K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 giờ trước (9:32)

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là một vấn đề quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người mà còn bảo vệ hệ sinh thái và duy trì sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

1. Quản lý chất thải chăn nuôi hiệu quả:

  • Xử lý phân và chất thải: Phân của gia súc, gia cầm nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Một số biện pháp như sử dụng phân bón hữu cơ, sản xuất khí biogas từ phân động vật hoặc xử lý phân bằng các công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Tái chế và sử dụng lại chất thải: Chất thải từ chăn nuôi có thể được tái chế thành phân bón hoặc thức ăn cho động vật, giúp giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm.

2. Kiểm soát khí thải và mùi hôi:

  • Giảm phát thải khí metan: Trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, khí metan (CH₄) được phát sinh trong quá trình tiêu hóa. Để giảm phát thải khí này, có thể áp dụng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn cho động vật (tăng cường chất xơ), sử dụng công nghệ hấp thụ khí thải.
  • Xử lý mùi hôi: Các trang trại chăn nuôi có thể áp dụng hệ thống lọc khí, xử lý mùi hôi bằng các phương pháp như dùng hệ thống phun sương hoặc chế phẩm sinh học để giảm thiểu mùi từ phân và thức ăn.

3. Quản lý tài nguyên nước:

  • Tiết kiệm nước trong chăn nuôi: Nước là nguồn tài nguyên quan trọng trong chăn nuôi, do đó cần phải sử dụng nước một cách hiệu quả. Cần áp dụng các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, kiểm tra và bảo trì hệ thống cấp nước để tránh lãng phí.
  • Xử lý nước thải: Nước thải từ trang trại cần được xử lý đúng cách để không gây ô nhiễm nguồn nước. Các hệ thống xử lý nước thải như lọc, xử lý hóa học và sinh học có thể được sử dụng để làm sạch nước trước khi thải ra môi trường.

4. Sử dụng thức ăn chăn nuôi bền vững:

  • Chọn thức ăn chất lượng cao và hiệu quả: Sử dụng thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt giúp động vật phát triển nhanh và khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa và giảm thiểu tác động đến môi trường.
  • Giảm sử dụng kháng sinh và hóa chất: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi có thể làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cần áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và bền vững, sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách.

5. Phát triển chăn nuôi hữu cơ:

  • Chăn nuôi hữu cơ: Chăn nuôi hữu cơ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Việc nuôi dưỡng động vật bằng thức ăn hữu cơ và tạo ra môi trường sống tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe động vật và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

6. Phát triển hệ thống chăn nuôi theo hướng bền vững:

  • Hệ thống chăn nuôi kết hợp: Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt có thể giúp tận dụng các chất thải từ chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
  • Chăn nuôi theo chuỗi khép kín: Áp dụng mô hình chuỗi khép kín trong chăn nuôi, nơi tất cả các quy trình từ thức ăn, chăm sóc đến xử lý chất thải đều được quản lý một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu tác động đến môi trường.

7. Tăng cường giáo dục và nhận thức cộng đồng:

  • Tuyên truyền và đào tạo: Cần nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin và đào tạo các phương pháp chăn nuôi bền vững. Điều này giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất.

Kết luận:

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Cần áp dụng các biện pháp như quản lý chất thải, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng thức ăn bền vững, và phát triển mô hình chăn nuôi hữu cơ để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

17 tháng 4 2023

Tham khảo nek 

1A

2B

3B

 

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp:Ô nhiễm môi trường đấtDư thừa thuốc bảo vệ thực vật trong đất.................................................................................................................................................................................................................... 2. Ô nhiễm môi trường nướcChất thải chăn nuôi chưa xử lí bị thải bỏ vào sông, suối, ao,...
Đọc tiếp

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp:

  1. Ô nhiễm môi trường đất
  • Dư thừa thuốc bảo vệ thực vật trong đất
  • .....................................................................
  • ................................................................................
  • ...............................................................

2. Ô nhiễm môi trường nước

  • Chất thải chăn nuôi chưa xử lí bị thải bỏ vào sông, suối, ao, hồ.
  • ...............................................................................................................
  • ..................................................................................................................
  • ..............................................................................................................

3. Ô nhiễm môi trường không khí

  • Phân, nước thải chăn nuôi tạo ra các mùi khó chịu
  • ........................................................................................
  • .....................................................................................................
  • ................................................................................
1
18 tháng 12 2016

1/ Ô nhiễm môi trường đất:

+ Dư thừa thuốc bảo vệ thực vật trong đất

+ Dùng thuốc hóa học hoặc phân bón quá mức

+ Xử lí rác chưa đúng cách

+...

=> Các điều kiện trên thường gây ảnh hưởng tới mooi trường đất

2/ Ô nhiễm môi trường nước:

+Chất thải chăn nuôi xử lí bị thải bỏ vào sông, suối, ao, hồ.

+ ô nhiễm vật lí

+ Ô nhiễm hóa học

+ Ô nhiễm sinh học

+ ....(phần này mình không biết đúng chưa)

=> Các điều kiện trên cũng gây ảnh hưởng tới môi trường nước

3/ Ô nhiễm môi trường không khí

+ Phân , nước thải chăn nuôi tạo ra các mùi khó chịu

+ Xử lí rơm rạ chưa hợp lí tạo ra khói độc

+ QUá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp

+ Các nhà máy, xưởng thải khói độc hại ra môi trường

=> Các điều kiện trên cũng gây ô nhiễm môi trường

Chúc bạn học tốt

18 tháng 12 2016

Cảm ơn bn nhìu nha!!!

 

10 tháng 5 2021

 Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

- Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí, …

- Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng

- Thức ăn

- Nước uống, tắm

13 tháng 10 2016

Trong sách vnen 7 có, mình học rồi

Ở địa phương em trâu là một loài động vật không thể thiếu trong mọi nhà. Đa số nhà nào cũng nuôi trâu, vì trâu mang lại sức kéo thần kì cho các bác nông dân. Trâu không chỉ đem lại sức kéo mà còn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: trống làm bằng da trâu, giày, dép, túi, đồ công mĩ nghệ,...Trâu còn đem lại ngành nghề sản xuất khác trong xã hội và cung cấp nguồn phân bón dồi dào cho cây ở địa phương em. Về phần phương thức chăn nuôi, hầu hết các gia đình đều chăn thả tự do. Đặc biệt là trâu không cần điều kiện vật chất nào. Nuôi trâu cần có kinh nghiệm cao như: Chăm sóc tốt, nuôi dưỡng tốt. Khi trâu bệnh phải tiêm ngừa, phòng bệnh cho trâu. Bổ sung thêm thức ăn tốt cho trâu nếu thức ăn ngoài tự nhiên chưa đủ,...

Kết quả nhận được sau 1 năm là một chú trâu to khỏe, chắc ngậy. Năng suất cực kì cao, chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng.

Chuk  bn hc tốt 

9 tháng 10 2016

Cái này bn phải tự tìm hiểu ở địa phương mk chứ, hoặc là bn phải ns cái địa phương của bn ra để bọn tớ còn tìm hiểu, chính q.hương mk mà cò ko bt có vật nuôi gì thì mk cg chịu bn thôi.

5 tháng 1 2017

5.Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng với môi trường sinh thái và đời sống con người

- Rừng đc ví như lá phổi xanh của Trái Đất. Cây từng quang hợp thu nhậm khí cacbonic và giải phóng khí oxi, lọc các khí độc hại giúp điều hòa không khí

-Rừng có tác dụng giữ nước, làm giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục được xói mòn đất, tăng mực nước ngầm. Do vậy, rừng góp phần giảm nguy cơ lũ quét, sạt lỡ đất, hạn hán..

- Cây rừng liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiều cho đất.

- Rừng ven biển có vai trò chắn cát, chắn gió bảo, bảo vệ đê biển...

- Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật.

- Rừng cũng là nguồn cung cấp gỗ và nhiều loài lâm sản quan trọng khác cho đời sống và sản xuất như chế rác đồ thủ công mĩ nghệ làm nhạc, sản xuất giấy

- Rừng cung cấp nhiều dược liệu quan trọng và dự trữ nhiều vùng ven quý

- Rừn còn là nơi du lịch sinh thái, thăm quan thắng cảnh thiên nhiên.

* Với bản thân là học sinh cần làm những việc để bảo vệ môi trường là:

- Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

- Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng và đất rừng

- Phòng chống cháy rừng đốt rừng, phá rừng

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng...

9 tháng 11 2016

h cần ko, làm cho

5 tháng 2 2021

Để bảo vệ môi trường, phân chuồng cần được xử lí như sau:

+ Chôn ở những nơi không có người ở

+ Làm phân bón

 

1 tháng 5 2024

D. Đi du lịch.

26 tháng 10 2016

Phần này mình làm con gà. Các bạn có thể đọc để tham khảo:

1. Lợi ích: thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nó còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và lông gà cũng có thể dùng để làm chồi, cầu lông. Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, đem lại nguồn thu nhập lớn về kinh tế.

2. Phương thức chăn nuôi: thông thường, nuôi gà theo 2 phương thức: nuôi bán chăn thả tự do hoặc nuôi nhốt.

3. Công việc cần làm: khi tiến hành nuôi gà theo những phương thức này, ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện chăn nuôi như sau:

B1: lựa chọn địa điểm.

B2: thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết.

B3: chọn con giống.

B4: chuẩn bị thức ăn, nước uống.

B5: vệ sinh thú y.

B6: quản lí chất thải và xác chết.

4. Kinh nghiệm chăn nuôi: muốn chăn nuôi đạt kết quả, cần phải thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà sinh sản, việc đàn gà đẻ trứng đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi vì thế, ta nên chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe. Khi những ngày nắng nóng, cẩn phun mưa cho mái tôn hay mái pro-xi măng giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Còn những ngày rét đậm, rét hại cũng cần quay bạt kín quanh chuồng, thắp bóng đèn tròn sưởi ấm cho gà.

5. Kết quả: thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi sẽ đạt kết quả; vật nuôi phát triển nhanh, cho ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

6. Đề xuất: mong mọi người sẽ tạo ra những sản phẩm vật nuôi thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúc bạn học tốt!

18 tháng 12 2018

1. Lợi ích: thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nó còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và lông gà cũng có thể dùng để làm chồi, cầu lông. Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, đem lại nguồn thu nhập lớn về kinh tế.

2. Phương thức chăn nuôi: thông thường, nuôi gà theo 2 phương thức: nuôi bán chăn thả tự do hoặc nuôi nhốt.

3. Công việc cần làm: khi tiến hành nuôi gà theo những phương thức này, ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện chăn nuôi như sau:

B1: lựa chọn địa điểm.

B2: thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết.

B3: chọn con giống.

B4: chuẩn bị thức ăn, nước uống.

B5: vệ sinh thú y.

B6: quản lí chất thải và xác chết.

4. Kinh nghiệm chăn nuôi: muốn chăn nuôi đạt kết quả, cần phải thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà sinh sản, việc đàn gà đẻ trứng đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi vì thế, ta nên chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe. Khi những ngày nắng nóng, cẩn phun mưa cho mái tôn hay mái pro-xi măng giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Còn những ngày rét đậm, rét hại cũng cần quay bạt kín quanh chuồng, thắp bóng đèn tròn sưởi ấm cho gà.

5. Kết quả: thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi sẽ đạt kết quả; vật nuôi phát triển nhanh, cho ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

6. Đề xuất: mong mọi người sẽ tạo ra những sản phẩm vật nuôi thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.