...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2018

nghẹn ngào....

                                  " Ai còn mẹ xin đừng để mẹ khóc

                                 Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không..."

MẸ ƠI! MẸ LÀ CỦA CON!

Mẹ ơi! Tiếng gọi đó rất đỗi bình thường và giản dị với mọi người, nhưng với tôi đó là tiếng nấc lòng. Cuộc đời mẹ lặng lẽ vô cùng, mẹ sinh con ra trong một gia đình khá giả, mẹ sinh ra như mọi người, nhưng tuổi thơ của mẹ luôn chịu bất hạnh và cô đơn vì thiếu sự quan tâm từ gia đình. Nhưng với mẹ đó cũng là bình thường thôi bởi vì đơn giản với tôi mẹ là người mạnh mẽ nhất mà tôi đã từng gặp.

\Rồi tuổi thơ lam lũ cũng dần trôi qua, mẹ trở thành thiếu nữ có nhan sắc nhất nhì trong làng, tình yêu đã đến với mẹ qua những câu “Sli” mẹ cưới bố. Tháng ngày vui vẻ chưa được bao lâu mẹ bắt đầu yếu dần, người ta thường nói “hồng nhan bạc mệnh” với mẹ quả không sai.

Mẹ mắc chứng bệnh tim hiểm nghèo, sau khi sinh con sức khỏe mẹ suy sụp, những cơn đau tim hành hạ mẹ, đã bao lần mẹ ngất lịm đi vì cơn đau, bố đưa mẹ đi khắp nơi chữa trị nhưng bệnh cũng chỉ giảm phần nào mà thôi. Khi em con chào đời, căn bệnh càng thên trầm trọng hơn, mẹ vẫn can đảm sống bởi lẽ mẹ có tình yêu lớn lao dành cho chúng con, chúng con chính là động lực để mẹ có thể vượt qua những cơn đau và tiếp tục sống.

Mặc dù chịu sự dày vò của bệnh tật nhưng mẹ vẫn luôn là tấm gương sáng để chúng con học tập và noi theo, mẹ vẫn luôn dạy chúng con “đói cho sạch rách cho thơm”, mẹ dạy con không được sống hổ thẹn với truyền thống gia đình, với cha mẹ.

Hồi cấp I con học yếu lắm, đến lớp con chỉ ngịch, mẹ biết được, mẹ nhìn con với ánh mắt buồn rầu nhưng mẹ không mắng mà chỉ nhỏ nhẹ: Ngày xưa mẹ rất chăm chỉ học, và học rất giỏi, nhưng học hết cấp I ông bà ngoại không cho mẹ học nữa vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải ở nhà phụ giúp ông bà ngoại công việc gia đình. Mẹ ngậm ngùi nói với con rằng mẹ có một ước mơ trở thành giáo viên nhưng đó mãi chỉ là ước mơ mà thôi, nói đến đây nước mắt mẹ rơi từng giọt trên mi. Mẹ bảo tôi dù gia đình mình khó khăn như thế nào mẹ cũng phải lo cho con học đến nơi đến chốn, nếu không sau này con sẽ khổ lắm. Từ đó tôi không bao giờ đi học muộn và nói chuyện riêng trong lớp nữa, tôi nghĩ mình phải cố gắng học để bù đắp những gì mình đã gây ra khiến mạ tôi phải buồn.

Rồi sức khỏe mẹ yếu dần, cái gì đến rồi cũng đã đến năm học lớp 6 bệnh tim của mẹ nặng trầm trọng, bố đưa mẹ đi khắp mọi nơi chữa trị nhưng không hiệu quả, mẹ nhắm măt xuôi tay chỉ nói với tôi một câu “Con cố lên mẹ tin ở con”. Hồi ấy tôi chưa đủ lớn để biết rằng mình sắp mất đi một thứ tình cảm vô cùng lớn lao mà sẽ không bao giờ có lại nữa đó là mẹ.

Mẹ đi về nơi vĩnh hằng khi tuổi còn rất trẻ, bác tôi nói với tôi “từ bây giờ cháu sẽ không còn mẹ nữa, anh em cháu phải yêu thương đùm bọc nhau, cùng giúp đỡ nhau học tốt hơn” lúc đó một đứa trẻ con lên 10 chợt hiểu rằng mình đã mất mẹ, nước mắt tôi lặn vào trong, trái tim tôi đau đớn đến tuột cùng.

Mẹ ơi đến bây giờ mỗi khi nhớ về mẹ nước mắt con lại tuôn trào, mẹ ơi con muốn được nghe lời mẹ mắng, lời mẹ trách, con muốn hơn một lần nữa được sà vào lòng mẹ. Mẹ ơi, mẹ biết không con yêu mẹ nhiều lắm dù lòng con không nói. Mẹ ở nơi xa đó hãy yên tâm rằng con luôn nhớ và yêu mẹ nhiều.

Ai còn mẹ xin đừng để mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Giờ này mẹ đã đi về cõi vĩnh hằng lâu rồi, con cũng đã dần quen với cuộc sống thiếu vắng tình cảm của mẹ, không phải vì con không yêu mẹ nữa mà là vì con phải tập sống tự lập, tập bươn chải mẹ ạ. Mẹ ơi con sẽ tự bước đi trên chính đôi chân của mình, con sẽ sống theo đúng ước mong của mẹ, con xin lỗi mẹ về những năm tháng đã qua, con hứa với mẹ con sẽ sống thật tốt, sẽ hoàn thành ước mơ mà con đưa ra. Mẹ đừng lo lắng cho con mẹ nhé, con trai của mẹ đã đủ lớn để biết cuộc sống không phải chỉ là một màu hồng và thành công không phải không có chỗ cho những người nghèo khó mà quan trọng là ở chính con. Dù xa cách hai thế giớ nhưng trong trái tim con mẹ vẫn luôn là mẹ hiền của con.

Mẹ ơi!… Mẹ ạ!… Mẹ…!

                                       THƯ GỬI CHO CON        Con yêu của mẹ!Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập...
Đọc tiếp

                                       THƯ GỬI CHO CON

        Con yêu của mẹ!

Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập cập đi những bước khó khăn, khi ngồi không vững khi nằm hay đau, sức khỏe cũng dần sa sút, không tự chăm sóc được chính mình...thì mong con hãy nhẫn nại, để hiểu và cảm thông cho mẹ...

Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, cầm đồ vật không chắc chắn, thậm chí không thể mặc được áo quần, thì con đừng cười mẹ con nhé. Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có biết ngày xưa mẹ đã mất bao lâu để dạy con làm những việc này không? Mẹ đã cầm tay con để dạy ăn thế nào cho đúng, cách mặc thế nào cho đẹp...

Khi mẹ trở nên lú lẫn, nói đi nói lại một vài chuyện, hay lẩm bẩm những câu chuyện đâu đâu, mong con đừng cầu nhàu ngắt lời mẹ nhé. Con có biết khi con còn nhỏ, một câu chuyện cổ tích con bắt mẹ kể hoài không thấy chán, lời hát ru Ầu ơ...hôm nào đã luôn đưa con vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

Khi con nói chuyện với mẹ, đột nhiên mẹ không biết nên nói điều gì, thì con hãy cho mẹ một chút thời gian để suy ngẫm. Nếu mẹ vẫn không nhớ ra được, hãy đừng vội vàng bỏ đi để chạy theo guồng quay công việc. Với mẹ điều quan trọng lúc đó không phải là câu chuyện, mẹ chỉ là được ở bên cạnh con thôi!

Khi mẹ không muốn tắm, hay con thấy mẹ đã ở bẩn rồi, con đừng nói nặng lời con nhé! Con có nhớ lúc nhỏ, con mải chơi rồi về ngủ lăn khi quần áo còn đầy bùn đất, và mẹ đã tìm biết bao nhiêu lý do thật hay để con đi tắm hay không.

Khi mẹ ra ngoài và không nhớ đường về, con đừng giận dữ, cũng đừng đầy mẹ ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng đến nắm lấy tay mẹ con nhé! Con còn nhớ không? Lúc nhỏ đã bao nhiêu lần con sợ bị lạc đường mà cầm chặt tay mẹ; rồi những ngày con trốn đi chơi, mẹ đã lo lắng đi tìm con đến nhường nào.

Khi mẹ không còn sức khỏe, vô ý đánh rơi cái bát khi ăn cơm, cầm không nổi cái chổi để quét nhà, thì con ơi đừng buông lời mắng mẹ con nhé! Lúc con còn nhỏ, con vẫn thường hay làm đổ thức ăn xuống đất, đồ đạc con tháo nghịch lung tung, con còn nhớ chứ?

Khi hai chân mẹ không còn vững chắc, phải nhờ gậy chống bước đi, thì con hãy nhớ đỡ mẹ một tay con nhé, giống như khi xưa mẹ đã giúp con đi những bước đầu tiên cho đến suốt cuộc đời.

Khi mẹ nằm liệt giường hay kêu đau ốm, đại tiểu tiện phải nhờ con chăm sóc hay cần con ở bên cạnh, thì con hãy nhớ ngày còn bé, mẹ đã thay tã bế bồng, con nũng nịu nằm trong lòng mẹ thật bình yên nhường nào...

Còn nhiều điều nữa, nhưng mẹ chỉ nhớ được đến đây thôi, đừng thấy mẹ già vừa khó tính lại gây phiền cho con nhé. Mẹ cũng không muốn làm gánh nặng cho con đâu, dù con có thấy nhiều khi mẹ sai, thì tất cả những điều mẹ làm là muốn cho con những gì tốt đẹp nhất!

Đến khi mẹ bệnh nặng, cái hơi thở đã dần yêu ớt, con hãy ở gần mẹ con nhé, hãy nắm lấy tay mẹ, và ngồi bên cạnh mẹ. Xin con đừng nghĩ vì mẹ không để lại một chút gì mà ghét bỏ, oán hờn! Bởi cả cuộc đời này, mẹ đã dành hết cho con rồi.

Và trước khi chết, mẹ biết sẽ đau khổ và sợ hãi lắm. Vì yêu con mẹ không muốn ra đi, nhưng mẹ biết ai cũng sẽ có ngày đó, chỉ mong con hãy mạnh mẽ để tiếp tục sống tốt, dù sau này con không có mẹ ở bên, nhưng con hãy nhớ rằng mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con.

                                                                                                                                 MẸ YÊU CON, CON CỦA MẸ

0
14 tháng 5 2019

Chú ý dành cho người đăng câu hỏi:

Dù bạn có k 10 cái sai thì người bị bạn k cũng ko bị trừ điểm

Học tốt

_Shino_

14 tháng 5 2019

bạn khôn thế

k chép mạng thì còn lâu ai ms có time mà làm cho bạn

11 tháng 9 2018

Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những  nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .

11 tháng 9 2018

Vũ Hải Lâm chép mạng nhé!

Đừng tưởng là mình ko biết .

 AI CŨNG CÓ MỘT NGƯỜI MẸ ĐỂ QUAN TÂM CHE CHỞ CHO CHÚNG TA . VÀ TÔI CŨNG NHƯ NHỮNG NƯỜI KHÁC  , TÔI CŨNG CÓ MẸ . MẸ TÔI TÊN LÀ HẰNG NĂM NAY ĐÃ 40 TUỔI  . TÓC MẸ ĐEN LÁY VÀ DÀY NHƯNG ĐÂU ĐÓ VẪN CÀN NHỮNG CÂY TÓC BẠC TRÁNG VÌ LO CHO TÔI TỪNG MIẾNG ĂN MANH ÁO. DA MẸ TRÁNG HỒNG NHƯNG VẪN CÒN NHỮNG NẾT NHĂN NHEO VÌ MẸ ĐÃ LÀM VIỆC KIẾM TIỀN LO CHO GIA ĐÌNH .ĐÔI MẮT CỦA MẸ ĐEN NHÌN MẸ...
Đọc tiếp

 AI CŨNG CÓ MỘT NGƯỜI MẸ ĐỂ QUAN TÂM CHE CHỞ CHO CHÚNG TA . VÀ TÔI CŨNG NHƯ NHỮNG NƯỜI KHÁC  , TÔI CŨNG CÓ MẸ .

 MẸ TÔI TÊN LÀ HẰNG NĂM NAY ĐÃ 40 TUỔI  . TÓC MẸ ĐEN LÁY VÀ DÀY NHƯNG ĐÂU ĐÓ VẪN CÀN NHỮNG CÂY TÓC BẠC TRÁNG VÌ LO CHO TÔI TỪNG MIẾNG ĂN MANH ÁO. DA MẸ TRÁNG HỒNG NHƯNG VẪN CÒN NHỮNG NẾT NHĂN NHEO VÌ MẸ ĐÃ LÀM VIỆC KIẾM TIỀN LO CHO GIA ĐÌNH .ĐÔI MẮT CỦA MẸ ĐEN NHÌN MẸ RẤT NGHIÊM NGHỊ , ẨN DƯỚI HÀNG MI RẬM  . KHUÔN MẶT TRÒN ĐẦY ĐẶN .ĐÔI MÔI HỒNG HÀO LUÔN MỈM CƯỜI NHÌN THẬT ĐẸP , RĂNG CỦA MẸ TRẮNG VÀ ĐỀU NHƯ NHỮNG HẠT BẮP .RẢNH RỖI MẸ THƯỜNG LÀM NHIỀU THỨC ĂN NGON CHO GIA ĐÌNH NHỮNG MÓN ĂN CỦA MẸ NẤU RẤT NGON , CẢ NHÀ AI CUNG NGƯỞNG MỘ TÀI NẤU ĂN CỦA MẸ . VÀO THỨ 2 HẰNG TUẦN MẸ MẶC ÁO DÀI NHÌN MẸ THẬT ĐOAN TRANG VÀ PHÚC HẬU . MẸ THƯỜNG RẤT BẬN RỘN NHƯNG MẸ LẠI RẤT SIÊNG NĂNG LÀM VIỆC NHÀ . CÁCH ĂN MẶC CỦA MẸ RẤT GIẢN DỊ KHÔNG GIỐNG NHỮNG NGƯỜI KHÁC .

 MỌI NGƯỜI HÃY BIẾT QUÝ TRỌNG NGƯỜI MẸ CỦA MÌNH KHI CÒN SỚM , THẬT TỘI NGHIỆP NHỮNG ĐỨA TRẺ BẤT HẠNH KHÔNG CÓ MẸ KHÔNG CÓ GIA ĐINH KHÔNG ĐÓN NHẬN ĐƯỢC TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA NGƯỜI MẸ VÀ KHÔNG CẢM NHẬN ĐƯỢC MÁI ẤM CỦA MÌNH . TÔI RẤT YÊU QÚY NGƯỜI MẸ CỦA TÔI , TÔI MUỐN NÓI VỚI MẸ :

MẸ ƠI MẸ HÃY LÀ NGƯỜI MẸ CỦA CON , CON YÊU MẸ NHẤT TRÊN ĐỜI .

9
19 tháng 7 2018

ừm ừm, hay lắm, tuyệt lắm, có điều :

Ở chỗ chữ " ngưởng mộ tài năng.... " bạn ghi sai dấu rồi, phải là " ngưỡng mộ tài năng... " mới đúng !

19 tháng 7 2018

Bài văn của bạn viết rất cảm động!!!

31 tháng 5 2019

KO

ĐĂNG

CÂU

HỎI

LINH

TINH

TRÊN

DIỄN

ĐÀN

31 tháng 5 2019

KO NÊN ĐĂNG NHỮNG CÂU LINH TINH LÊN DIỄN ĐÀN

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi             Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối            Lần...
Đọc tiếp

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

 

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

 

 

 

3

 Trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

#giải:

A : Khổ 1 : từ "Em cu Tai .....->...hát thành lời " : lời ru của tác giả

Khổ 2 : còn lại : lời ru của mẹ 

B: 

 Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.

Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi.

Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Kết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a-kay, mẹ thương...
Con mơ cho mẹ...
Mai sau con lớn...

Trong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.

Mở đầu bài thơ là tiếng ru thân thương, vỗ về của nhà thơ, đưa em bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Trong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ.

Hai câu thơ sau miêu tả người mẹ trong công việc giã gạo nuôi quân:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Nếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.

Nếu ai đà từng chứng kiến cảnh giã gạo bằng chày trong cối gỗ của đồng bào miền núi thì mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thế hiện tình mẹ con chân chất, sâu nặng của người mẹ miền núi. Cảnh tượng mộc mạc ấy đâ làm xúc động lòng người:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Khi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.

Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng được ấp ủ tròng hơi thở và tình thương của mẹ, được nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội Giải phóng.
Nếu khổ thơ đầu là lời ru của nhà thơ thì khổ thơ thứ hai là tiếng nói tâm tình của người mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Vẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.

Đối với những bà mẹ sớm hôm tần tảo nuôi con, dường như họ không biết mệt mỏi bởi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mẹ:

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Câu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.

Lời ru ở khúc ru này vẫn là tiếng nói tâm tình của người mẹ nhưng đã chứa đựng ước mơ lớn hơn:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...

Càng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.

Nếu ở hai đoạn thơ trước, tác giả miêu tả cảnh mẹ địu con trên lưng giã gạo nuôi bộ đội, địu con lên nương tỉa bắp thì ở đoạn thơ này là cảnh mẹ địu con cùng đi đánh giặc:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Sự lặp lại hai câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ” đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.

Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.

Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Điệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu:

Mai sau con lớn vung chày lún sân...,
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.

Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!

Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.

"Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt,tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà...
Đọc tiếp

"Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt,tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

- Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người.Chẳng hiểu sao tôi phải bám chạt vào tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:" Anh trai tôi". Vậy mà dưới mất tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa?

Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:" Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy."

CÂU HỎI

a) Giải thích nghĩa các từ: giật sững, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. Tại sao nhân vật tôi lại có cảm giác như vậy?

b) Em hiểu "thứ ánh sáng lạ" tỏa ra từ khuôn mặt cậu bé là thứ ánh sáng gì?

c) Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

Các bạn giúp mình với ạ, bạn nào sớm thì mình sẽ tick cho bạn đó!

1
8 tháng 3 2020

Các bạn giúp mình với, tí là nộp rùi!

12 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nha !!

Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

          Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm trong đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm, cả cuộc đời này bà đã sống để hi sinh tất cả cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

          Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

          Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bê Vàng. Ngày lại qua ngày Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bê Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

         Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.

Bài thơ là : mẹ ns với con nha
14 tháng 11 2021

Bài ca dao trên là lời nói của tác giả muốn truyền đạt đến người đọc và hiểu được công ơn của cha mẹ to lớn như thế nào