1. Nhu cầu dạy thêm, học thêm
Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ là một đòi hỏi chính đáng của cả học sinh lẫn phụ huynh. Với học sinh THPT, động lực học thêm thường xuất phát từ áp lực cạnh tranh để giành một suất vào các trường đại học danh tiếng. Trong khi đó, ở cấp tiểu học và THCS, mong muốn con cái đạt thành tích tốt, đỗ vào các trường hàng đầu khi chuyển cấp, đồng thời có nền tảng tư duy và năng lực vững chắc cho tương lai thường là nguyên nhân thúc đẩy phụ huynh tìm kiếm các lớp học ngoài giờ.
Ngoài ra, còn một số lý do khách quan khác khiến phụ huynh và học sinh tìm đến các dịch vụ học thêm, đó là chất lượng giáo viên không đồng đều giữa các khu vực hay giữa các giáo viên trong cùng một trường. Đặc biệt các trường học thường có sĩ số lớp đông, học sinh phải học theo tốc độ chung của lớp trong khi năng lực và trình độ khác nhau.
2. Ranh giới giữa tự nguyện và ép buộc
Việc học thêm vốn dĩ là một nhu cầu tự nhiên và phổ biến. Bản thân hoạt động dạy thêm, học thêm nếu diễn ra một cách minh bạch và tự nguyện thì không có gì đáng trách. Những mặt tiêu cực thường nảy sinh từ phía cung cấp dịch vụ, mà cụ thể là một bộ phận giáo viên và nhà trường. Ban đầu, mục đích của việc dạy thêm chỉ là hỗ trợ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi cho các kỳ thi các cấp, hoặc ôn luyện cho các kỳ thi quan trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, việc tổ chức dạy thêm cho chính học sinh đang học chính khóa dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực và mang tính chất ép buộc.
3. Thông tư 29 chống các tiêu cực trong việc tổ chức dạy thêm và học thêm
Để hạn chế các tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024, theo đó cấm nhà trưởng tổ chức dạy thêm học thêm có thu phí, cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh mà mình đang dạy chính khóa. Nhà trường và giáo viên cần thực thi trách nhiệm của mình một cách đầy đủ và phù hợp với đạo đức nghề giáo, tất cả vì học sinh thân yêu mà không đòi hỏi thêm lợi ích ngoài những qui chế của nhà nước.
4. Học thêm, dạy thêm sau thông tư 29
Về cơ bản, Thông tư 29 đã loại bỏ được những tiêu cực trong việc học thêm và dạy thêm. Học sinh và phụ huynh có nhu cầu học thêm chính đáng thì được chọn môn, chọn thầy, chọn trung tâm, chọn lịch học phù hợp với điều kiện và năng lực của mình. Thầy cô giáo giỏi thì có điều kiện phát triển chuyên môn, tăng thêm thu nhập, được cạnh tranh một cách công bằng, cung cấp đúng dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Phần lớn thầy cô đều đồng thuận với quan điểm chỉ nhận dạy thêm cho những học sinh không có cơ hội học mình trong môi trường chính khóa, và luôn tận tâm với mọi học sinh dù là học sinh chính khóa hay học sinh bên ngoài.
5. Dịch vụ giáo dục theo yêu cầu - OLM EduHub
OLM EduHub là dịch vụ giáo dục theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu học thêm đa dạng và chính đáng của học sinh và phụ huynh.
Là một sản phẩm mới của Công ty CP Khoa học và Công nghệ Giáo dục, đơn vị cung cấp nền tảng Giáo dục số OLM, OLM EduHub cung cấp giải pháp kết hợp chuyên gia sư phạm với môi trường số hiện đại để tối ưu việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên giỏi của OLM đã khẳng định được chuyên môn cũng như năng lực sư phạm thông qua việc sản xuất các học liệu OLM đang được trên 10000 trường học và hàng chục ngàn giáo viên toàn quốc tin dùng.
Với OLM EduHub, học sinh có thể tự do lựa chọn giáo viên, môn học, lộ trình học phù hợp với năng lực và điều kiện của mình. Các em không chỉ được tiếp cận với kiến thức các môn học mà còn được bồi dưỡng các năng lực cốt lõi để đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng và thích ứng với các vấn đề trong cuộc sống sau này.
Trong bối cảnh giáo dục ngày càng trở nên linh hoạt và đa dạng, những đơn vị giáo dục theo yêu cầu như OLM EduHub đang tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh phát triển trong một môi trường học tập hiện đại, minh bạch và hiệu quả. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng, hướng đến hoạt động dạy và học thêm đúng nghĩa, không còn bị chi phối bởi những mặt trái từng tồn tại trong hệ thống giáo dục truyền thống.
Bình luận (0)