K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

truyện ngắn quê mẹ của Thanh Tịnh đc suất bản năm 1941

23 tháng 8 2016

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê  mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
 
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người  lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

Trắc nghiệm bài Tôi đi họcCâu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?A. Ven sông Hương, thành phố HuếB. Ven sông Hồng, thành phố Hà NộiC. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc BộCâu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.A. ĐúngB. SaiCâu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể...
Đọc tiếp
Trắc nghiệm bài Tôi đi học

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế

B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

B. Người thầy giáo

C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

1
21 tháng 7 2023

1. A

2. A

3. B

4. A

5. D

7. A

8. C

9 tháng 7 2019

                                                                                      Bài làm :

Mỗi trang văn xuôi hấp dẫn được trái tim, đốt lửa được trong lòng người phải chăng đâu chỉ vì nó miêu tả chỉ để miêu tả, mà hẳn là trong mỗi trang văn ấy còn chất chứa trái tim chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Để những câu chữ không chỉ còn là xác chữ cứng đơ trên trang giấy mà xôn xao một linh hồn, cựa quậy một sự sống. Phải chăng đó chính là chất thơ trong truyện ngắn, và với “tôi đi học” của Thanh Tịnh, nhà văn đã xâm nhập chất thơ ấy vào tâm hồn độc giả.

Bieelinxki từng nói: tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi. Vâng dường như thấu hiểu được điều đấy, vậy nên những trang văn xuôi sở dĩ có thể vào đốt lửa trong lòng người đọc là nhờ chất thơ huyền hoặc, nồng nàn toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Chất thơ, ý muốn nói một tác phẩm truyện không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống, không chỉ mỗi phân tích lí giải hiện thực đời sống khách quan mà còn dạt dào đong đầy cảm xúc của người nghệ sĩ. Chất thơ còn chính là cái đẹp, cái đẹp của cảm xúc, ngôn từ. Chất thơ toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và được biểu hiện qua các hình thức nghệ thuật giàu chất thơ để góp phần cho những trang văn xuôi co duỗi nhịp nhàng. Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: truyện ngắn cũng cần có chất thơ, có như vậy văn xuôi mới trong sáng cất cao.

Đến với Thanh Tịnh, người đọc như được bước vào một thế giới đầy thơ. Thơ ấy không phải là tô hồng hiện thực, không phải là ru vỗ người đọc vào thế giới huyền hoặc, mơ hồ không xác định, chất thơ trong những trang văn của Thanh Tịnh là việc đưa dẫn người đọc vào thế giới của tuổi thơ, giúp ta quay lại quãng thời gian khi ngày đầu tiên ta đến trường với những cảm xúc tron sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Đặc biệt, trong truyện ngắn, chất thơ trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như “mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Một không gian trong trẻo, thanh bình, êm đềm yên ả rất đặc trưng của làng quê. Không gian gợi vẻ đẹp khiến lòng người thanh thản, êm đềm và như ru vỗ để làm môi sinh cho người đọc quay trở về miền kí ức tuổi xưa. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ

Nhưng nội dung là nội dung của hình thức, nội dung là những cảm xúc lãng mạn, bay bổng đầy chất thơ thì cũng phải được truyền tải qua hình thức nghệ thuật đầy chất thơ, những câu từ, những liên tưởng so sánh độc đáo, thi vị và cuốn hút. “tâm hồn như những cánh hoa mỏng manh..ríu rít như lũ chim non..” Thanh Tịnh đã lấy hồn mình để cảm, để thấu hiểu những cảm xúc tươi mát và trong trẻo nhưng cũng thật non nớt của tuổi học trò mà sáng tạo những so sánh thật đẹp biết bao. Chúng như cánh bướm non rung động tâm hồn độc giả.
Bằng một lối văn nhẹ nhàng, êm dịu, những trang văn giàu chất thơ. Thanh Tịnh đã như vượt thời gian đưa người đọc trở về vơi một thế giới thuở xưa đầy thơ mộng, sáng trong, đánh thức những rung cảm và khát vọng thẩm mĩ trong tâm hồn người đọc.

 

9 tháng 7 2019

                                                                       Bài làm :

Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là phương thức trữ tình để bộc lộ cuộc sống qua con lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ còn văn xuôi là phương thức tự sự mà nhà văn tái hiện đời sống một cách khách quan. Nhưng đôi khi ngay trong những trang văn xuôi, chất thơ vẫn cứ xuất hiện thật tự nhiên, tinh tế và điều này đúng với truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Đó là những trang văn xuôi đầy chất thơ.

Nhà thơ Ngô Giang Điệp (Trung Quốc) cho rằng: “Thơ là tiếng lòng, không thể trái với lòng mà nảy ra thơ, lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt, cứ theo nơi ánh sáng mà đến sẽ thấy được mặt trăng, mặt trời.” Còn đối với Lê Quý Đôn thì: “Thơ phát khởi trong lòng người ta”. Là kết quả của sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi, chất thơ mang theo cái linh hồn của thơ mà nhập vào câu chữ trong văn xuôi. Chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” thể hiện đầu tiên chính là cốt truyện nhẹ nhàng, mỏng, không quá nhiều tình tiết, chỉ đơn thuần là việc nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình với những sự kiện trên đường tới trường, khi ở sân trường và vào lớp. Hầu hết những tình tiết ấy đều chỉ có sự kiện lướt còn điều chính vẫn là những suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật “tôi” vào ngày đầu đến trường. Với một cốt truyện tâm lí như vậy, dòng suy tưởng của nhà văn dễ đưa bạn đọc vào khung cảnh của sự suy ngẫm, của sự cảm nhận hơn là quan tâm đến những diễn biến của cốt truyện. Thậm chí những sự kiện trở nên không còn quan trọng mà quan trọng nhất chính là những cảm nhận của nhân vật tôi.

Chất thơ còn thể hiện ở câu chữ mà tác giả chọn dùng với những so sánh liên tưởng vô cùng thơ mộng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”; “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”; “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những câu chữ, những trường liên tưởng mà nhà văn sử dụng vô cùng đẹp, vô cùng chau chuốt, tạo cho người đọc cảm giác được tắm mình trong những cảm xúc của lớp vỏ ngôn từ đem lại. Mỗi tiếng, mỗi chữ trong tác phẩm văn xuôi đều nhuốm lấy biết bao cái cảm xúc của một ngọn lửa hồng nồng cháy trong lòng người nghệ sĩ để rồi thoát ra cái lớp vỏ bọc mà rung lên những cung bậc mạnh mẽ. Những câu chữ ấy lại được chắp cánh bằng trí tưởng tượng bay bổng, chỉ có trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn mới thổi chất lãng mạn vào câu, vào chữ cũng như chỉ có chất thơ trong chính cuộc sống mới tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhà văn khiến cho họ có những liên tưởng bất ngờ. Và những câu chữ ấy cứ lôi cuốn người ta đi, kéo người ta theo như một áng thơ hay khiến người đọc không kìm lại được.

“Thơ là gốc ở tình” (Bạch Cư Dị), “cái tình” ở đây đòi hỏi phải là tình cảm chân thật, bởi “không thể trái với lòng mà nảy ra thơ”. Chất thơ trong tác phẩm được dìu dắt thành công nhất chính là về măt cảm xúc của tác giả, chính cảm xúc ấy tạo nên một giọng văn đầy cảm xúc, nhẹ nhàn, sâu lắng, dễ đi vào lòng người, tạo ra cho câu từ những tiếng nhạc dìu dắt tâm hồn bạn đọc. Đó là một chất thơ tràn đầy năng lượng xuyên thấm vào tâm trí bạn đọc, tạo nên thành công cho tác phẩm.

Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thật là một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ, chất thơ ấy thể hiện xuyên suốt tác phẩm, trở thành linh hồn và sự thành công của tác phẩm.

23 tháng 9 2019

Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Những câu văn trong sáng, gợi cảm và giầu chất thơ kiểu như thế này đã để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều câu văn, nhiều đoạn văn đẹp và tha thiết trong các trang viết của ông. Thanh Tịnh thuộc loại nhà văn viết không nhiều. Tác phẩm của ông không gây ra những choáng váng, đột ngột mà nhẹ nhàng thấm sâu. Chừng nào con người còn yêu thương cảm xúc, còn nặng lòng gắn bó với quê hương, đồng loại thì còn tìm thấy trong những trang viết của Thanh Tịnh mối dây đồng cảm và niềm an ủi. Con người trong tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng, cha con, con người với quê hương... tất cả đều được ngòi bút của ông trình bày một cách nhẹ nhàng, thanh thoát và đằm thắm.

Trước Cách mạng, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liền với những tập truyện ngắn. Nhưng trên con đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên lại thuộc về lĩnh vực thơ ca. Thanh Tịnh xuất hiện và được “định vị” ngay trên thi đàn vào những năm đầu của phong trào Thơ mới. Năm 1936 bài thơ Rồi một hôm của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hà Nội báo tổ chức. Một số bài thơ khác như Mòn mỏi in trên báo Tinh hoa, Tơ trời với tơ lòng in trên báo Phong Hóa vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang trong công chúng. Trong dòng thơ nhiều phong cách nhiều giọng điệu trước cách mạng, Thanh Tịnh có một hơi thơ và giọng thơ riêng biệt. Những câu thơ lãng mạn, mang phong vị ngậm ngùi buốn man mác đã làm xao xuyến trái tim bao người đọc ngay từ khi mới ra đời. Thơ Thanh Tịnh nhẹ nhàng, êm ái giống như văn ông, và cái đặc sắc của nó nằm ở những lời, những ý đậm đà hương sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Ngay cả khi Thanh Tịnh lấy cảm hứng từ một câu chuyện bắt nguồn ở phương Tây thì bài thơ của ông vẫn toát ra một không khí rất Á Đông; Em ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ. Tìm thử chân mây khói tỏa mờ. Có bóng tình quân muôn dặm ruổi. Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ. Bài thơ hợp tình, hợp cảnh và gần gũi với tâm hồn người Việt Nam phần lớn là nhờ ở những câu thơ lục bát rất gần với ca dao: Bên rừng ngọn gió rung cây- Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương. Thơ Thanh Tịnh có nhiều câu gần gũi với âm hưởng ca dao. Thế mạnh đó của ông ngày càng được phát huy. Sau này có rất nhiều câu thơ của Thanh Tịnh được lan truyền trong nhân dân với tư cách là những câu ca dao.

Hồn thơ Thanh Tịnh rất tinh tế. Ông cảm nghe được những bước chuyển mơ hồ của cỏ cây trời đất. Mỗi sự đổi thay, dù là nhỏ nhất của thời gian, không gian cũng làm rung động những sợi tơ mỏng manh trong tâm hồn nhạy cảm của ông:

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xào xạc gió đùa cây
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đoạn tơ trời lững thững bay

Một con người đã nặng lòng, vì “một đoạn tơ trời” như vậy, ắt sẽ nặng lòng với cuộc sống trần gian này lắm. Trần gian và thơ dường như đều có sức níu kéo con người:

Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn
Đến nối duyên mình với... cõi không

Thanh Tịnh làm thơ không nhiều, nếu không muốn nói là quá ít ỏi nếu so với các “chủ tướng” của phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử... Nhưng với những bài thơ đã có, ông cũng đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt đã góp phần tạo nên “một thời đại mới trong thi ca” thời ký Thơ mới.

Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn Quê mẹ của ông ra đời vào năm 1941. Từ khi xuất hiện cho đến nay, Quê mẹ đã gắn liền với cuộc đời Thanh Tịnh và trở thành một dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ông. Bao trùm lên toàn bộ tập truyện là một tình cảm êm dịu nhẹ nhàng của người dân vùng quê xứ Huế. Quê mẹ cũng như những tập truyện ngắn sau này phần lớn đều viết về Huế, nơi Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên, đầy kỷ niệm. Nhiều truyện ngắn của ông mang đầy tính cách Huế, và tạo riêng cho ông một thi pháp văn xuôi độc đáo. Trong lời tựa tập Quê mẹ xuất bản lần đầu tiên, nhà văn Thạch Lam, cây bút truyện ngắn xuất sắc trước Cách mạng đồng thời là một người bạn của Thanh Tịnh đã có những lời nhận xét thật tinh tế và chính xác: “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội quê hương, những dây liên lạc nhẹ như tơ đờn ngày thu, nhưng không vì thế mà kém phần vương vít và quyến luyến... Ông đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê”. Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài mà thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...

Truyện ngắn Thanh Tịnh kể về một bến đò hiu hắt, một dòng sông với con đò dọc ẩn hiện những lời trao duyên tình tứ, về nỗi nhớ quê mẹ của một người con gái đi lấy chồng xa, về một nhà ga nho nhỏ giữa cánh đồng với con tàu bỏ lại đằng sau nó những hoài niệm về một tình yêu không bao giờ tới, về nỗi lòng bịn rịn của một cô gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái. Đọc những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi, buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn. Phong cách truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán. Từ Quê me, Chị và em rồi đến Ngậm ngải tìm trầm, giọng điệu của ông không mấy thay đổi. Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng. Trong truyện Bến Nứa ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh đã tỏ ra rất tinh tế khi ông tả nỗi lòng của một người thiếu phụ cô đơn. Đứa con ngây thơ bé bỏng của nàng đã vô tình khêu lên chút lửa lòng giữa nàng với người khách đi đò trong một đêm trăng sáng. Đứa bé mồ côi cha còn quá nhỏ để hiểu được nỗi bất hạnh của mình. Mỗi khi làm nũng mẹ, chú lại khóc đòi cha. Vì thương con nên mẹ chú thường “mượn” một người khách trong thuyền vờ làm “thầy” để dối con. Những lúc ấy chú bé mới chịu ngủ yên bên người cha giả. Nhưng đêm nay thì khác. Đằng sau cái trò đùa con trẻ ấy là tình cảm xao xuyến của một người thiếu phụ đang khao khát tình yêu: “Mảnh trăng hạ tuần giây bụi vàng trên quãng đồng lúa ruộng. Phương ẵm con ra ngồi trước mũi, gương mặt tự nhiên ửng hồng và đẹp một cách hiền hậu... Không hiểu tại sao, tối hôm nay lòng Phương lại rạo rực tê mê như đống tro tàn men hơi lửa”. Và trước tình cảm ấy, người khách đi đò đâu dễ dửng dưng, lòng chàng cũng “hồi hộp sẽ như cánh bướm”. Một thoáng gặp gỡ bất ngờ trên sông nước ấy đã trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi trong lòng người thiếu phụ. Mỗi đêm khuya, chèo thuyền qua bến cũ nàng lại cất tiếng gọi để mong tìm lại bóng người xưa. Nhưng đêm nào cũng vậy, đáp lời nàng chỉ có tiếng chuông chùa ngân dài trên mặt nước. Ở trên truyện này, Thanh Tịnh đã khéo dựng nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng phù hợp với tình huống xảy ra của câu chuyện. Thiên nhiên ở đây cũng tác động tích cực vào tình cảm của con người. Dòng sông, con đò, vầng trăng thường xuất hiện với vai trò là chủ thể trữ tình trong nhiều truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh. Tình trong câu hát là một truyện ngắn hay của tập Quê mẹ. Ở đây câu chuyện thơ mộng cũng được diễn ra trên một con đò, một dòng sông. Đạt là một anh lái đò góa vợ, nhưng trong lòng luôn luôn tưởng nhớ tình xưa. Rồi một hôm trên dòng sông, bên con thuyền lướt qua, Đạt thoáng nhìn thấy bóng một người con gái giống hệt vợ mình. Đạt căng buồm đuổi theo, nhưng chiếc thuyền phía trước chạy như bay, “thấp thoáng trong chiều sương trông như bóng nhạn”. Biết không thể đuổi kịp con thuyền, Đạt đành mượn câu hát để bày tỏ lòng mình. Người con gái trên thuyền cũng cất tiếng hò tình tứ đáp lại lời Đạt. Tiếng hò của nàng cũng trong trẻo giống hệt như vợ chàng thưở trước. Hai con thuyền và tiếng hát vẫn chập chờn đuổi nhau trên mặt phá rộng mênh mông lấp loáng ánh trăng vàng. Cảnh thần tiên, như thực như mộng. Nhưng rồi mộng đã tan, từ thuyền của cô gái một câu hò chia biệt đã cất lên:

Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.

Lòng Đạt nghẹn ngào trước cảnh bi...

18 tháng 10 2017

- Trình bày

giá trị nội dung :

* Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng Gía trị nghệ thuật : * Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
18 tháng 10 2017

bn thông cảm nhé , mk mới có lớp 7 thôi