
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Câu 1: Nguyên nhân, thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta Thời gian: Bắt đầu từ năm 1858 (xâm lược Đà Nẵng), mở đầu cho quá trình xâm lược kéo dài gần nửa thế kỷ. Nguyên nhân: Kinh tế: Pháp muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và khai thác tài nguyên. Chính trị: Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu trong việc chiếm thuộc địa. Tôn giáo: Lợi dụng chiêu bài "bảo vệ đạo Thiên Chúa" để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Nội bộ Việt Nam suy yếu, triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu, mất lòng dân. Câu 2: Các hiệp ước triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp Hiệp ước Thời gian Nội dung chính Nhâm Tuất 1862 Nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa); mở 3 cửa biển cho Pháp; bồi thường chiến phí. Giáp Tuất 1874 Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp; mở thêm 3 cửa biển; cho phép Pháp tự do truyền đạo, buôn bán. Harmand 1883 Giao Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho Pháp cai trị; triều đình chỉ còn quyền ở phần nội chính. Patenôtre 1884 Củng cố quyền cai trị của Pháp; hợp thức hóa hiệp ước 1883; nhà Nguyễn trở thành bù nhìn dưới quyền Pháp. Câu 3: Phong trào Cần Vương Thời gian: 1885 – 1896 Giai đoạn: Giai đoạn 1 (1885–1888): Do vua Hàm Nghi đứng đầu, hưởng ứng rộng khắp. Giai đoạn 2 (1888–1896): Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào chuyển thành những cuộc khởi nghĩa riêng lẻ. Các cuộc khởi nghĩa lớn: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) Khởi nghĩa Hương Khê (Nghệ – Tĩnh) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất: Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Câu 4: Phong trào nông dân Yên Thế Nguyên nhân: Nông dân bị mất đất, bị chính quyền thực dân đàn áp. Phản ứng trước chính sách bóc lột và đàn áp của Pháp. Người lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) Mục đích đấu tranh: Bảo vệ cuộc sống, đất đai, chống lại ách thống trị của thực dân. Diễn biến chính: Bắt đầu từ 1884, kéo dài gần 30 năm. Giai đoạn mạnh mẽ nhất là từ 1897–1908, Pháp nhiều lần tấn công nhưng không dập tắt được. Đến 1913, sau khi Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào chấm dứt. Câu 5: Lý do khiến các cải cách ở nước ta nửa cuối thế kỷ XIX không được thực hiện Triều đình bảo thủ, không quyết tâm cải cách. Sợ mất quyền lực, lo cải cách làm thay đổi trật tự xã hội. Thiếu tầm nhìn, không theo kịp xu thế thời đại. Pháp đã xâm lược và khống chế, không cho phép cải cách làm thay đổi hệ thống cai trị. Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp Thời gian: 1897 – 1914 Chính sách kinh tế: Tập trung khai thác mỏ, đặc biệt là than, kẽm, thiếc... Mở đồn điền trồng lúa, cao su... Tăng thuế, lập ngân hàng Đông Dương để bóc lột. Chính sách văn hóa – giáo dục: Hạn chế giáo dục, chỉ mở trường đào tạo tay sai. Truyền bá văn hóa Pháp, kìm hãm văn hóa dân tộc. Khuyến khích đạo Thiên Chúa, đàn áp văn hóa truyền thống. Câu 7: Hội Duy Tân (1904) Người sáng lập: Phan Bội Châu, cùng các sĩ phu yêu nước như Lương Văn Can. Mục đích: Đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước theo kiểu mới. Hoạt động: Tuyên truyền tư tưởng duy tân, vận động cải cách. Tổ chức phong trào Đông Du: đưa thanh niên sang Nhật học tập. Kết nối với các tổ chức cách mạng ở nước ngoài. Câu 8: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo? Lãnh đạo chính: Trần Cao Vân Thái Phiên Mục tiêu: Phục hồi quyền lực cho vua Duy Tân, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Kết cục: Thất bại, Duy Tân bị đày ra đảo, các lãnh tụ bị xử tử.

1 pháp xâm lược nước ta năm 1858
2 tỉnh đầu tiên pháp tấn công là đà nẵng
3 nguyên nhân: nhằm khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở vn

* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.
Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.
Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.
Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

tham khảoDo nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu. ... - Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Tham khảo:
Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu. ... - Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2)
Thái độ
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình:
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
1.
Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Tham Khảo
Câu 1:
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ Hà Nội.
- Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phái khí giới và giao thành không điều kiện.
- Không đợi ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.
+ Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.
- Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Câu 3:
v. Thái độ chống giặc nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 4:
Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặcỞ Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) và làm cho địch thất điên bát đảo.Sau hiệp định Nhâm Tuất, nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi với tinh thần quyết tâm chống Pháp.Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra như Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre....Nhiều người sử dụng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài ở Nam Kì cho đến tận năm 1875.Nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây":
Em thấy đây là một câu nói rất hay, thể hiện được ý chí và quyết tâm chống giặc của nhân dân miền Nam.
Có thể mới đọc qua, nhiều người cho rằng đây là câu so sánh khập khiễng khi nói nhân dân miền Nam là cỏ. Nhưng ẩn sâu bên trong nó là hàm ý khác. Như chúng ta đã biết, cỏ là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều. Loại thực vật này sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.
Cũng như nhân dân miền Nam vậy, dù có bị tiêu diệt, có bị gục ngã nhưng các thế hệ, lớp lớp nhân dân vẫn tiếp tục đứng lên đánh đuổi giặc Pháp. Họ không dễ dàng đầu hàng trước quân địch, điều này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất yêu tổ quốc và dám đứng lên bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Nền độc lập của Việt Nam mãi mãi sẽ vững bền về sau!
Câu 5:
Hiệp ước Hác MăngCâu 6:
* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.Câu 7:Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiếnCâu 8:
Có 2 giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888)Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896)
Câu 1. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Câu 2. Nguyên nhân thất bại của cuộc khánh chiến chống Pháp vào giữa thế kỉ XIX:
- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.
- Các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, đều có tính tự phát nên dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.
- Không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng chiến lược lỗi thời, thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, không đoàn kết với nhân dân.
- Quân ta được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém. Quân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại.
Câu 3. Nội dung hiệp ước Hác-măng năm 1883:
- Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.
- Triều đình phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Nguyên nhân: Vì nước Pháp là nước theo tư bản chủ nghĩa nên sự phát triển rất nhanh và cần nhiều nguyên liệu. Trong đó Việt Nam là nước có vị trí thuận lợi và giàu tài nguyên. Pháp còn bịa cho rằng họ chỉ đang bảo vệ đạo Giato của họ nên đã đem quân sang xâm lược nước ta.
- Thời gian: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược vào năm 1858 và kết thúc năm 1930.
Nguyên nhân:-do nhu cầu về thị trường và thuộc địa từ giữa thế kỉ XIX các nước phương tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng , giàu tài nguyên thiên nhiên
-Chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng suy yếu
-Lấy lí do bảo vệ đạo Gia Tô , chiều 31/8/1858 , liên quân Pháp và Tây ban nha dàn trận trc cửa biển đà nẵng
thời gian : bắt đầu xâm lược từ năm 1858 , kết thúc năm 1930