Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.
+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.
+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
- Khó khăn
+ Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.
+ Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

* Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của cong người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
* Khó khăn:
- Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.
- Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo, bán đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn dễ gây ra xung đột và chiến tranh.

Từ TK X - XVIII : Thời kì hình thành và phát triển thinh vượng của các quốc gia Đông Nam Á
Từ nửa sau Tk XVIII đến giữa TK XIX : Các quốc gia Đông Nam Á suy yếu

* hình thành: TK VII đến X hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc
- TK x -> nửa đầu TK XVIII: phát triển thịnh vượng
- nửa sau TK XVIII: suy thoái
* chính trị: đây là giai đoạn thống nhất quốc gia xây dựng chế độ phong kiến tập quyền
* kinh tế: hình thành những vùng kinh tế cung cấp 1 khối lượng lớn lương thực cùng với các sản phẩm thủ công và các sản vật thiên nhiên
*buôn bán với nhiều nc trên thế giới
* văn hóa: xây dựng nền văn hóa riêng độc đáo

tk:
1)Tác động của văn hóa tới mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế
Đây có thể là sự tác động của văn hóa tới sự phát triển kinh tế ở tầng vỹ mô (cao nhất), cũng như ở các chủ thể sản xuất kinh doanh. Ở đây các giá trị con người, giá trị xã hội thể hiện ở quyền, nghĩa vụ, lợi ích và cuộc sống của con người được xem xét và đặt vào vị trí như thế nào trong trọng tâm của các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế, vào việc hình thành các mục tiêu đó trong thể chế - cơ chế phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện rất rõ trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế hướng tới như thế nào trong việc thực hiện các giá trị con người và giá trị xã hội. Trên thực tế thường có ba xu hướng sau : Một là, khi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hướng tới thực hiện các gia trị con người và các giá trị xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển (đương nhiên là cần phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng giai đoạn cụ thể), thì trong mục tiêu, cơ chế và chính sách phát triển kinh tế sẽ có sự kết hợp một cách hữu cơ với phát triển các vấn đề xã hội, mà trọng tâm là các giá trị con người, giá trị văn hóa. Hai là, xu hướng coi nhẹ các các mục tiêu giá trị con người, giá trị văn hóa, đặt các mục tiêu kinh tế (phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…) tách biệt với các mục tiêu phát triển xã hội, đặt cao các mục tiêu phát triển kinh tế như là những mục đích tối thượng – tự thân. Xu hướng này kéo dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội, làm giảm động lực nhân tố con người trong phát triển. Về điều này có thể liên hệ qua một ví dụ nhỏ : Việc quy hoạch và phát triển tràn lan các nhà máy thủy điện nhỏ ở nhiều nơi (vì mục tiêu tăng sản lượng điện), nhưng không tính tới và đảm bảo đầy đủ về lợi ích của người dân trong vùng liên quan, về môi trường sinh thái, về rừng …, gây ra những hệ quả nghiêm trọng, đã phải rà soát lại và bỏ ra khỏi quy hoạch hàng trăm công trình. Điều này còn thấy thể hiện ở những chính sách đầu tư ở tầm cao hơn. Ba là, xu hướng coi trọng việc đặt và thực hiện các mục tiêu xã hội cao hơn điều kiện và trình độ thực tế của nền kinh tế, thể hiện ở chế độ bao cấp cao và mang tính bình quân cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Điều này, nhìn bề ngoài được thể hiện như là một tính ưu việt của xã hội; tuy nhiên nếu kéo dài có thể sẽ dẫn đến hai hệ quả : nguồn lực kinh tế của đất nước không đủ sức chịu đựng cho sự bao cấp như vậy, đầu tư cho phát triển sẽ giảm dần. Đồng thời, trong xã hội có thể sẽ hình thành “giá trị con người – giá trị xã hội” quen hưởng thụ được bao cấp cao hơn năng lực và cống hiến của mình, chính điều này cũng sẽ làm yếu đi động lực con người trong sự phát triển. Có thể nêu lên đây hai ví dụ cho xu hướng này: Ở Việt nam, chính sách xóa đói giảm nghèo rất ưu việt, song một số nơi thực hiện sự bao cấp bình quân cao và không có điều kiện kèm theo, vì vậy dẫn đến hiện tượng nhiều hộ, nhiều địa phương “không muốn thoát nghèo”. Còn ở Châu Âu, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nợ công và thâm hụt ngân sách ở nhiều nước, có nhiều nguyên nhân, song trong đó có một nguyên nhân là các nước đó đã thực hiện các chính sách xã hội cao hơn so với nguồn lực thực tế, điều kiện và khả năng phát triển kinh tế của mình.
Như vậy, việc nhận thức cho đúng các mục tiêu về giá trị văn hóa, giá trị xã hội trong mỗi giai đoạn và việc đặt các mục tiêu đó gắn hữu cơ – biện chứng với mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển kinh tế có một tầm quan trọng đặc biệt.
2)Tác động của văn hóa trong sản xuất kinh doanh:
Như trên đã trình bày, khi văn hóa phát triển xác lập được thành những thể chế, thiết chế mới, những giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội mới sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác. Sự tác động này có thể mang tính thuận chiều hoặc ngược chiều : Khi những giá trị con người – giá trị văn hóa phù hợp với quy luật và cơ chế phát triển kinh tế khách quan sẽ có sự tác động cùng chiều và tạo nên động lực mạnh cho sự phát triển cả về kinh tế và xã hội. Ngược lại, khi các giá trị con người - giá trị văn hóa không phù hợp với quy luật và cơ chế phát triển kinh tế sẽ có tác động ngược chiều, làm suy yếu động lực phát triển cả về kinh tế và xã hội, thậm chí có thể còn dẫn tới những rối loạn xã hội. Có thể thấy điều này ở trong cơ chế HTX – Tập thể hóa trước đây, hình thành các giá trị con người và giá trị văn hóa của cơ chế đó, về bản chất là không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, đã đi đến mất động lực phát triển, làm cho nền nông nghiệp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong những năm 1970 – 1980, phải đi đến giải thể. Khi chuyển sang xác định “Hộ nông dân là đợn vị kinh tế tự chủ” với các giá trị mới về vị thế của kinh tế hộ nông dân, về quyền của người nông dân như quyền làm chủ ruộng đất, tư liệu sản xuất và sản xuất kinh doanh…, và trên cơ sở phát triển kinh tế hộ nông dân để hình thành các hợp tác xã kiểu mới, phù hợp với bản chất của nền kinh tế nông nghiệp, đã tạo nên động lực mạnh mẽ - chủ yếu cho phát triển nông nghiệp, tạo nên những “kỳ tích” của nền nông nghiệp trong những thập kỷ qua (nhưng giờ đây lại đang đặt ra những vấn đề mới trong phát triển nông nghiệp) .
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa quản trị doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Ở đây sẽ diễn ra sự tương tác giữa các giá trị văn hóa và các giá trị kinh tế phước tạp và mang tính hai mặt. Một mặt, các mô hình quản trị kinh doanh mới, các hình thức tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp tiến tiến cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao hơn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến hơn được đưa vào Việt nam với các các giá trị văn hóa kinh doanh mới (thông qua các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh liên kết, qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, qua đào tạo nhân lực…). Đây là những giá trị văn hóa kinh doanh tiên tiến (như coi trọng xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, xây dựng thương hiệu, chất lượng, hiệu quả, đổi mới công nghệ, trọng dụng nhân tài, văn hóa hội nhập quốc tế…) có tác dụng quan trọng đối với việc đổi mới và xây dựng nền quản trị kinh doanh của Việt Nam từng bước tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. Nhưng đồng thời, khi khung khổ pháp lý của nước ta chưa đồng bộ, kém hiệu lực – hiệu quả, thì cũng bị các đối tác nước ngoài “đưa vào” những giá trị văn hóa kinh doanh tiêu cực như hiện tượng “chuyển giá” rất nghiêm trọng ở những doanh nghiệp FDI mà báo chí đã nêu, hay cách bắt lao động làm quá sức lại trả lương rất thấp ở không ít doanh nghiệp…Đồng thời, trong quá trình này không ít các giá trị văn hóa kinh doanh mang tính “chộp giật”, lừa đảo, cò con, thiếu trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội…của một nền sản xuất nhỏ còn đang tồn đọng đã có tác động tiêu cực lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến xây dựng nền văn hóa kinh doanh mới đáp ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế..
Phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh từ một đất nước với nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông, thủ công là chủ yếu, còn mang nặng dấu ấn của tồn đọng của xã hội phong kiến thực dân, từ một xã hội nhiều năm có chiến tranh sang xã hội hòa bình; chuyển đổi thể chế phát triển kinh tế - xã hội từ tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; từ khép kín, đóng cửa sang hội nhập quốc tế toàn diện; từ mô hình phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình phát triển theo chiều sâu… đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức. Trong đó nổi lên một trong những vấn đề trung tâm là hình thành và phát triển hệ giá trị xã hội, hệ giá trị con người như thế nào để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Trên thực tế đang tồn tại những nhận thức, quan niệm và thực tiễn rất khác nhau (được thể hiện ngay trong các cách đánh giá “tốt, xấu”, “tích cực, tiêu cực”, “chính đáng, không chính đáng”…). Có thể nêu lên một số thực trạng để thấy rõ hơn bản chất của vấn đề : Thứ nhất, đó là tệ nạn tham nhũng. Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị đã nhận rõ mối nguy hại của tệ nạn này (coi là quốc nạn, giặc nội xâm), đã tổ chức những “binh chủng” hùng mạnh, đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và giải pháp, nhưng kết quả và hiệu quả vẫn rất hạn chế, tệ nạn này vẫn đang rất nghiêm trọng và tạo ra những “giá trị văn hóa, giá trị con người, giá trị xã hội” tiêu cực , đang làm sói mòn lòng tin của nhân dân (mà lòng tin là một trong những giá trị cao nhất của văn hóa). Trên diễn đàn Quốc Hội kỳ họp này đã gióng lên những lời cảnh tỉnh : “nợ xấu lòng tin” và “tồn đọng trách nhiệm”; “liên minh ma quỷ đó khiến ngân khố quốc gia ngày càng bị bòn rút”; “xuất hiện tình trạng lãnh đạo các địa phương vận động các đại biểu Quốc Hội trước mỗi kỳ họp không chất vấn hay nói về tham nhũng”; “giờ đây đang có một thực trạng đáng lo ngại, đó là việc người dân đang vô cảm với công tác phòng chống tham nhũng”. Ở đây không đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng, mà xét dưới giác độ văn hóa cho thấy rằng “giá trị xã hội” của tham nhũng đang còn tồn tại rất mạnh trong một lượng xã hội gắn với chức quyền (mà trong văn kiện của Đảng và Nhà nước nhận định là một bộ phận không nhỏ), lại được “bảo trợ” bởi những bất cập, yếu kém, sơ hở của hệ thống thiết chế chưa được hoàn thiện. “Giá trị xã hội” của tham nhũng đang chìa tay ra kết nhân duyên và thẩm thấu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của xã hội (khi nói về công tác tuyển dụng và đề bạt cán bộ, công chức, đến Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên không tham nhũng lấy gì mà chạy chức, hiện nay tiêu cực, “bôi trơn”, chạy chọt ở khâu nào cũng có; hay như trong điều tra của Thanh tra Chính phủ vừa công bố có đến 70 % doanh nghiệp phải chủ động đưa hối lộ). Nhưng rất tiếc là những thiết chế đặt ra và thực thi chưa đủ mạnh để ng...
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
- Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
- Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược...