Nội dung tài liệu
1. Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân
- CMCN đã chuyển xã hội loài người từ nền văn minh nông sang nền văn minh công nghiệp:
* Kinh tế: Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện
* Xã hội: Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất, ra thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp => Trở thành giai cấp công nhân trong xã hội
- Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản
- Bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XIV và đã nổi dậy đấu tranh
- Là hệ quả của cách mạng công nghiệp, đi theo giai cấp tư sản chống phong kiến
- Mâu thuẫn với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc
→ đấu tranh tự phát dần trở thành tự giác
2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Năm 1842: Ăng – ghen biên soạn nhiều tài liệu (cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh)
- Năm 1843: Mác sang Pháp và tham gia phong trào cách mạng
- Năm 1844: Mác và Ăng – ghen gặp nhau và thành lập Đồng minh những người Cộng sản
- Năm 1848: Mác và Ăng – ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Năm 1864: Quốc tế thứ nhất thành lập
- Năm 1889: Quốc tế thứ hai ra đời
* Nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
- Chủ nghĩa tư bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giai cấp là tất yếu
- Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của chính đảng tiên phong của mình
- Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản
Þ Ý nghĩa
- Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường
3. Công xã Pa – ri 1871
Nội dung |
Những nét chính |
Hoàn cảnh ra đời |
- Sau thất bại của chiến tranh Pháp – Phổ, phần lớn công nhân, tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na – pô – lê – ông III - Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa – ri. Chính phủ tư sản đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc |
Sự thành lập công xã |
- 18/3/1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập Công xã - 26/3/1871 nhân dân Pa – ri bầu Hội đồng Công xã |
Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã |
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dâ - Tách nhà thờ khỏi nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh - Giao cho công nhân quản lý những xí nghiệp của chủ bỏ trốn - Quy định về lương tối thiểu, giảm lao động đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân - Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí |
Ý nghĩa của Công xã Pa – ri (1781)
- Công xã Pa – ri là hình ảnh của 1 chế độ mới, xã hội mới
- Là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân...
4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9 – 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội. Cùng với những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng
- Sự ra đời của các đảng công nhân Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản.
* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914)
- Ngày 14 – 7 – 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất. Nhờ sự hoạt động tích cực của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.
- Tuy nhiên, sau khi Ph. Áng ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dẫn chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác – Ph. Ăng-ghen là V. L Lê-nin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.