Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC (3 tiết)
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ
- Trình bày được vai trò của phân bón cho đất, cây trồng
- Nêu được thành phần và tác dụng của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng.
- Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường của đất, nước và sức khỏe của con người; đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, thật thà.
- Thấy được vai trò của phân bón trong nông nghiệp và các tác hại của phân bón đến môi trường để từ đó có cách bón phân hợp lí và bảo vệ môi trường sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hoạt động Trình bày về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: tranh , ảnh, tài liệu về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
- Hoạt động Làm phân bón hữu cơ: Rác thải hữu cơ, men vi sinh, nước, dao, kéo, thùng nhựa.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: tạo tâm thế khởi động, sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của HS.
b. Nội dung: HS liệt kê các loại phân bón mà em biết trong đời sống hàng ngày bằng cách sử dụng kĩ thuật công não. Từng HS nêu một loại phân, HS sau không trùng với HS trước cho đến khi dừng lại.
c. Sản phẩm: HS kể tên một số loại phân bón như phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK…