Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình về mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
đoạn thơ trên không chỉ là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. Mà nó còn tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian. Đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến. Thông qua hình tượng Việt Bắc, Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến

a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.
a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.

Câu 1:
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Câu 2:
Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc.
Câu 2:
Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

xem nhé
Phân Tích:
1. Hai mươi câu đầu
Phân tích đoạn thơ trích trong Việt Bắc của Tố Hữu:
"Mình về mình có nhớ ta (...) Tân trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"
Bốn câu đầu là lời Việt Bắc tỏ bày với người cán bộ chiến sĩ khi chia tay:
"Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng /Mình về mình có nhớ không /Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
Điệp từ "nhớ" luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. Cách xưng hô "mình - ta" mộc mạc, thân gần gợi liên tưởng ca dao: "Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ". "15 năm" là chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ năm 1940 thời kháng Nhật và tiếp theo là phong trào Việt Minh, đồng thời cũng là chi tiết gợi cảm - nói lên chiều dài gắn bó thương nhớ vô vàn. Câu thơ mang dáng dấp một câu Kiều - Mười lăm năm bằng thời gian Kim - Kiều xa cách thương nhớ mong đợi hướng về nhau (Những là rày ước mai ao - Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình). Cảm xúc đậm đà chất dân gian, đậm đà chất Kiều. Âm điệu ngọt ngào, giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy dạt dào thiết tha. Việt Bắc hỏi về: "Mình về mình có nhớ không - Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?". Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc - cội nguồn cách mạng.
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:
"Tiếng ai tha thiết bên cồn/ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi /Áo chàm đưa buổi phân li /Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
"Bâng khuâng, bồn chồn" là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong... lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà Nội (10-1954), biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
"Áo chàm đưa buổi phân li" là một ẩn dụ, màu áo chàm, màu áo xanh đen đặc trưng của người miền núi Việt Bắc - tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể "áo chàm", chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước.
Câu thơ "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..." đầy tính chất biểu cảm - biết nói gì không phải không có điều để giải bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng...
12 câu tiếp theo kết thúc đoạn trích, là lời tâm tình của Việt Bắc:
"Mình đi, có nhớ những ngày/ Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù /Mình về, có nhớ chiến khu /Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?/ Mình về, rừng núi nhớ ai/ Trám bùi để rụng măng mai để già/ Mình đi, có nhớ những nhà/ Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son/ Mình về, có nhớ núi non /Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh/ Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"
Điệp từ "nhớ" lập đi lập lại nhiều sắc thái ý nghĩa: nhớ là nỗi nhớ, ghi nhớ, nhắc nhở. Hàng loạt những câu hỏi tu từ bày tỏ tình cảm tha thiết đậm đà của Việt Bắc. Tình cảm lưu luyến của người đưa tiễn, gửi đi nỗi nhớ mong, gài lại niềm thương theo cách:
"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
Việt Bắc nhắc người cán bộ chiến sĩ đừng quên những năm tháng gian lao vất vả, hoạt động chiến đấu trong điều kiện trang bị tiếp tế còn thô sơ, thiếu thốn.
"Mình về có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?"
"Miếng cơm chấm muối" là chi tiết thực, phản ánh cuộc sống kháng chiến gian khổ. Và cách nói "mối thù nặng vai" nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân cướp nước, đè nặng vai dân tộc ta.
Cảm xúc thương nhớ xa vắng thả vào không gian rừng núi, gợi nỗi niềm dào dạt:
"Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già"
Hình ảnh "Trám bùi để rụng, măng mai để già" gợi nỗi buồn thiếu vắng - "Trám rụng - măng già" không ai thu hái. Nỗi ngùi nhớ bức bối như thúc vào lòng kẻ ở lại.
Tiễn người về sau chiến thắng và chính trên cái nền của sự chiến thắng đó, đã làm cho nỗi buồn nhớ trở nên trong sáng. Việt Bắc vẫn "một dạ khăng khăng đợi thuyền", đồng thời nhắc nhở khéo léo tấm "lòng son" của người cán bộ chiến sĩ. Xin đừng quên thời kỳ "kháng Nhật thuở còn Việt Minh", đừng quên cội nguồn cách mạng, đừng quên để chăm lo giữ gìn sự nghiệp cách mạng. "Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"
Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. Đoạn thơ trên tiêu biểu sắc thái phong cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến. Thông qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với Việt Bắc.
2. Đoạn 2: Tâm tình người ra đi
Khẳng định ân tình sắt son như nhất (4 câu đầu)
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
- Ta với mình/mình với ta": ngắt nhịp 3/3, mình - ta lặp lại xoắn xúyt > quấn quýt, gắn bó, không thể chia cắt > Vận dụng sáng tạo ca dao (Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai) > mượn tình cảm lứa đôi để diễn tả tình cảm cách mạng khăng khít bền chặt.
- Khẳng định: lòng ta - sau trước - mặn mà- đinh ninh > nhịp 2/2/2/2, kết hợp với 2 từ láy> là lời khẳng định chắc nịch
- Mình đi mình lại nhớ mình:
• Chữ "lại": thanh trắc ở âm vực trầm nhất > câu trả lời vừa là lời khẳng định, vừa là một nguyện thề thiêng liêng với người ở lại, với chính mình.
• Gắn với câu hỏi "Mình đi mình có nhớ mình" > Sự vận dụng sáng tạo cấu trúc ca dao (Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền): không chỉ có một vế đơn độc- vế hỏi vừa như nêu băn khoăn, vừa khẳng định lòng thuỷ chung của bến đợi mà còn có vế đáp để nói rõ sự chung thuỷ sắt son của người ra đi.
- Cách so sánh, cách đo đếm đậm màu sắc dân gian: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu diễn tả được nghĩa tình cách mạng là vô hạn tận, như suối nguồn không bao giờ vơi cạn > khẳng định lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với quê hương kháng chiến của người cán bộ vê xuôi.
™ Hiện thực Việt Bắc trong hồi tưởng:
-Khái quát: Sau khi khẳng định tấm lòng trước sau như nhất, người ra đi nhớ về một Việt Bắc ắp đầy kỉ niệm. Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở tươi mới bấy nhiêu. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện hình nổi sắc.
Nhớ gì như nhớ người yêu
..................
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
+ Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
- Hình ảnh so sánh như nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm. Cách so sánh này mới lạ sáng tạo, chỉ với "như nhớ người yêu" mà người đọc có thể thấy hết được tình cảm của người ra đi.
- Hình ảnh gợi cảm đầy thi vị :bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi, rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê ... gợi nhớ những nét nhớ nhung tưởng như nhẹ nhàng mà lại hóa tha thiết, mãnh liệt.
+ Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa:
Hình ảnh tượng trưng: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng" diễn tả được mối tình cảm "chia ngọt sẻ bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong "củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"... mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.
+ Nhớ người mẹ Việt Bắc:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng... gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi .
+ Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc: Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc. Câu thơ đối ý mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :
"Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
Âm thanh "tiếng mõ rừng chiều" và "chày đêm nện cối đều đều suối xa" là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc, phản ánh sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng, gợi nhớ một thời đã qua.
3. Bức tranh tứ bình của Việt Bắc với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông.
* Bức tranh tứ bình:
Ta về mình có nhớ ta
.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
a. Đoạn này đ¬ược xem là đặc sắc nhất Việt Bắc. 10 câu lục bát thu gọn c...
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?...
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
a, Tìm đại từ và chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên
- Đại từ : mình , thuộc ngôi thứ 2 số ít .
b, Qua cách sử dụng đại từ trong những câu thơ trên, tác giả còn thể hiện nội dung gì?
- Thể hiện lòng yêu thương , nỗi nhớ Việt Bắc da diết . thể hiện tình cảm của những người dân tới các chú chiến sĩ trong cuộc kháng chiến gian nan . Qua đó , ca ngợi phẩm chất cao đẹp , sắc son của quân và dân ta , tô đậm sự thuỷ chung , chân thành của người dân Việt Bắc với các chú chiến sĩ tham gia kháng chiến
a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.