Nội dung tài liệu
Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ
1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ
a. Địa hình: Địa hình Bắc Mỹ phân hóa theo chiều đông-tây:
- Miền núi thấp và trung bình ở phía đông bao gồm dãy núi già A-pa-lat và cao nguyên La-bra-đo.
- Miền đồng bằng là khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình từ 200-500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, bao gồm các đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên hải.
- Miền núi cao ở phía tây, là địa hình hiểm trở nhất châu Mỹ, kéo dài 9000 km theo chiều bắc-nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế xem giữa là các cao nguyên, bồn địa,…
b. Khí hậu: phân hóa đa dạng theo chiều đông-tây, bắc-nam:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60° trở lên vùng cực. Nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới : chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng vĩ độ 40°-60°B, có sự phân hóa:
+ Ở ven biển lượng mưa tương đối lớn
+ Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc và nam. Mùa đông ở phía bắc lạnh tuyết phủ dày, ở phía nam ít lạnh hơn. Lượng mưa ít.
- Đới khí hậu cận nhiệt đới phân bố ở phía nam:
+ Ven biển phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mùa hè nóng khô, mùa đông ấm , lượng mưa khá ít,
+ Ven biển phía đông có khí hậu cận nhiệt gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, lượng mưa khá nhiều tăng dần về phía biển.
- Khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất ở phía nam bán đảo Phlo-ri-đa va quần đảo Ha-oai, nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
c. Sông, hồ
- Bắc Mỹ có hệ thống sống, hồ khá phát triển, nguồn cung cấp nước cho sông hồ từ băng tuyết tan và do nước mưa.
- Bắc Mỹ có các hệ thống sống lớn như: Xanh lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,… Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương.
- Bắc Mỹ có nhiều hồ, phần lớn hồ phân bố ở phía bắc, vùng Hồ Lớn là hệ thống hồ quan trọng nhất, gồm 5 hồ nối liền nhau: hồ Thượng, hồ Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri, Ôn-ta-ri-ôn.
d. Các đới thiên nhiên
- Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực lạnh giá; cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa.
+ Động vật ít phong phú, có gầu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc, các loài chim di cư,…
+ Có lượng băng tuyết vĩnh cửu lớn.
- Đới ôn hòa:
+ Có diện tích lớn nhất gồm phía nam Ca-na-đa và phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ.
+ Thay đổi từ rừng lá kim ở phía bắc chuyển sang đồng cỏ ở trung tâm và rừng lá rộng ở phía nam. Tây Nam Hoa Kỳ vùng ven biển có rừng lá cứng cây bụi, vùng nội địa có các hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Đông vật gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,…
- Đới nóng: Phân bố ở phía nam Hoa Kỳ.
+ Rừng nhiệt đới ẩm phát triển.
+ Phía tây nam có khí hậu khô hạn nên có cảnh quan chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.
+ Do quần đảo Ha-oai nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương nên có nhiều loài đặc hữu.
2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ
a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc
- Các luồng nhập cư:
+ Sau năm 1492 có nhiều luồng nhập cư từ châu Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan,…
+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, người châu Phi bị cưỡng bức đến Bắc Mỹ.
+ Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mĩ từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á.
=> Người nhập cư tạo ra nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống xã hội ở Bắc Mỹ.
- Đa dạng về chủng tộc: Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it,… quá trình sinh sống các nhóm người này hòa huyết hình thành nên nhóm người lai.
- Năm 2020, số dân Bắc Mỹ gần 370 triệu người, người nhập cư đóng vai trò đáng kể vào gia tăng dân số.
b. Vấn đề đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa
- Các đô thị tập trung ở vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với các dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.
- Hiện nay các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ.
- Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Mỹ gần 83%, hai siêu đô thị là Niu Óoc và Lốt An-giơ-let.