Nội dung tài liệu
1. Giữ gìn văn hoá dân tộc
- Người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình như:
+ Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu
+ Những tín ngưỡng, phong tục tập quán tiếp tục được duy trì như: Thờ cúng tổ tiên, tảo mộ, tưởng niệm thần Thành Hoàng ở đình làng, xăm mình, búi tóc, nhuộm răng đen, tiếp khách bằng trầu cau,...
- Ý nghĩa
+ Mặc dù bị phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để thủ tiêu văn hoá của người Việt nhưng nhân dân ta vẫn luôn có ý thức giữ gìn nền văn hoá bản địa của mình.
+ Nhiều phong tục tập quán của người Việt cổ vẫn được duy trì chứng tỏ người Việt đã đấu tranh chống lại chính sách đồng hoá của phương Bắc và chính sách này đã bị thất bại.
2. Phát triển văn hóa dân tộc
+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
- Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...
- Tiếp thu một số là tết như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
-Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian
- Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ
- Đón nhận một số dòng Phật giáo. xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.