Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |

Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |

Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát...
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
P/s: Không biết đúng không nữa -.-

Thời gian |
Người chỉ đạo |
Sự kiện có ý nghĩa |
1771 |
Nguyễn Nhạc |
Xây dựng căn cứ Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơ hạ đạo |
1773 |
Nguyễn Nhực |
Hạ thành Quy Nhơn |
1776-1783 |
Nguyễn Nhạc |
Nghĩa quân Tây Sơn dốn lần đánh vào Gia Định |
1777 |
Nguyễn Nhạc |
Lật đổ chính quyền họ Nguyễn Đàng trong |
1785 |
Nguyễn Huệ |
Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược ( chiến thắng Rạch Gầm –XM) |
1786 |
Nguyễn Huệ |
Lật đổ chính quyền họ Trinh Đàng ngoài |
1788 |
Nguyễn Huệ |
Thu phục Bắc Hà |

Chiến tranh Nam-Bắc triều :
- Nguyên nhân : Vào đầu thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy yếu . Vua , quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ , xây dựng lâu đài , cung điện tốn kém . Các phe phái hình thành , mâu thuẫn với nhau . Mạc Đăng Dung là một quan võ , lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập ,thâu tóm mọi quyền hành . Năm 1527 , ông cướp ngôi nhà Lê , lập ra triều Mạc ở phía Bắc - Bắc triều . Năm 1533 , Nguyễn Kim 1 võ quan triều Lê chạy vào Thanh Hóa , lập 1 người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua - Nam triều .
- Hậu quả : Hai bên đánh nhau liên miên , gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều , kéo dài hơn 50 năm trên 1 phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng , sông Mã đến sông Cả , làm cho làng mạc điêu tàn , kinh tế suy sụp
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Kết quả: Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm. Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân. Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn. Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng
* Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
- Nguyên nhân : Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều . Sau khi Nguyễn Kim chết , con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành . Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ sự thanh trừng của họ Trịnh , được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa , Quảng Nam
- Hậu quả : Tình trạng đất nước bị chia cắt , kéo dài đếm thế kỉ XVIII , gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại tới sự phát triển của đất nước
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.

Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa điểm |
Khởi nghĩa Trần Ngỗi | 1407-1409 | Nghệ An |
Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng | 1409-1414 | Thanh Hoá, Quảng Nam |
Khởi nghĩa Lam Sơn | 1418-1427 | Lam Sơn, Thanh Hoá |