Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 | Thể thơ: tự do |
2 | Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo: - Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm… (Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm). |
3 | Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau. Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa: - Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…) - Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. |
4 | - Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo. - Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc. -> Nhận xét về tình cảm: - Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả. - Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa. |
Câu 1 :thể thơ tự do
Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.
Câu 3:
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:
- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)
- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.
Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.

câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh
Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách
Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.
Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh
Câu3 :
- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.
- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển
Câu 4 :
Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người

1, nghị luận
2, Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp mà văn bản muốn truyền đạt đó là vai trò của hy vọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người.
3,
Tác giả cho rằng "hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được" bởi vì hy vọng chính là những niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, là những niềm tin vững chắc vào những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Chính vì vậy, nhờ có hy vọng mà con người dù trong hoàn cảnh tồi tệ và tối tăm nhất vẫn sẽ luôn vững tin và có sức mạnh để tiếp tục nỗ lực và vượt qua được những thử thách chông gai. Nói cách khác, hy vọng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
4,
Thông điệp mà em tâm đắc nhất chính là "đừng bao giờ đánh mất hy vọng". Bởi vì hy vọng chính là nguồn sức mạnh giúp mỗi cá nhân vượt qua những thử thách, chông gai và mở ra con đường cho mỗi người định hướng trong tương lai. Nhờ có hy vọng mà con người vẫn tích cực và hạnh phúc sống dù trong hoàn cảnh bế tắc vì còn hy vọng là còn sức mạnh tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.

mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau
Phần I
Câu 1:
Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.
Câu 2:
Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.
Câu 3:
Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.
Câu 4:
Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.
Phần II
Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con rùa, nó không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.
Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.
Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Lí do để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Câu 3: Việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa:
- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ thế hệ sau.
- Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng tích cực đến muôn đời sau.
- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lí cho văn bản.
- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 4:
- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.
- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.
- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên chặng đường sau này.

Em không giỏi văn nên em chỉ xin nói lên một số ý kiến của mình về vấn đề này.
Ý kiến trên đôi khi đúng nhưng trong một vài trường hợp khác thì không hoàn toàn hợp lý. Đôi khi ta cần nói thẳng nhưng cũng có lúc ta cần tìm một cách diễn đạt khác phức tạp hơn, khó hiểu hơn, mang tính chiều sâu hơn. Khi cần góp ý chân thành, ta nên thẳng thắn trình bày quan điểm với họ, không cần thiết phải vòng vo, nói bóng gió để ám chỉ điều gì, tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn những lời nói nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, ý nghĩa, mang tính góp ý hơn là dạy bảo người khác. Cũng như thế, ta cũng nên thẳng thắn trình bày quan điểm của mình khi tranh luận với người khác, hay khi cần một sự tường minh, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu,....Tuy nhiên, như em đã nói ở trên, đôi khi chúng ta phải dùng cách ngược lại, nghĩa là không dùng cách nói thẳng, nói thật. Có thể lấy ví dụ như khi bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình của họ thì phải dùng những cách nói giảm, nói tránh, không thể bảo rằng bệnh tình của họ đã cực kì nghiêm trọng, rất nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí chỉ sống được một thời gian ngắn nữa. Lý do là vì đại đa số ai trong chúng ta cũng sẽ bị sốc khi nhận được tin sét đánh này, dẫn đến việc nghĩ quẩn và làm những việc tổn hại đến bản thân và thậm chí là cả người khác. Trong trường hợp này, các y bác sĩ thường động viên, khích lệ bệnh nhân để họ có động lực sống tiếp, chiến thắng bệnh tật. Hay một ví dụ khác là không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm, đủ dũng khí để nói thẳng, nói thật, khi này ta sẽ tìm một cách biểu đạt khác phức tạp hơn một chút là nói theo hướng ngược lại, biểu đạt bằng cảm xúc, bằng hành động, nhằm mục đích để người đối diện tự suy nghĩ và hành động theo cách hiểu của mình. Đâu phải nhân vật nào trong các tác phẩm văn học, trong những câu chuyện cũng nói thẳng với người kia, đôi khi họ chỉ chọn cách đơn giản nhất nhưng cũng phức tạp nhất là sự im lặng. Không nói thẳng cũng là một cách để ta thấy được mức độ hiểu nhau của cả 2 bên là như thế nào....
Trên đây là một số ý kiến của em về vấn đề này, tất nhiên còn nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý và thông cảm.
Bài làm của Trịnh Ngọc Hân:
Tôi đã từng đọc qua một câu nói: “Những người sống thật với chính mình là những người ý thức được suy nghĩ, mong muốn của mình và công khai thừa nhận với đối phương, không dùng vẻ bề ngoài mà trốn tránh cảm xúc thật bên trong”. Thật vậy, sống thật là sự hợp nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động. Đó là lối sống mà mỗi con người chúng ta ai cũng cần phát triển. Điều này gợi ta nhớ đến câu chuyện tình yêu với tình huống ngang trái, trắc trở trong bài thơ “Em bảo anh đi đi…” của nữ thi sĩ người Armenia – Silva Kaputikian. Có thể nói bài thơ đã ăn sâu vào tiềm thức và có mặt trong những cuốn sổ tay của thế hệ yêu mến Văn học:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay…
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em!”
Ta cảm nhận được tình yêu trong thơ của Silva Kaputikian vô cùng trắc trở, có sự đấu tranh mãnh liệt trong thế giới nội tâm của nhân vật, bên ngoài có vẻ cự tuyệt nhưng bên trong lại vô cùng tha thiết đối với “anh”. Tình huống ấy ắt hẳn gợi cho chúng ta nhiều câu tự vấn cần lời giải đáp, rằng: “Phải chăng cuộc sống sẽ đơn giản và tốt đẹp hơn nếu chúng ta luôn nói thẳng nói thật “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”, tránh những vòng vo bóng gió như cô gái trong bài thơ trên?” – đó cũng là lời phát biểu của một độc giả sau khi đọc bài thơ.
Từ cổ chí kim, chuyện tình cảm nam nữ vỗn đã là đề tài hấp dẫn độc giả. Những cặp đôi yêu đương luôn có nhiều điều khó nói với nhau, là vì e ngại, chưa đủ can đảm đối diện với người mình yêu? Hay là vì chưa dám bộc lộ những xúc cảm chân thành mạnh mẽ? Họ như những nụ hồng trong nắng sớm, tuy đẹp nhưng lại e ấp cảm xúc nồng nàn không dám bày tỏ với nhau. Như chính cô gái trong bài thơ, miệng thì bảo “anh đi đi” nhưng lòng lại muốn “anh ở lại”, bảo anh “đừng đợi” nhưng lại rất mong anh đợi. Tại sao cô gái phải dối lòng mình chứ? Tại sao bên ngoài tỏ ra cự tuyệt nhưng bên trong lại luyến tiếc chàng trai? Để rồi phải trách móc anh vì anh quá “nghe lời”, bảo anh đi thì anh cũng “không đứng lại” và rồi bảo anh “đừng đợi” anh cũng “vội về ngay”. Đối với cô gái tất cả những gì cô ấy nói là “Lời nói thoảng gió bay”, tức là tất cả chỉ là những lời ngoài miệng, sẽ mau chóng bay đi như làn gió. Nhưng chàng trai nào biết được những suy nghĩ bên trong của cô gái cùng với những tấm chân tình thiết tha không muốn bày tỏ ra bên ngoài. “Sao mà anh ngốc thế” – cô gái trách chàng trai vì anh không nhìn vào “Đôi mắt huyền đẫm lệ” của cô để thấy cô đang yếu mềm đến nhường nào. Người ta hay nói rằng “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, trong đôi mắt ta thấy được sự chân thật, sự chân thật ấy lấn át đi cái vùng trời đen tối kia, cô gái muốn chàng trai nhìn vào đôi mắt đẫm lệ của cô để thấy cảm xúc thật sự của cô, nhưng không…Có thể thấy rằng cô gái đang nhận lấy khổ đau, chua chát vì cho rằng chàng trai không hiểu cô. Nhưng làm sao chàng trai có thể hiểu khi mà người con gái ấy không chịu bộc lộ tình cảm chân thật của mình mà trái lại cứ mãi “xua đuổi” anh đi? Ta có thể thấy sự đối lập giữa suy nghĩ và hành động của cô gái trong bài thơ, có lẽ đó chính là nguyên cớ của bi kịch trong tình yêu. Không chỉ riêng chuyện tình cảm mà trong công việc, trong các mối quan hệ khác, nếu cứ vòng vo không chịu “nói thẳng nói thật” sẽ dẫn đến hậu quả mà chính bản thân ta cũng không mong muốn.
Nhà hiền triết người Ấn Độ Mahatma Gandhi từng có câu: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Con người là một thể thống nhất giữa tâm hồn và thể xác, con người chỉ có được hạnh phúc trọn vẹn khi đối diện với cảm xúc thật của mình, biết kết hợp hài hòa giữa tâm hồn và thể xác – “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”. Chớ lừa dối cảm xúc thật của mình, điều đó không những gây tổn thương cho người khác mà còn làm đau chính bạn. Như chính cô gái trong bài thơ trên, vì cứ mãi “vòng vo tam quốc” che giấu đi những tình cảm chân thành dành cho người mình thương để rồi chàng trai đã không thể thấu hiểu cho và vội rời đi. Để rồi cô gái ở lại cùng với mớ tâm tư ngổn ngang muôn nỗi, luyến tiếc không thôi rồi ôm lòng trách móc “Sao anh…”. Thực tế trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người như cô gái, họ không dám nói thẳng nói thật ra những suy nghĩ và những điều mà mình muốn làm. Tại sao vậy? Họ còn vướng bận điều gì chăng? Một nỗi sợ vô hình nào đó đang bao trùm lấy họ. Ta có thể lấy ví dụ từ một anh nhân viên văn phòng, anh nhìn thấy sếp vô tình phát hiện sếp của anh tham nhũng, ăn chặn tiền của công ty, nhưng vì thấp cổ bé họng nên anh không thể nào “nói thẳng nói thật”. Hay một cậu bé, hằng ngày vẫn thấy người dì của mình phun hóa chất độc hại lên thực phẩm để bảo quản rồi mang ra chợ bán cho người khác, cậu bé biết sai nhưng lại không dám nói với suy nghĩ vì đó là dì của mình hay do dì lớn hơn mình… Có rất rất nhiều những lí do, lí sự để họ trốn tránh. Chỉ khi sống thật với những mong muốn của bản thân, con người mới đủ can đảm để vượt qua mà nói ra sự thật.
“Thay vì tình yêu, thay vì tiền bạc, thay vì danh vọng, hãy cho tôi sự thật”, trên hết sự thật là điều mà bất cứ ai cũng muốn có. Bởi vì sự thật là đứa con của lòng tin, niềm hi vọng và là mầm móng của hạnh phúc. Vì thế đừng che giấu đi những sự thật bên trong mà phô diễn những thứ giả dối ra bên ngoài. Khi ta thốt ra những lời trái ngược với suy nghĩ, ấy là lúc bạn trở thành kẻ lừa dối, và người lừa dối đến cùng sẽ chẳng thể có được cuộc sống tốt đẹp một cách trọn vẹn. Nếu là cô gái ấy, đừng nói ra những lời đi ngược với cảm xúc bên trong, vì mình đau họ cũng đau khổ, nhưng người đau đớn trước hết là bản thân mình. Nếu chọn nói ra sự thật rằng “anh hãy ở lại với em”, “anh đừng đi” và “anh hãy nhìn vào đôi mắt đẫm lệ” này, thì chàng trai đã hiểu tâm trạng, mong muốn của cô gái hơn, và sẽ chẳng có cuộc chia ly nào cả! Nếu là anh nhân viên hay cậu bé thì chúng ta vẫn phải “nói thằng nói thật”, vì một ngày nào đó sự thật sẽ được mang ra ánh sáng. Khi biết dung hòa giữa suy nghĩ, lời nói và hành động thì con người sẽ không còn lừa mình, dối người nữa. Ta sẽ biết cách trân trọng cảm xúc thật của chính mình và quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác, người khác vui và tất nhiên bản thân ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, sẽ không còn những lần trách móc vô cớ của ta hay những luyến tiếc trong quá khứ. “Nói thẳng nói thật” còn là cách để ta rèn luyện nhân cách, dũng cảm đối diện với sự thật tôn trọng sự thật, ngay cả sự thật từ trong chính con người mình. Chớ nên e thẹn mà giấu đi xúc cảm chân thật của mình, ví như một nụ hồng vỗn dĩ đã đẹp nhưng khi nở lại càng đẹp hơn, khi con người ta chịu bày tỏ tình cảm chân thành nhất thì tự khắc họ cũng sẽ đẹp như một đóa hoa hồng nở rộ.
Nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng phải thẳng thắn và thật lòng như vậy không? Đôi khi trong cuộc sống, có những trường hợp lời nói thẳng cùng với sự thật không mang lại hiệu quả tích cực như ta từng nghĩ. Ta vẫn thấy bác sĩ phải nói vòng vo với bệnh nhân, giấu đi căn bệnh hiểm nghèo của họ chỉ vì muốn họ lạc quan để sống tốt hết phần đời còn lại. Đôi lúc ta phải nói “con vẫn khỏe, con vẫn ổn” với cha mẹ, mặc dù đang cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi vì áp lực công việc. Đó là những lúc mình buộc phải nói vòng vo, nói sai sự thật, vì nghĩ cho cảm xúc của người khác. Tuy đó vẫn là lừa người, gạt mình nhưng chí ít người khác sẽ cảm thấy an lòng và mình cũng có động lực để làm việc thật tốt. Thế mới biết đi thẳng không phải là cách đi dành cho mọi con đường mà ta đi, đôi lúc vẫn phải có những ngả rẽ quanh co. Và tất nhiên những điều đó chỉ chiếm một phần ít trong cuộc đời bạn, phần lớn vẫn phải nhường chỗ cho những điều thật lòng.
Một văn hào từng nói: “Đừng cố điểm tô lên khuôn mặt một đường nét nào khác, vì bạn vẫn là bạn”. Phải mang một cảm xúc giả cũng như việc mang một chiếc mặt nạ, đó là điều tàn nhẫn nhất dành cho bản thân. Như thế thì làm sao có thể sống tốt được, làm sao có thể mang niềm hạnh phúc đến với những người mà ta yêu quý. Trong những thời khắc cần phải nói thẳng nói thật thì ta hãy sống thật với những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân, mạnh mẽ đối diện với thực tại. Rồi mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến với bạn. Mỗi chúng ta, hãy tự rèn luyện cho bản thân cách đối diện với những cảm xúc của mình và điều khiển chúng hài hòa với hành động, đừng suy nghĩ một nơi, nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Đồng thời lời nói cũng là vũ khí, nói thẳng nói thật đôi khi lại làm người khác tổn thương. Vì vậy, để không còn những nuối tiếc, những đau buồn, xót xa, ân hận chúng ta hãy “nói thẳng nói thật” một cách thông minh, có như vậy cuộc sống mới đơn giản và tốt đẹp hơn.
Silva Kaputikian là một nữ thi sĩ đầy tài năng, những câu thơ “Em bảo anh đi đi…” của bà đã làm sống dậy biết bao nhiêu kí ức của những thế hệ yêu mến Văn học. Những vần thơ của bà đã gửi đến câu chuyện tình yêu tuy đẹp nhưng đầy chua chát, xót xa. Đồng thời bài thơ còn gợi cho độc giả những chiêm nghiệm đáng quý về lối sống để không phải tiếc nuối, đau khổ. Sống có tốt hay không là do chính bản thân chúng ta lựa chọn nên đừng vội trách móc một ai khác. Hãy trân trọng những cảm xúc chân thành của bản thân và hãy quan tâm đến những cảm xúc của người khác. Việc điều khiển cảm xúc và dung hòa giữa thế giới nội tâm và hành động bên ngoài là yếu tố cốt lõi quyết định việc làm của bản thân có đi đến kết quả tốt nhất hay không. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà nói thẳng nói thật có thật sự cần thiết để làm cho cuộc sống của chúng ta thật sự tốt đẹp hơn.

Dàn ý :
1. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”
- Vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích
+ Đoạn thơ la một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm: thể hiện một cách tập trung vẻ đẹp, giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của To Hữu.
+ Đoạn thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ tha thiết bồi hồi giữa kẻ ở người về, giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc mà còn tạo nên bộ tứ bình độc đáo của thiên nhiên vùng rừng núi chiến khu.
2. Bình giảng đoạn thơ
2.1 Ý nghĩa của 2 câu thơ mở đoạn
- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm. Đây là nỗi nhớ của người về hướng tới “những hoa cùng người”- hướng tới thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Hai câu thơ mang giai điệu dân ca ngọt ngào, sau lắng (chú ý cặp từ “ta”, “mình”) là cảm hứng chủ đạo tạo nên các cung bậc nhớ cụ thể và cảnh vật cụ thể hữu tình của cảnh và người ở 8 câu thơ sau.
2.2 Vẻ đẹp của 8 câu thơ tiếp theo
- Đoạn thơ làm ta liên tưởng tới bức tranh tứ bình trong dân gian, trong “Truyện Kiều” nhưng lại mang sắc thái riêng của quê hương Việt Bắc.
- Sự chuyển vận của thời gian từ xuân sang hè với vẻ đẹp hoang sơ mà tráng lệ của núi rừng Việt Bắc:
Các hình ảnh cần chú ý:
+ “Hoa chuối đỏ tươi”, “mơ nở trắng rừng” …. Đặc biệt là cảnh “ve kêu rừng phách đổ vàng”: câu thơ hay, thời gian như cũng mang màu sắc và từ “đổ” như nhãn tự làm sống dậy nét độc đáo của Việt Bắc.
+ Đánh giá nghệ thuật hòa sắc tài tình của nhà thơ.
+ Bình giảng những câu thơ hay như: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “Nhớ người em gái hái măng một mình” … là những câu thơ độc đáo in đậm bản sắc người Việt Bắc: giản dị, mạnh mẽ, hào hùng và cũng rất duyên dáng nên thơ, …
+ Khai thác khía cạnh tạo hình và phối âm trong các câu thơ trên.
+Câu hết đoạn thơ như một dấu ngân dài thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Bắc. (Chú ý đại từ “Ai” và cụm từ “tiếng hát ân tình”.)
3. Đánh giá chung
- Giá trị của đoạn thơ so với toàn bài.
- Nét đặc sắc của đoạn thơ còn được bộc lộ ở hình thức đối thoại của nhân vật trữ tình, cách thể hiện ấy kết hợp với giọng thơ ngọt ngào mang dấu ấn của sự hồi tưởng, suy tư đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp của phong cách Tố Hữu.

Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”.
Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh.
Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình.
Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.