K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2

Nghệ thuật lập luận trong phần tố cáo và tuyên bố của Bản Tuyên ngôn Độc lập thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa lập luận lý trí và cảm xúc, giữa chứng cứ cụ thể và khát vọng tự do của dân tộc. Từ đó, bản Tuyên ngôn không chỉ là một tài liệu lịch sử mà còn là bản tuyên ngôn của tinh thần dân tộc, khát vọng tự do và sự độc lập của nhân dân Việt Nam.


Đề thi đánh giá năng lực

20 tháng 2

búcu là gì


20 tháng 2

Ko nhá

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ sau:                MẸ CỦA ANH      Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi     Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.    Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau   Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ sau: 

              MẸ CỦA ANH

     Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
    Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
   Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
  Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen.
  Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
 Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
  Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
  Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa.
  Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
  Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà.
  Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
  Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.
  Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
  Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

0
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau:            CHÂN QUÊ   Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng.   Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!   Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?   Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?   Nói ra sợ mất lòng em, Van...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau: 

          CHÂN QUÊ
  Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
  Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
  Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
  Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?


  Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
  Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
  Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
  Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957

Chú thích:
  Nguyễn Bính (1918 - 1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc. 
  Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ Chân quê chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.

0
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau: MIỀN CỎ THƠM      (1) Có lần vào cuối đông, tôi ngồi trong trại viết của Hội Nhà văn ở Quảng Bá và nhìn ra con đê sông Hồng xanh ngun ngút những cỏ kéo dài xuống những cánh đồng vùng "Yên Phụ" mịt mùng trong màu mưa bụi xám, tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Trãi nói về nỗi tâm đắc...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau:

MIỀN CỎ THƠM

     (1) Có lần vào cuối đông, tôi ngồi trong trại viết của Hội Nhà văn ở Quảng Bá và nhìn ra con đê sông Hồng xanh ngun ngút những cỏ kéo dài xuống những cánh đồng vùng "Yên Phụ" mịt mùng trong màu mưa bụi xám, tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Trãi nói về nỗi tâm đắc với cỏ ở Hà Nội: "Hoa thường hay héo cỏ thường tươi". Tôi nghiệm ra rằng cái thế thích chí nhất của cỏ chính là những triền đê. Ở đó, cỏ nghiễm nhiên thay thế vai trò của mọi loài hoa trên trái đất. Có lẽ ngày xưa trong một chức quan rỗi việc, Nguyễn Trãi đã có nhiều lần buông lỏng cương ngựa đi dọc triền đê này để ngắm vẻ đẹp của cỏ. Nhưng đã có mấy ai được ngắm thỏa thích màu xanh tươi của cỏ dọc thân đê giống như tôi trong buổi sáng mùa xuân ngày ấy. Vả Hà Nội vẫn là mái phố dài trải ra dưới những cây cao (như cây sấu) với những khách bộ hành đi trên vỉa hè. Nghĩa là còn lại Huế là một cố đô mang linh hồn của cỏ.

     (2) Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa mà toàn bộ cây nở thành hoa. Những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, khiến người ta không thể ngồi yên cúi mặt lên trang sách. Hương cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa, khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa Đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, với mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. […] Ôi! tôi muốn làm Liệt Tử cưỡi gió mà đi khắp nơi trên thành phố kinh xưa của tôi, thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ.

     (3) Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai khiến vào buổi sáng sớm, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc. Những cô sinh nữ từng rủ nhau ra đấy ngồi chơi trên vạt cỏ; lâu ngày tâm hồn họ nhiễm phải căn bệnh trầm uất, sinh ra bởi những bụi phấn tím của bông cỏ mùa xuân. Một chút u hoài đã kết tinh trong đôi mắt khiến từ đó họ trở nên dè chừng với những cuộc vui trong đời, và dưới mắt họ, những trò quyến rũ đối với thế nhân tự nhiên nhuốm chút màu ảm đạm của cái mà bà Huyện Thanh Quan khi xưa gọi là "hý trường".[1]

     (4) Mùa xuân, tự nhiên tôi muốn gác hết mọi việc bận rộn để lên rong chơi trên những đồi cỏ gần vùng mộ Vua. Ở đó tôi có thể nằm ngửa mặt trên cỏ, ngước mắt nhìn chùm hoa lê nở trắng muốt trên cao. Tôi đã tìm đến định sống ở nhiều đô thị bắc nam; ở đó tôi có thể tìm thấy mọi cái cần cho cuộc sống của tôi, chỉ thiếu một cái mà tôi không chịu nổi, là thiên nhiên.

     (5) Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khí đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ tỏa ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là "yên tĩnh hơn" trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt "quyền yên tĩnh" của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết "Trùng Cửu". Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhân ngồi uống rượu trên đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: "Minh triêu sất mã sơn đầu quá - Ngọa thính tùng thanh ức ngã sầu"... [2]
 […]

Huế 4.8.2003
H.P.N.T
(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Tạp chí sông Hương số 179-180/01&02 - 04, 07/07/2009)

Chú thích:

[1]: Nơi biểu diễn các loại hát nghệ thuật sân khấu, rạp hát.
[2]: Sáng mai ruỗi ngựa lên đầu núi - nghe thông reo chợt nhớ ta buồn.

0