Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 38: HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết.
- Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó; vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
- Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiết iodine,…)
2. Về năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về hệ nội tiết ở người thông qua sách giáo khoa và các kênh thông tin khác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về hệ nội tiết: vị trí, chức năng các tuyến nội tiết, một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết; nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine…) và cách phòng chống các bệnh đó.
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine…).
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và khách quan trong học tập
- Tích cực tuyên truyền bảo vệ sức khỏe.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Tranh câm các tuyến nội tiết dành cho 2 đội chơi
- Các thẻ ghi tên các tuyến nội tiết (2 bộ)
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh:
- Đọc trước bài
- Tìm hiểu các tuyến nội tiết theo nhóm chuyên gia (trước tiết 1)
+ Nhóm chuyên gia 1: tuyến yên và tuyến giáp
+ Nhóm chuyên gia 2: tuyến tụy và tuyến trên thận
+ Nhóm chuyên gia 3: tuyến sinh dục (nam và nữ).
- Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (trước tiết 2)
+ Nhóm 1,2 : tìm hiểu bệnh đái tháo đường
+ Nhóm 3,4 : tìm hiểu bệnh bướu cổ do thiếu iodine
+ Theo các nội dung: nguyên nhân, biểu hiện , hậu quả và đề xuất biện pháp phòng chống
+ Hình thức trình bày: thể hiện sáng tạo trên powepoint hoặc giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức học sinh tham gia trò chơi: “LẬT MẢNH GHÉP” trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học trước đồng thời dẫn dắt học sinh vào bài học mới .