Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hệ nội tiết ở người SVIP
I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Sản phẩm của các tuyến nội tiết (hormone) được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích để tham gia điều hòa hoạt động của các cơ quan và giữ cho môi trường trong cơ thể luôn ổn định.
- Hormone:
+ Có hoạt tính sinh học cao: Chỉ một lượng nhỏ cũng gây ra tác động rõ rệt.
+ Có tính đặc hiệu: Mỗi hormone chỉ tác động đến một/một số cơ quan nhất định (cơ quan đích).
Hormone estrogen (ở nữ) và testosterone (ở nam)
Các tuyến nội tiết ở người: Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục.
Một số tuyến nội tiết ở người
- Tuyến yên:
+ Tiết ra các hormone điều hòa hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trên cơ thể (tuyến giáp, tuyến sinh dục,...).
+ Tiết ra các hormone ảnh hưởng đến một số bộ phận trên cơ thể (cơ, xương, da,...).
Các hormone do tuyến yên tiết ra
- Tuyến tùng:
+ Điều hòa nhịp sinh học của cơ thể (hormone melatonine).
- Tuyến giáp:
+ Điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào (hormone thyroxine).
+ Điều hòa calcium trong máu (hormone calcitonin).
- Tuyến cận giáp:
+ Điều hòa calcium trong máu (hormone PTH).
- Tuyến ức:
+ Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch (hormone thymosin kích thích quá trình sản xuất và phát triển của tế bào lympho T).
- Tuyến trên thận:
+ Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, hạn chế tác động của stress (hormone adrenalin, noradrenalin, cortisol).
+ Điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (hormone cortisol).
+ Duy trì thể tích máu và huyết áp ổn định (hormone aldosterone).
+ Điều hòa sinh dục nam (hormone androgen).
- Tuyến tụy:
+ Điều hòa lượng đường trong máu (hormone insulin và glucagon).
+ Vừa có chức năng ngoại tiết (tiết dịch tiêu hóa), vừa có chức năng nội tiết (tiết hormone) → tuyến tụy là tuyến pha.
- Tuyến sinh dục:
+ Điều hòa quá trình sinh sản và gây ra những biến đổi trên cơ thể ở tuổi dậy thì (hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ).
Câu hỏi:
@200997558996@@201623178417@
II. MỘT SỐ BỆNH VỀ TUYẾN NỘI TIẾT
Một số bệnh về tuyến nội tiết: Đái tháo đường, bướu cổ, lùn hoặc khổng lồ, hội chứng Cushing,...
- Đái tháo đường (tiểu đường): Phần lớn là do tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin hoặc insulin không phát huy tác dụng → giảm khả năng chuyển hóa glucose thành glycogen → lượng glucose trong máu tăng cao → đào thải glucose qua nước tiểu.
- Bướu cổ do thiếu iodine → tuyến giáp không tiết đủ hormone thyroxine → tuyến yên tiết hormone TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp → gây phình to.
Người bình thường (bên trái) và người mắc bệnh bướu cổ (bên phải)
- Lùn hoặc khổng lồ:
+ Khi lượng hormone GH được tạo ra quá nhiều → tế bào sụn và xương phân chia mạnh mẽ → gây bệnh khổng lồ (cao hơn 2 m).
+ Khi lượng hormone GH được tạo ra quá ít → làm chậm sự phát triển của xương → gây bệnh lùn (thấp dưới 1,2 m).
- Biện pháp phòng tránh:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây