ, bút dạ nhiều màu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà từ tiết học trước cả lớp đều phải nghiên cứu trước bài mới và giao cho mỗi nhóm phải trình bày báo cáo 1 nội dung.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG: “VÌ SAO THẾ?”
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của học sinh về hiện tượng xảy ra và từ đó tạo hứng thú để tìm kiếm câu trả lời.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh thành 4 nhóm tiến hành thì nghiệm với 2 cây nến và hoàn thành phiếu học tập.