Nội dung tài liệu
Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
1. Cơ cấu dân cư
- Cơ cấu dân cư
+ Số dân của châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga), đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ).
+ Châu Âu có cơ cấu dân số già: tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
+ Hậu quả của cơ cấu dân số già là sự thiếu hụt lao động. Biện pháp: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động.
- Một số quốc gia ở châu Âu vẫn còn tình trạng mất cân bằng giới tính.
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, điều này tác động rõ rệt đến năng suất lao động.
2. Đô thị hóa
- Châu Âu có lịch sử đô thị hóa lâu đời. Từ thế kỉ XIX, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
- Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.
- Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh, tạo nên các đô thị vệ tinh.
- Mức độ đô thị hoá cao: khoảng 75% số dân sống ở đô thị (năm 2020).
3. Di cư
- Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại.
- Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông…) nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.
- Di cư nội bộ cũng ảnh hưởng đến cơ cấu dân số của các quốc gia.