K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3

Trong tình huống này, cả hai bạn H và V đều có hành vi không đúng, vì mỗi người đều có những hành động và thái độ thiếu kiềm chế, gây rối và dẫn đến sự cãi vã không cần thiết.

1. Hành vi của bạn H:

  • Sai vì hành động của bạn H là không tôn trọng bạn V. Khi bạn V từ chối việc chép bài, bạn H đã không kiên nhẫn và trong lúc tức giận đã có hành động tiêu cực như ném cặp của bạn V xuống đất và chửi bạn V là "đồ ích kỉ." Đây là hành động thiếu kiềm chế cảm xúc và không thể chấp nhận trong môi trường học đường, nơi mà sự tôn trọng lẫn nhau và phép lịch sự rất quan trọng.

2. Hành vi của bạn V:

  • Sai vì sau khi bị khiêu khích, bạn V đã không giữ được bình tĩnh và đã xô đẩy bạn H khiến bạn H loạng choạng. Dù hành động của bạn H không đúng, nhưng bạn V cũng không nên phản ứng bằng cách dùng bạo lực. Việc xô đẩy và gây sự sẽ chỉ làm tình hình trở nên căng thẳng hơn và không giải quyết được vấn đề.

3. Tình huống cãi vã giữa hai bạn:

  • Cả hai đều sai vì đã không kiềm chế cảm xúc, dẫn đến cự cãi không có lý do chính đáng. Cả hai bên đều cần học cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách lắng nghe và trao đổi một cách bình tĩnh, thay vì hành động tiêu cực.

4. Nếu em thấy hai bạn như vậy thì em sẽ làm gì?

  • Nếu em chứng kiến tình huống như vậy, điều đầu tiên em sẽ cố gắng can ngăn hai bạn, khuyên nhủ để họ bình tĩnh lại. Em có thể nói với họ rằng hành động nóng giận sẽ chỉ làm tình hình thêm căng thẳng và không giải quyết được vấn đề. Nếu cần thiết, em có thể gọi thầy cô hoặc người có thẩm quyền để giúp giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và hợp lý. Ngoài ra, em cũng có thể khuyên cả hai bạn hãy lắng nghe nhau và cùng tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Theo em hành vi cự cãi của 2 bạn là sai vì:

-H là nguồn cơn gây mâu thuẫn khi nhờ vả V cho chép bài trong khi đó là vi phạm nội quy, do không đạt được mục đích nên H đã có những hành động như ném cặp, xúc phạm V

-Trong tình huống này V đã không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, có những hành động xô xát rất nguy hiểm

Nếu thấy 2 bạn như vậy em sẽ: 

-Em sẽ cùng các bạn khác khuyên can để không sảy ra những hậu quả đáng tiếc

-Báo ngay cho thầy cô nếu 2 bạn vẫn không chịu dừng lại hoặc có nguy cơ xảy ra xô xát lớn hơn

-Sau khi cả hai bình tĩnh lại, em sẽ nói chuyện với từng bạn, giúp các bạn hiểu ra sai lầm của mình và khuyến khích hòa giải không bạo lực

..........

16 tháng 12 2016

1.Em không tán thành việc làm đó, vì như thế là không trung thực. Em khuyên hai bạn nên làm bài bằng chính thực lực của mình, không nên cho nhau chép bài như thế là không tốt.

2.a) hành vi của Hưng là hoàn toàn sai

b) Em khuyên Hưng nên tự mình làm bài của mình và chắc chắn bài kết quả của mình chứ không nên nhìn bài bạn khác

 

16 tháng 12 2016

1. em ko tán thành việc làm của 2 bạn. Vì:

- việc làm đó thể hiện tính thiếu trung thực ở người học sinh

- việc làm đó thể hiện tính thiếu tôn sư trọng đạo( không làm theo lời thầy cô giáo dạy)

- vi phạm nội quy của trường, của lớp.

Em sẽ khuyên 2 bạn không nên tái phạm hành vi đó nữa.

2. a/ hành vi của Hưng là hoàn toàn sai. Nó thể hiện tính a dua, ba phải, luôn hoang mang dao động, không tin tưởng vào khả năng của mình.

=> Hưng là người thiếu tự tin.

b/ Em sẽ khuyên Hưng:

- cần khắc phục tính ba phải, hoang mang dao động cảu minh

- cải thiện tính tự tin ở bản thân.

MÌNH CHỈ NGHĨ ĐC VẬY THÔI ^^hihi

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?

Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

b. Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Câu 4: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?

b. Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?

Câu 5: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.

a. Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

b. Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng

Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao?

Help me! Mai tớ phải kiểm tra rồi!

1

Câu 1: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.

Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Câu 2
Giản dị được hiểu  một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Biểu hiện: Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu
Ăn mặc phù hợp với điều kiện của bạn thân
Không nên kiêu căng, kiêu ngạo
Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, đồng cảm

31 tháng 10 2018

1)Nếu em là b, em sẽ nói với a: " Cảm ơn bạn vì muốn giúp đỡ mình trong lúc kiểm tra vừa rồi. Nhưng mình không chấp nhận không phải mình ghét bạn mà là vì trong giờ kiểm tra, không nên nhắc bài, gian lận; ngược lại phải biết trung thực vì qua giờ kiểm tra, cô sẽ biết bạn nào học kém, bạn nào học giỏi để cho bài phù hợp. Thế nên bạn đừng giận mình nữa nhé!"

2)Nếu em là a, em sẽ nói với b: " Cảm ơn bạn vì muốn giúp đỡ mình trong lúc kiểm tra vừa rồi. Nhưng mình không chấp nhận không phải mình ghét bạn mà là vì trong giờ kiểm tra, không nên nhắc bài, gian lận; ngược lại phải biết trung thực vì qua giờ kiểm tra, cô sẽ biết bạn nào học kém, bạn nào học giỏi để cho bài phù hợp. Thế nên bạn đừng giận mình nữa nhé!"( Câu trên cũng tương tự, chỉ thay tên thôi mà!gianroi???)

30 tháng 10 2018

Em sẽ nói : "Mỗi người đều có 1 lòng tự trọng . Không được chép bài ,nhìn bài của bạn khác, dù khó khăn đến mấy cũng không được nhìn bài vì nếu vậy sẽ mất lòng tự trọng.

30 tháng 10 2016

Hành động của hai bạn không phải đoàn kết tương trợ. Hành động của hai bạn cho ta nhận thấy hai bạn đang quá yếu đuối, tình bạn phụ thuộc và lợi dụng nhau.

24 tháng 12 2016

a,

Em thấy việc làm của bạn Sơn và Hải là sai. Bởi vì đó là không phải tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi cho bạn chép bài, hay thảo luận bài cùng bạn trong giờ kiểm tra, đó là chính chúng ta đã làm hại đến người bạn, đến mình.

b,

Nếu là Thủy, em sẽ khuyên rằng: " Hai bạn không nên trao đổi bài trong giờ kiểm tra như vậy, hãy học bài ở nhà trước khi kiểm tra nhé", nói vậy mà các bạn còn không nghe thì mình mách cô.

ahihi, ngoài đời là em méc cô luôn ớ, bài của em thì em làm, em ko cho đứa nào chép cả, chúng nó chép bài em hoặc chép bài nhau em mách cô luôn, ahihi hiha, vậy nên em chả bao giờ chép bài cả.

25 tháng 12 2016

hiha

17 tháng 12 2019

có thể nói Hằng như vậy là không đúng nhưng muốn làm bạn trở lại thì phải biết xin lỗi lẫn nhau và làm lành, hãy làm những việc tốt đẹp cho nhau và giúp 2 bạn thấu hiểu nhau hơn và mai sau sẽ trở thành một tình bạn bền lâu mãi mãi

tích mình

24 tháng 10 2023

a) Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn H vì nếu trung tâm văn hoá vẫn còn xa thì chúng ta cần chịu khó tới đó để tham dự từ đó học sẽ có hiệu quả hơn

b) Em sẽ khuyên bạn H rằng bạn nên đi đến trung tâm văn hoá dù đường xa nhưng bạn phải có ý chí quyết tâm không lùi bước để đến trường và đạt được kết quả học tốt nhất

c) Nếu là H em sẽ cố gắng tự đi đến trung tâm văn hoá dù đường xa nhưng em vẫn đi bộ để rèn luyện sức khoẻ vừa học được những điều bổ ích.