Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
Em thích Phan Bội Châu nhất vì Nhân dân Việt Nam rên xiết dưới 2 tầng áp bức, bóc lột, cuộc sống vốn đã vô cùng khổ cực lại càng tăm tối hơn. Trong bối cảnh đó, lịch sử dân tộc đặt ra một đòi hỏi, yêu cầu hết sức bức thiết và khắc nghiệt dành cho những nhà yêu nước lúc bấy giờ là phải tìm ra phương thức và con đường cứu nước phù hợp với yêu cầu lịch sử, kế tục truyền thống cứu nước giải phóng dân tộc của cha ông. Chính vào thời khắc đó Phan Bội Châu xuất hiện như một vị cứu tinh, tạo ra niềm tin, ánh sáng, tia hy vọng mới cho 20 triệu người dân Việt Nam bị đô hộ dưới chế độ hà khắc của thực dân. Đúng như lời nhận xét đầy tôn kính của Nguyễn Ái Quốc: “Phan Bội Châu – bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Ông là một chiến sỹ thực thụ: là một trong những thành viên lập nên Duy Tân Hội, là tấm gương cho thành niên Việt Nam lúc bấy giờ. Có thể nói tài năng của Phan Bội Châu không chỉ trong cách mạng mà ông còn có năng khiều về nghệ thuật.
Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại.Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng…
Quả là một con người văn võ song toàn . Đáng để người người học hỏi.

Câu 1: So sánh Phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế Tiêu chí Phong trào Cần Vương (1885–1896) Khởi nghĩa Yên Thế (1884–1913) Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước, gắn với triều đình Huế Nông dân, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám Mục tiêu “Phò vua, cứu nước” – khôi phục nhà Nguyễn Bảo vệ đất sống, chống lại sự đàn áp của thực dân Lực lượng Văn thân, nông dân Chủ yếu là nông dân miền núi, thổ dân Tính chất Mang màu sắc phong kiến, gắn với triều đình Tự phát, có phần độc lập, mang yếu tố dân dã Địa bàn hoạt động Trải dài khắp cả nước Chủ yếu ở vùng Yên Thế (Bắc Giang) Kết quả Thất bại vào cuối thế kỷ XIX Kéo dài đến năm 1913 mới bị dập tắt Câu 2: Chứng minh Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896), do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Thời gian kéo dài nhất: 11 năm, dài hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương. Lực lượng tổ chức chặt chẽ, có hệ thống chỉ huy, chia thành nhiều căn cứ ở vùng rừng núi Nghệ Tĩnh. Chiến thuật linh hoạt, dùng chiến tranh du kích, địa hình hiểm trở để kháng chiến lâu dài. Tinh thần chiến đấu kiên cường, lãnh tụ như Phan Đình Phùng sẵn sàng hy sinh, không khuất phục dù bị mua chuộc hay đe dọa. Gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp, khiến Pháp phải dồn quân, tổ chức nhiều cuộc tấn công quy mô lớn mới dập tắt được. → Vì vậy, Hương Khê là đỉnh cao và tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương. Câu 3: Qua một số phong trào đấu tranh từ năm 1858–1884, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Tinh thần yêu nước mãnh liệt, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm dù vũ khí thô sơ. Lực lượng tham gia đông đảo, gồm cả văn thân, nông dân, nhân dân các địa phương. Chiến đấu anh dũng, có những trận đánh tiêu biểu như trận Cầu Giấy, trận đánh ở Đà Nẵng... Dù thất bại, nhân dân không lùi bước, tiếp tục chuyển sang các hình thức đấu tranh khác. → Điều đó cho thấy tinh thần quật cường, bất khuất, không chịu khuất phục trước ngoại bang của nhân dân Việt Nam. Câu 4: Kể tên các hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp. Hậu quả của những hiệp ước đó Các hiệp ước: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Hiệp ước Harmand (1883) Hiệp ước Patenôtre (1884) Hậu quả: Mất đất, mất chủ quyền: triều đình nhượng lại nhiều vùng đất cho Pháp, mở đường cho Pháp xâm lược toàn bộ Việt Nam. Triều đình bị biến thành tay sai: mất quyền điều hành thực tế, lệ thuộc vào Pháp. Làm suy yếu phong trào kháng chiến: gây chia rẽ, mất niềm tin trong nhân dân. Thực dân Pháp từng bước thiết lập chế độ thực dân ở Việt Nam. Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của Phong trào Cần Vương Khẳng định tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Là cuộc đấu tranh chống Pháp quy mô lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian đầu, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Làm tiền đề cho các phong trào yêu nước sau này, như phong trào Duy Tân, Đông Du, và sau đó là cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

refer
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
refer
2.
- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…
- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…
- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.
3.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

Sửa đề: Đến cuối thế kỷ XIX
Phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau, nhiều phương hướng khác nhau. Nhưng tất cả đều đã thất bại với nhiều yếu tố khách quan:
-Quân ta lực lượng còn yếu, còn địch thì quá mạnh.
-Chưa có đường lối chủ trương đúng đắn.
-Chưa được trang bị chu đáo.
-Chưa có được sự liên kết các cuộc đấu tranh trên toàn quốc lại với nhau.

- Khái quát về quá trình chiến tranh xâm lược của Pháp
+ 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. 2/1859, Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.
+ 1859, Pháp chuyển quân vào Nam Kì đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. 1867, chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ 1873 - 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 + 2.
+ 8/ 1883, Pháp tấn công biển Thuận An, buộc triều đình Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
- Kết quả + Sau gần 30 năm, kết hợp giữa vũ lực và thủ đoạn chính trị, Pháp thành công trong việc xâm lược nước ta.
- Nhận xét
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857-1859)
Đáp án cần chọn là: C

Đáp án cần chọn là: C
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857-1859)