K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4

Olm chào em, em chỉ cần bấm vào nút có biểu tượng ngón tay cái ở câu trả lời. Khi đó, em đã tick cho câu trả lời mà em cho là đúng và hữu ích, em nhé. Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm.

11 tháng 4

nhấn và Đúng(0) ở mỗi câu trả lời:

Khi bạn ấn mà nó hiện ra Đúng(1) có màu xanh nghĩa là bn đã tick rồi nhé!

11 tháng 4

Con cặk

11 tháng 4

bạn ko nên nói những lời tục tũi như thế nhé!!!

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Người cắt dây thép gaiIDây thép gai con cò không đậu đượcNghe tiếng ru hời, sao cò cứ bay xa.Anh cắt chúng đi cho con cò bay lạiTrong đêm khuya, tiếng cánh vỗ trên đầu.Thương cây cùng thương đất như nhau.Nên anh khóc khi nhìn cây nhựa chảy.Con sông gãy và nhịp cầu cũng gãy,Đâu bóng em anh chải tóc hàng ngày.Cánh cò...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Người cắt dây thép gai

I

Dây thép gai con cò không đậu được
Nghe tiếng ru hời, sao cò cứ bay xa.
Anh cắt chúng đi cho con cò bay lại
Trong đêm khuya, tiếng cánh vỗ trên đầu.

Thương cây cùng thương đất như nhau.
Nên anh khóc khi nhìn cây nhựa chảy.
Con sông gãy và nhịp cầu cũng gãy,
Đâu bóng em anh chải tóc hàng ngày.

Cánh cò bay... cánh trắng... con cò bay
Gió từ cánh con cò nào thổi dậy.
Đất nước mình bao năm chia cắt đấy
Anh nói gì trong hai bàn tay.

II

Và rơi xuống hàng rào thứ nhất!
Cỏ lại hát những lời riêng của đất
Nhựa lại về nối lại những cành cây
Cò ơi... về đây!... Đừng bay, đừng bay.

Anh đã cắt đến hàng rào thứ hai
Nhịp cầu gãy bây giờ như liền lại
Đấy là nhịp cầu sang nhà bạn gái
Có bóng em anh soi xuống hiền hoà.

Anh đã cắt sang hàng rào thứ ba
Con sông đứt khúc bây giờ lại chảy
Bong bóng mưa và những con cá nhảy
Tôm búng càng kỷ niệm mãi ngân rung...

Đã cắt đến hàng rào cuối cùng
Các đồng chí ơi, xung phong!
Người cắt dây thép gai đã cắt xong
Đứng dậy nghe đất nước sông núi mình
             bao năm cắt chia đang liền lại.

1971

        (Hoàng Nhuận Cầm, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, 2007)

* Chú thích: Hoàng Nhuận Cầm (7/2/1952 - 20/4/2021) sinh tại Hà Nội, là con đầu lòng của nhạc sỹ Hoàng Giác. Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, ông nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị. Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Ông chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2005. Ông sống tại Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và cùng vợ lập hãng phim tư nhân Điệp Vân. Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình các được bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi.

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét về hình thức của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích mạch cảm xúc của văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy rút ra một thông điệp ý nghĩa nhất đối với bản thân từ văn bản trên?  

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.Tôi trở lại những bờ đường mùa xuânCây già trắng láÔi thành phố tôi yêu kỳ lạCái sống như trăn trở ngày đêmTôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêmThành phố cũng như tôi đang lớnNhững gác xép bộn bề hy vọngNhững đầu hồi bóng nắng nhấp nhô...Tôi trở về những ngõ quen xưaMỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sựTôi trở...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.

Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân
Cây già trắng lá
Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ
Cái sống như trăn trở ngày đêm
Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm
Thành phố cũng như tôi đang lớn
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô...

Tôi trở về những ngõ quen xưa
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Tôi trở lại những lối mòn quá khứ
Có tấm tình ta mắc nợ cha ông

(Nhịp chày sương hay tiếng trống thu không
Nét son đượm trên vòm cong mái cổ)
Tôi trở lại những lối mòn tình tự
Cánh bướm màu hạnh phúc cứ bay đôi
Tiếng ve ran những điệp khúc mùa vui...

...Ôi rất lâu rất lâu
Tôi mới lại đi một ngày thong thả
Thành phố như tim tôi êm ả
Sau rất nhiều gian lao.

(Trích Trở lại trái tim mình – Bằng Việt (*), Thơ tuyển 1961 – 2001, NXB Văn học, 2003, tr. 12)    

* Chú thích:

(*) Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường sâu lắng trầm tư thích hợp với người đọc thơ trong sự trầm tĩnh, vắng lặng. Bài thơ Trở lại trái tim mình của Bằng Việt đạt Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 1967.

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Liệt kê những hình ảnh gắn với điệp ngữ Tôi trở vềTôi trở lại?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ sau: Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm.

Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn trích.

Câu 5 (1,0 điểm). Tâm sự của tác giả trong câu thơ: Có tấm tình ta mắc nợ cha ông gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM)VIỆT NAM CÓ THÊM DI SẢN VĂN HÓA ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI Tối 04/12/2024 (theo giờ Việt Nam), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, diễn ra tại Cộng hòa Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM)

VIỆT NAM CÓ THÊM DI SẢN VĂN HÓA ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI

Tối 04/12/2024 (theo giờ Việt Nam), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, diễn ra tại Cộng hòa Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là 1 trong tổng số 66 đề xuất được xem xét trong kỳ họp này và là di sản văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4 Âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất, Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ là vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ nữ thần, luôn che chở, phù trợ cho dân chúng.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

(Hình ảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam)

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang và là sự tổng hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa. Lễ hội nhằm tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ.

Việc UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc cùng tổ chức, quản lý và gìn giữ di sản chung, gắn kết cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam; từ đó, nâng cao sự tôn trọng văn hóa trong việc thể hiện niềm khát vọng chung về cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh.

[…]

(Hoài Phương, Nga Phạm, Việt Nam có thêm di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, báo Quân đội nhân dân điện tử qdnd.vn, ngày 04/12/2024)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản cho biết vào tối ngày 04/12/2024 (theo giờ Việt Nam), di sản nào của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

Câu 3. (1.0 điểm) Phần sa-pô (sapo) nằm ở vị trí nào của văn bản, có đặc điểm hình thức ra sao?

Câu 4. (1.0 điểm) Chỉ ra 1 phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên và nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đó.

Câu 5. (1.0 điểm) Chỉ ra 1 trạng ngữ có trong văn bản và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.

Câu 6. (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc.

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:NGHỀ GỐM CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI CHĂM Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Ninh Thuận, đồng bào dân tộc Chăm hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú. Trong đó nghề làm gốm thủ công là một nét độc đáo trong bức tranh văn hoá Chăm. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

NGHỀ GỐM CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI CHĂM

Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Ninh Thuận, đồng bào dân tộc Chăm hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú. Trong đó nghề làm gốm thủ công là một nét độc đáo trong bức tranh văn hoá Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kĩ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác của tỉnh Ninh Thuận.

[…]

Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

Từ một khối đất, người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: hình tháp Chăm, tượng vũ nữ Apsara sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng hay những vật dụng trong cuộc sống thường nhật. Sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu.

[…]

Làng gốm Bàu Trúc

(Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc giới thiệu quy trình làm gốm thủ công. Ảnh: Thanh Bình)

Nghề gốm có vị trí quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi các giá trị: lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội và nghệ thuật. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa, xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ.

(Thanh Bình, Nghề gốm cổ truyền của người Chăm, dangcongsan.vn, ngày 18/10/2021)

Câu 1. (0.5 điểm) Ngữ liệu trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. (0.5 điểm) Phần sapo (sa-pô) của văn bản có đặc điểm hình thức như thế nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, để tạo dáng sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản nào?

Câu 4. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 5. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu sau: Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa, xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Câu 6. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về giải pháp bảo tồn các làng nghề truyền thống.

0

đứa ra câu này bị tâm thần đúng ko

4 tháng 4

ai hỏi mà nói lí do

mà t cũng ko phải nhà sáng tạo nội dung , còn nếu thật thì bị cướp là do mik ngu ko bảo quản đồ tốt