K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

11 tháng 3 2021

Đoạn thơ đã bộc lộ những cảm xúc dào dạt của tác giả trước những cảnh đpẹ của quê hương, đất nước. Trước hết đó là sự tự hào, cảm xúc  mạnh mẽ trước sự thay đổi, ngày một ấm no, trù phú của quê hương qua hình ảnh những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Hình ảnh ấy gợi lên vẻ đẹp của sự giàu đẹp, hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta. Dào dạt lúa ngô non gợi lên cho ta hình ảnh những cánh đồng, những nương ngô trải dài vút tầm mắt, xa tít đến tận cuối chân trời. Đó không chỉ là những đổi thay trong nông nghiệp mà còn là sự xuất hiện của cơ sở vật chất qua 2 câu thơ cuối. Sự vui tươi phấn khởi, hạnh phúc của nhân dân trước những con đường chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đất nước như đang thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ qua từng ngày. "Yêu biết mấy..." được lặp lại 2 lần cùng với biện pháp đảo ngữ càng nhấn mạnh thêm cảm xúc tự hào, hứng khởi của nhà thơ khi chứng kiến những cảnh đẹp, những sự đổi thay trên chính quê hương thân yêu. Đã xa rồi những ngày bom đạn chiến tranh tàn phá làng mạc. Giờ đây đất nước bước vào kỉ nguyên mới, xây dựng và phát triển. Đoạn thơ cũng cho thấy vẻ đẹp của 1 tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc .

11 tháng 3 2021
Viết thành bài hộ mình nha cảm ơn nhìu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.”

                                                                 (Trích: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen)

 

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính? Truyện thuộc thể loại nào?

Câu 2: “Chí nhân” có nghĩa là vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương (Chí: rất, hết mực; nhân: nhân từ, yêu thương). Em hãy tìm ít nhất một từ có yếu tố chí và giải thích nghĩa của từ đó.

Câu 3: Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Đặt một câu có sử dụng một trong những từ láy em vừa tìm được.

Câu 4: Nếu có một điều ước dành cho trẻ em trên thế giới hiện nay, em sẽ ước điều gì?

Câu 5: Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên.

1
24 tháng 10 2021

giúp mình nhé mình đang cần gấp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

2
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

22 tháng 2

các bạn giúp mình về tác giả vũ thị thu đc ko

Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?

Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với những đứa con.


Câu 2. Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ. Những dòng thơ này giúp em cảm nhận như thế nào về “nhà”?

- Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ:

+ Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.

+ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.

+ Suối trong con tắm mình thuở bé

- Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn.



 

TRUYỆN “CÂY KHẾ”Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây...
Đọc tiếp

TRUYỆN “CÂY KHẾ”

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. 

          Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người

em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo.

           Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: 

- Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống.

Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. 

Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. 

          Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người.

          Người anh thấy người em giàu có bất thường nên mon men sang hỏi chuyện. Người em thực thà kể lại cho anh nghe câu chuyện mình được chim thần chở đi lấy vàng ở hòn đảo nọ. Nghe xong, lòng tham nổi lên, anh ta đòi đổi toàn bộ gia tài lấy mảnh vườn và cây khế của người em. Chiều lòng anh, người em cũng bằng lòng.

Vào mùa năm sau, cây khế vẫn tiếp tục sai trái. Một hôm, chim lại bay tới để ăn khế, vợ chồng người anh giả nghèo giả khổ khóc lóc kêu than, chim bèn nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng” 

          Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng.

          Hôm sau chim thần tới đưa người anh đi lấy vàng. Anh ta bị lóa mắt bởi vàng bạc châu báu trên hòn đảo, nhồi đầy túi rồi, người anh còn cố nhét vàng quanh người. Chim giục mãi anh ta mới chịu leo lên lưng chim để trở về.

          Đường thì xa, vàng thì nặng, chẳng mấy chốc chim thần đã thấm mệt. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng anh ta vẫn khăng khăng ôm lấy túi vàng không chịu buông. Khi bay qua biển, bất ngờ có một cơn gió lớn thổi lên, chim không chịu nổi nữa liền nghiêng cánh. Thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi tõm xuống biển.

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thể loại ? Phương thức biểu đạt ?

2. Nhân vật chính là ai ? thuộc kiểu nhân vật nào ? Chủ đề, ý nghĩa của truyện ?

3. Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người anh, người em và chim thần ?

4. Sự kiện chính của truyện ?

5. Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện ? Nêu ý nghĩa của 1 trong các chi tiết ?

6. Qua câu chuyện, em học tập được đức tính tốt đẹp nào của người em và rút ra được kinh nghiệm nào từ người anh ?

 

Mong mn giúp, hứa tick trả mn. Cảm ơn mn nhiều lắm ạ!

1
30 tháng 10 2021

lol d             m