K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

12 tháng 7 2016

DÀN Ý

MỞ BÀI

+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.

+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.

 

THÂN BÀI

1) Đường đến thác lúc sáng sớm

Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.

2)  Mặt trời lên cao

+ Bầu trời trong vắt.

+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.

+ Không khí mát lạnh.

+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.

3) Thăm cảnh sắc của thác

+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.

+ Cảm giác mát lạnh.

+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.

4) Sinh hoạt bên thác

+ Tập hợp hát hò vui vẻ.

+ Thời gian trôi rất nhanh.

5) Về chiều

+ Tập trung lên xe.

+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.

+ Hẹn một ngày trở lại.

KẾT LUẬN

+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.

+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.

14 tháng 7 2016

Đề bài: Làm dàn ý kể lại một chuyến tham quan hay du lịch mà em có dịp tham dự. 

DÀN Ý

MỞ BÀI

+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.

+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.

+ Thăm thác Prenn.  

THÂN BÀI

1) Đường đến thác lúc sáng sớm

 

Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.

2)  Mặt trời lên cao

+ Bầu trời trong vắt.

+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.

+ Không khí mát lạnh.

+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.

da-lat

Đà Lạt mộng mơ với rừng thông, thác Prenn

3) Thăm cảnh sắc của thác

+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.

+ Cảm giác mát lạnh.

+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.

4) Sinh hoạt bên thác

+ Tập hợp hát hò vui vẻ.

+ Thời gian trôi rất nhanh.

5) Về chiều

+ Tập trung lên xe.

+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.

+ Hẹn một ngày trở lại.

KẾT LUẬN

+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.

+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới. 

 


 

2 tháng 5 2016

khong biet

 

23 tháng 4 2017

câu 3; Bài văn "Vượt thác" của nhà văn Võ Quảng đã miêu tả hình ảnh của dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt thác dữ. Trong bài văn, tác giả có sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để miêu tả dượng HT. Hình ảnh DHT được so sánh "như một pho tượng đồng đúc". Với nghệ thuật ấy, người đọc hình dung được DHT có vẻ đẹp cường tráng, gân guốc và khỏe mạnh. Hình so sánh đó giúp người đọc hình dung DHT với vóc dáng cao lớn, rắn chắc

26 tháng 7 2016

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

                                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                                            Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

                                                                                                               (Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.  Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

26 tháng 7 2016

 

Bài làm :
Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.
 
 
 
 
5 tháng 8 2016

(*Bạn tự mở bài nhé)đây mik làm dàn ý phần thân bài.              Trong bài thơ đêm nay bác ko ngủ,hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa. Trc hết, đó là h/ả thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                                  H/ả ngọn lửa xuất hiện ở cả phần cuối và đầu bài thơ mag nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sang bức chân dung Bác- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi , giản dị.    H/ả ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân như tình cảm người cha dành cho những đứa con yêu(bác ko ngủ , đốt lửa sưởi ấm, đi dém chăn cho các anh,...). Nhờ thế, h/ả của Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.                                                      Nhà thơ còn dùng h/ả ngọn lửa để so sánh: (bn tự trích 2 câu thơ cuối đó ra)                                          H/ả ngọn lửa ở đây gợi tả 1 sự lớn lao bao trùm cả ko gian, ngang tầm vs trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương người dành cho các chiến sĩ.

5 tháng 8 2016

bài vừa nãy mk đăng nhầm, thông cảm nha

5 tháng 8 2016

"Anh đội viên nhìn Bác

  Càng nhìn lại càng thương

   Người cha mái tóc bạc 

   Đốt lửa cho anh nằm"

Khổ thơ trên đã được tác giả Minh Huệ sử dung biện pháp tu từ ẩn dụ ( ẩn dụ phẩm chất) để chỉ bác Hồ như người cha luôn quan tâm chăm sóc những đứa con của mình .Bốn câu thơ trên đã miêu tả rất đầy đủ tính cách , phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ đối với nhân dan ta - nhân dân Việt Nam và cũng là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của anh đội viên đối với Bác Hồ . Anh như hiểu bác hơn qua một đêm không ngủ , ngồi lo lắng , chăm sóc , sưởi ấm cho anh nằm . Tình cảm của anh được thể hiệ rõ qua câu thơ:

       'Anh đội viên nhìn Bác 

      càng nhìn lại càng thương"

Không chỉ anh đội viên hiểu sâu được lỗi lòng của bác mà qua bài thơ"Đêm nay Bác không ngủ" cũng đã đồng thời thể hiện được tác giả Minh Huệ là người có tâm hồn nhạy cảm , sử dụng từ ngữ tinh tế , thấu hiểu lỗi lòng của bộ đội nhân dân và cả của Bác để tạo lên bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" giàu ý nghĩa , tình cảm sâu sắc đến vậy . Qua bài thơ này , đã cho ta biết được nhà thơ Minh Huệ thật là một người yêu nước , là nhà thơ giàu tình cảm sâu sắc mãi mãi được tổ quốc Việt Nam gia danh và đời đời biết ơn sâu sắc.

5 tháng 8 2016

Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm.

4 câu thơ trên được trích từ bài " Đêm nay bác không ngủ "-Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực  trong chiến dịch điện biên phủ cuối năm 1950.Trong câu thơ trên được tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về tình cảm của Bác, người cha máu tóc bạc quan tâm, lo lắng cho mọi người.Những cử chỉ hành động của bác thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Từng câu thơ ấy nói lên nhân cách và con người của Bác. Nhà thơ đã cho mọi người thấy tình cảm của anh đội viên dành cho Bác cũng như tình cảm Bác dành cho anh và mọi người. Những ngày cực nhọc ấy khiến cho anh hiểu Bác hơn. 

"Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm"

Tấm lòng nhân hậu, tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ. Tình thương ấy bao trùm lên đất trước và dân tộc. Nhân dân Việt Nam tự hào biết bao, được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ tổ quốc vinh quang của Đảng, của Bác! Không đành lòng ngủ yên  trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, anh đội viên thúc cùng bác. Dường như lúc đó những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

30 tháng 11 2016

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
hai câu thơ ngọt ngào của Đỗ Trung Quân gợi về trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương da diết nhất là đối với những kẻ tha hương . Mười tám tuổi đời Tế Hanh sống xa quê ...chiều chiều lang thang dọc sông Hương ,nỗi nhớ quê lại ào ạt trong lòng .Những cảm xúc vô cùng thiết tha và nồng hậu ấy trở đi trở lại trong lòng người thi sĩ để rồi cuối cùng tràn vào bài thơ tuyệt bút :quê hương.
quê hương của Tế Hanh có một cái giọng riêng rất đặc trưng :giản dị ngọt ngào và thấm đượm những câu chữ không ào ạt mà cứ như nhưng đoạn phim tư liệu từ từ chiếu về từng khung cảnh quê hương câu thơ mở đầu giản dị nhưng đầy niềm thương nhớ , tự hào :
Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
làng chài của Tế Hanh làm nghề từ lâu đời làng cách biển nửa ngày sông. câu thơ gần gũi từ cách nói đến cách tính độ dài theo kiểu dân gian .sáu câu thơ tiếp là cảnh bình minh một ngày lao động mới mở ra say sưa và hứng khởi đối với những người dân biển .Khung cảnh rất trong rất nhẹ và đẹp .
khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
hai câu thơ như có tiếng reo mừng đầy phấn khởi . khí thế của ngày mới hừng hực hăng say được Tế Hanh dồn vào hình ảnh con thuyền .chiếc thuyền nhẹ hăng vượt ra khơi như con tuấn mã băng mình giữa thảo nguyên mái chèo khua mạnh chẳng khác gì một lưỡi kiếm khổng lồ đang chém ngang ngọn sóng mà lướt tới . câu thơ chuyển nhịp nhanh khoẻ bởi các động tư mạnh "hợp sức" với nhau hăng , phăng , vượt . hình ảnh chiếc thuyền ra khơi gợi ra sự náo nức trong cả một ngày lao động của làng chài

Học tốt !

30 tháng 11 2016

Bạn ấy bảo mở bài gián tiếp cơ mà,đâu phải cảm thụ?

12 tháng 1 2022
Buổi sáng sớm em dậy sớm đã thấy mọi người trong thôn đang cày ruộng mình ngi dở lắm
1 tháng 11 2016

Bốn khổ thơ được so sánh với một hình ảnh gần gũi với trẻ em ,đó chính là quả bóng . Mà cũng từ câu thơ này đã nói lên trang rat than thiet voi cac ban nho . ''Trang bay nhu qua bong ban nao da len troi " hai cau tho cuoi noi rang trang cung rat tinh nghich bay len nhu ban nho da len troi .

2 tháng 11 2016

Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.

Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:

"Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà".

Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

"Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi".

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

"Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!".

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

"Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân".

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

"Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em".

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.

 


 

2 tháng 10 2016

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bô đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu.  Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng tôi cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là mội đứa con ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vờ, đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 

2 tháng 10 2016

Mở bài:

– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

Kết bài:

– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

15 tháng 10 2021

☆┌─┐ ─┐☆  │▒│ -▒-  │▒│-▒-  │▒ -▒-─┬─  │▒│▒|▒│▒│ ┌┴─┴─┐-┘─┘ │▒┌──┘▒▒▒│ └┐▒▒▒▒▒▒┌┘  └┐▒▒▒▒┌❣