K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2017

\(27^5=\left(3^3\right)^5=3^{15}\)

\(245^3>243^3=3^3.81^3=3^3.\left(3^4\right)^3=3^3.3^{12}=3^{15}\)

\(\Rightarrow245^3>27^5\)

14 tháng 7 2017

\(27^5\)\(=14348907\)

\(245^3=14706125\)

Vậy : \(14348907>14706125\)

Nên : \(27^5< 245^3\)

9 tháng 11 2021

nói về sự yêu thương con của mẹ

đoạn văn: nẹ là người sinh ra chúng ta, lo cho chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ.

mẹ lo cho chúng ta từng li từng tí, thg yêu ta hết mực. Và chỉ  mẹ sẵn sàng hi sinh bản thân

để đổi cho chúng ta 1 cuộc sống tốt đẹp. trên thế gian ko ai tốt bằng mẹ, mẹ là nơi để con tìm về. vì thế chúng ta

pk sống sao cho xứng với công lao trời biển ấy, ko phụ lòng cha mẹ.

cho mk nhé

18 tháng 7 2017

27^5=3^(3.5)=(3^5)^3=243^3<245^3

Suy ra 27^5<245^3

18 tháng 7 2017

\(27^5< 245^3\)

Ai đi ngang qua cho xin nhé.

3 tháng 8 2016

đù, chữ soyeon viết sai rùi, trong số 3 ng` bn liệt kê, có mỗi mk là đc, 2 đứa còn lại chuyên ik copy bài, giúp sao đc

A = (650 x 3 + 700) : 1,2

A = (325 x 2 x 3 + 700) : 1,2

A = (325 x 6 + 700) : 1,2

=> \(\frac{A}{B}=\frac{\left(325\times6+700\right):1,2}{\left(325\times6+700\right):3,6}=:\frac{1,2}{3,6}=3\)

=> A > B

3 tháng 8 2016

Mẹ con kia nói hẳn hoi

Ta có: B = ( 325 x 6 + 700 ) : 3,6

               = (325 x 2 x 3 + 700) : 3,6 

               = (650 x 3 + 700) : 3,6

Và A = (650 x 3 + 700) : 1,2 

Ở đây số bị chia đều là (650 x 3 + 700) 

Vậy ta chỉ việc số sánh số chia . Phép chia nào có số chia nhỏ hơn thì lớn hơn, phép chia nào có số chia lớn hơn thì nhỏ hơn

23 tháng 1 2019

= -36 x 48 + -36 x 22 + 70 x 136

= -36 x (48 + 22) + 70 x 136

= -36 x 70 + 70 x 136

= (-36 + 136) x 70

= 100 x 70

= 7000

Bạn viết sai đề bài.

   -36 x 48 + (-36) x 22 + 70 x 136

= -36. (48+22) + 70 x 136

= -36 x 70 + 70 x 136

=70 x (-36+136)

=70 x 100

=7 000

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Phân loại các từ sau theo cấu tạo của chúng: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
4
5 tháng 8 2021

đm mày

28 tháng 1 2022

???????

12 tháng 12 2018

a,A<B

b,A<B

12 tháng 12 2018

ghi rõ cách làm giùm mk với !

What lớp 3, bài này lớp 6 mà. Phó từ lớp 3 chưa học mà. Hỏi xàm nha.

11 tháng 3 2020

1. PTBĐ chính: miêu tả

3. Hình ảnh so sánh: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

Tác dụng của hình ảnh so sánh là: giúp thể hiện và miêu tả rõ nét hơn dáng người của dế choắt

24 tháng 9 2021

làm lại a) 

516=216+316−516=−216+−316

b) 516=416916

lưu ý là 9 phần 16 nhé

24 tháng 9 2021

a =-0 3125

b=o

HT

22 tháng 12 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị chiến dịch Thu Đông, nhằm đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp. Cuốn sách gồm có 6 phần: 1. Phê bình và sửa chữa; 2. Mấy điều kinh nghiệm; 3. Tư cách và đạo đức cách mạng; 4. Vấn đề cán bộ; 5. Cách lãnh đạo; 6. Chống thói ba hoa. Cho đến nay, những chỉ dạy của Bác vẫn được coi là kim chỉ nam cho cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình và trong cách ứng xử với Nhân dân và trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bác Hồ viết: “phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm… Chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người".

Như vậy, tức là nhìn vào việc làm để đánh giá, nhận xét phải trung thực, thẳng thắn, không thêm, không bớt. Khi đánh giá, phải đánh giá cả ưu điểm, khuyết điểm, để người được đánh giá thấy yếu mà khắc phục, thấy mạnh mà cố gắng. Nếu chỉ phê bình mà không nhìn nhận những gì cán bộ, công chức làm được, thì bản thân họ dễ sinh buồn phiền, chán nản, ít nhiều làm họ nhụt ý chí phấn đấu.
Bác còn dạy “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt”. Đây là việc làm này phải thường xuyên, liên tục để bản thân có thể nhìn nhận được điểm yếu, điểm mạnh của mình, biết mình đang “đứng” ở đâu về chuyên môn, năng lực. Đánh giá trên thực tế, có một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự áp dụng lời dạy này như một cẩm nang để tự phấn đấu, không tự kiểm điểm, phê bình bản thân trước, mà chỉ đổ trách nhiệm và phê bình người khác, điều đó làm cán bộ, công chức không thể “trưởng thành” trong công việc.
Tổng kết thực tiễn trong hoạt động của cán bộ, đảng viên, Bác chỉ ra rằng, khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì cũng phải trả lời câu hỏi “Vì ai mà làm? Đối với ai phụ trách?". Cán bộ, công chức làm vì Nhân dân, do vậy phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Nhân dân có trình độ hiểu biết khác nhau, phải tìm đủ cách giải thích cho Nhân dân hiểu. Mọi việc làm phải hợp với trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Từ đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức. chứ không được “đứng trên” mà làm theo cách hạ lệnh, cách cưỡng bức. Bác cũng chỉ ra, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ thì phải sâu sát quần chúng, tránh bệnh hình thức, xa rời nhân dân.

Từ thực tiễn, Bác đã đúc kết “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Tổ chức thực hiện công việc thành hay không đều phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Người nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", chính là quan điểm về con người với vai trò vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Chính vì vậy, đối với công việc, phải nghiên cứu, rút kinh nghiệm công việc đã làm một cách tường tận, gốc rễ; tỉ mỉ, cẩn thận, toàn diện trước khi thực hiện công tác mới.

Người cũng nêu lên phận sự của người cán bộ, đảng viên là phải trọng lợi ích của Đảng hơn hết, phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đảng viên và cán bộ phải có “đạo đức cách mạng" là Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng, Liêm.

Người chỉ rõ bổn phận của người đảng viên là suốt đời tranh đấu cho dân tộc, cho Tổ quốc; đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, lên trước hết; hết sức giữ kỷ luật và giữ bí mật của Đảng; kiên quyết thi hành những nghị quyết của Đảng; cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc; cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hóa. Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng.  

Bác cũng dạy cán bộ, công chức về cách nói, cách làm. Như đã nói ở trên, Người đã chỉ ra, làm việc gì cũng phải xác định “vì ai mà làm”. Theo đó, trong cách viết không nên dài dòng, rỗng tuếch, không có nội dung, nhưng cũng không dùng danh từ lạ, nói hoặc viết theo cách Tây để quần chúng không hiểu. Bác chỉ ra căn bệnh theo "sáo cũ", đó là làm việc thiếu chuẩn bị, nội dung mênh mông, không thiết thực, công thức máy móc, nói, viết những từ hoa mỹ, quần chúng không hiểu, không đem lại kết quả.

Cán bộ, công chức muốn Nhân dân hiểu, phải học cách nói của quần chúng, dùng những lời lẽ giản đơn, thiết thực, dễ hiểu. Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Khi chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, thì chớ nói, chớ viết. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận.

Trước khi đi xa, trong Di chúc, Bác Hồ cũng không quên dặn lại một cách tâm huyết: Mỗi đảng viên, cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Nói theo Bác, người cán bộ công chức không có phận sự nào khác ngoài phận sự phục vụ nhân dân vì dân mà làm các việc.

Tư tưởng phục vụ nhân dân là tư tưởng cốt lõi trong đạo đức, nhân cách của Người.
Để nâng cao đạo đức, phẩm chất của người cán bộ, công chức, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần chống các căn bệnh như: xa rời thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là thái độ vô cảm, lạnh lùng thiếu trách nhiệm của người cán bộ công chức trước những yêu cầu của người dân; Bệnh quan liêu, hình thức, coi trọng thủ tục hơn hiệu quả cũng đang có nguy cơ lan rộng trong cán bộ công chức... Những lời dạy sâu sắc của Bác về đạo đức của người cán bộ công chức vẫn luôn là kim chỉ nam cho hành động của mỗi cán bộ, công chức sinh thời cũng như hiện tại.

22 tháng 12 2018

Cái gì không có lợi cho địch là có lợi cho ta”[1].

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài “Mười khó khăn của Pháp” bút danh C.B, đăng trên Báo Nhân dân, số 27, ngày 01 tháng 10 năm 1951.

Chiến dịch Biên Giới năm 1950 kết thúc, ta giành thắng lợi lớn, diệt trên 8.000 quân địch thu nhiều vũ khí, trang bị, giải phóng vùng biên giới rộng lớn từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn) mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công. Thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn ở chính quốc và trên chiến trường Đông Dương; nhưng vẫn tập trung tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ của Mỹ, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc hòng duy trì sự đô hộ lâu dài trên đất nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng tình hình quốc tế, nội tình nước Pháp và cục diện chiến trường Việt Nam một cách khách quan, toàn diện, biện chứng, khoa học và chỉ ra mười khó khăn mà Pháp phải đối diện; từ đó Bác có những chỉ đạo chiến lược xác đáng nhằm giành thế chủ động tiến công liên tục trên chiến trường, quyết đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ.

Thực hiện chỉ đạo của Người, quân và dân ta đã đoàn kết, hợp đồng, phát huy thế mạnh của ta, khoét sâu điểm yếu của địch với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thấu triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong phân tích, đánh giá tình hình địch, ta để lựa chọn hình thức tác chiến phù hợp luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt nhằm phát huy mọi ưu thế, sức mạnh tổng hợp, tranh thủ thời cơ để quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội, cùng toàn Đảng, toàn dân giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tốt diễn tập với tinh thần thi đua “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, không để Tổ quốc bị động bất ngờ trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ngày 02 tháng 10

Địch công thành, ta công tâm, phải lấy được lòng dân”[2].

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, Báo Nhân dân, đăng số 2750, ngày 02 tháng 10 năm 1961.

Đây là sự thể hiện nhất quán quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc phải luôn luôn lấy dân làm gốc, phải thấy được sức mạnh vô địch từ nhân dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng qua”. Đây cũng là đặc trưng tiêu biểu về bản chất của Quân đội ta – quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về việc luôn coi trọng và đặt lên hằng đầu sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” là một bộ phận của tiềm lực chính trị tinh thần; dựa vào nhân dân, được nhân dân ủng hộ, che chở giúp đỡ; đồng thời, huy động và khai thác tiềm lực to lớn từ nhân dân, sức mạnh vô địch của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhờ xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, biết khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, căm thù giặc và sức mạnh của lòng dân, các lực lượng cách mạng đã tổ chức đấu tranh bằng nhiều hình thức, thực hiện Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, liên tục vây ép, tiến công địch cả về chính trị, quân sự, tiêu hao từng bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh, “căng, kéo, kìm, giữ địch“, buộc chúng phải phân tán đối phó, góp phần làm cho địch sa lầy bị động, tạo thế cho cấp trên và cùng bộ đội chủ lực ta tiêu diệt địch, giành thắng lợi. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “thế trận lòng dân” tiếp tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chăm lo xây dựng và củng cố vững chắc; kết hợp chặt chẽ với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được dân tin, dân mến, dân yêu, dân giúp đỡ là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” và niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Ngày 03 tháng 10

Về mặt văn hóa, thì dù ai mù quáng đến mấy cũng phải thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa của ta thắng lợi vẻ vang.

Chúng ta có quyền tự hào, nhưng chúng ta không được tự mãn”[3].

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Một thắng lợi vẻ vang”, bút danh T.L, đăng trên Báo Nhân dân, số 2389, ngày 03 tháng 10 năm 1960.

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập (02/9/1945), Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hoá do nhân dân lao động sáng tạo, giữ gìn và hưởng thụ – đó là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiến bộ, hiện đại, nhân văn và không ngừng phát triển.

Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị, sức mạnh và sự cần thiết của việc coi trọng xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Quan tâm xây dựng nền văn hóa VIệt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; không ngừng phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn hóa, văn minh; cải thiện nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động, khơi dậy tinh thần giữ gìn, sáng tạo văn hóa của cộng đồng xã hội. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các qui tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.

Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, truyền thống tốt đẹp của quân đội, trở thành một giá trị văn hoá quân sự với những nét đặc trưng tiêu biểu được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân. Thực hiện chất lượng, hiệu quả phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào thi đua Quyết thắng, các chương trình hành động và được cụ thể hóa thành cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội”, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Ngày 04 tháng 10

Cán bộ chăm chỉ làm việc chưa đủ, cần phải biết làm việc cho có phương pháp. Phải cần mà phải cẩn nữa”[4].

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Thiếu óc tổ chức – một khuyết điểm lớn trong các ủy ban nhân dân”, bút danh Chiến Thắng, đăng trên Báo Cứu quốc, số 58, ngày 04 tháng 10 năm 1945.

Đây là thời điểm đất nước mới giành được độc lập, chính quyền cách mạng mới được thiết lập, phải đối diện với một khối lượng lớn công việc cần được giải quyết, đòi hỏi đội ngũ cán bộ các cấp phải dốc hết tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, song cần phải có sự tổ chức khoa học, hiệu quả. Do vậy, Bác đã viết bài để căn dặn đội ngũ cán bộ các cấp chỉ làm việc chăm chỉ là chưa đủ, mà phải làm việc khoa học, mới mang lại hiệu quả cao trong tổ chức, sắp xếp công việc của chính quyền mới.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Thấu suốt quan điểm của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, chế độ; là khâu then chốt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nên đã dày công tổ chức, đào tạo, rèn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, chất lượng ngày càng cao, là nhân tố quan trọng đóng góp vào những thành quả vĩ đ...