Qua câu nói của du học sinh Đỗ Nhật Nam chia sẻ: “Tiếng Anh giúp em đi xa, Tiếng Việt giúp em về gần” thì ta có thể hiểu rằng là một con người ta cảm thấy tầm quan trọng của sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với xã hội.Giờ đây trong một thời kỳ hội nhập,sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm.Càng thấy được việc học nhiều ngôn ngữ càng tốt, đặc biệt nếu thành thạo thứ ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất là tiếng anh càng cần thiết, lợi ích đem lại là vô cùng to lớn.

    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

    Câu nói của cậu học trò nhỏ tài năng này như đã đánh thức sự suy nghĩ của mọi người, tình yêu của mọi người với ngôn ngữ. Dù có vô số quan điểm khác nhau, nhưng có thể hiểu thông qua thông điệp “tiếng Anh giúp em đi xa” là giờ đây chính vì tiếng anh là ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng chính trong các hình thức giao tiếp quốc tế, nếu như ta có cho mình vốn ngôn ngữ này thì đương nhiên mỗi người sẽ tự tin đi ra ngoài đất nước và tiếp xúc với bạn bè năm châu, ngao du thế giới mà không vướng bận gì, không bị cách trở bởi ngôn ngữ địa phương của các quốc gia làm phiền.  Hai từ “đi xa” được nhắc đến ở đây nếu hiểu theo nghĩa đen nghĩa là được hội nhập với thế giới còn nghĩa bóng không gì khác là sự mở mang hiểu biết về các lĩnh vực của cuộc sống, sự mở rộng tầm nhìn. Nếu ta dùng thứ tiếng anh để trao đổi với người khác nước, khác châu lục thì có lẽ sẽ dễ hơn cho ta để ta hiểu thông điệp họ muốn chia sẻ, những mẩu chuyện, những điều họ muốn giới thiệu về sự thân thiện của quốc gia mình, con người mình.

    Bên cạnh đó, câu nói còn cho ta thấy được một vế nữa cũng quan trọng không kém “Tiếng Việt giúp em về gần” là mỗi con dân nước Việt Nam đều biết tôn vinh Tiếng Việt, là thứ ngôn ngữ quốc gia có chủ quyền, phổ biến nhất trong phạm vi đất nước ta. Nó là thứ của lịch sử vô cùng quý giá là kết quả của sự hoạt động về cả vật chất và tinh thần của ông cha ta và đó là điều không thể thay đổi, ta chỉ có thể tìm hiểu và phát triển, làm giàu thứ ngôn ngữ đó. Còn với những người con đi xa tổ quốc thì nói Tiếng Việt là một lần  được “trở về”, trở về với tiếng nói dân tộc, trở về với quê hương, tổ tiên, với cội nguồn…

    Có thể nói rằng thứ “ngôn ngữ mẹ đẻ” này đã nuôi dưỡng nhân dân ta trải qua bao biến cố lịch sử. Tiếng Việt vẫn tồn tại và làm nên một dòng chảy văn hóa, gắn kết quá khứ với hiện tại, kết nối lời yêu thương giữa những người mang chung tiếng nói, chung dòng máu Việt. Sức mạnh kì diệu của Tiếng Việt giống như biển lớn của tinh thần hòa hợp dân tộc. Thần thái Tiếng Việt chính là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại, ân nghĩa, thủy chung, kiên cường, bất khuất… Nhưng cứ mãi đứng yên vị trong một đất nước thì chẳng thể nào phát triển, vậy nên từ lâu ông cha ta cũng đã chú trọng việc mở rộng giao thương với các nước, nên việc phát triển ngôn ngữ càng ngày càng được đẩy mạnh. Giờ đây, muốn giao lưu, học hỏi với thế giới thì cần phải thông thạo ngôn ngữ toàn cầu - Tiếng Anh, chìa khoá để tạo cơ hội cho bản thân vươn tới những tầm cao mới cũng như để khẳng định vị trí nước nhà trên khắp thế giới.

    Với một người có trong tay một hoặc nhiều tiếng nói khác nhau , nhất là tiếng Anh thì đã là giỏi, nếu bạn  sử dụng được ngoại ngữ tốt, tức là bạn đã trao gửi được tâm hồn cho người bản xứ, và những thông điệp từ trái tim đến trái tim sẽ đưa bạn đến nhiều điều kỳ diệu khác. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn biết kết hợp mở rộng giữa các tiếng nói khác nhau , nhưng cũng cần biết gìn giữ tiếng mẹ đẻ để mỗi người tìm thấy chính mình và bản sắc dân tộc mình.

    Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt . Đúng vậy, vì thời gian gần đổ lại đây việc du nhập nhiều nền văn hóa hội nhập mà làm sự trong sáng của Tiếng Việt đang dần bị đe dọa bởi một thứ ngôn ngữ mới, mang tên gọi “ngôn ngữ tuổi teen”. ngôn ngữ như lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ Tiếng Việt, nhiều bạn trẻ còn “chế biến” ra các thể loại từ ngữ thiếu tế nhị, không hợp với thuần phong mĩ tục. Đã đành vậy, có khi họ còn liên tục dùng từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa. Chưa dùng lại ở đó, một bộ phận thương nhân, người trưởng thành cũng đã sớm tiếp nhận trào lưu này mà học ngoại ngữ theo xu hướng không thực chất, áp dụng nói theo kiểu sính ngoại nửa tây nửa ta.

    Dễ thấy trong các hội thi mang tầm cỡ thế giới,những cuộc đàm phán giữa các nước, quan trọng đến ngần nào nêú việc học ngoại ngữ thứ hai tốt cũng là dịp ta có thể biểu lộ bản thân mình, biểu lộ tinh thần, thần thái của Việt Nam được rõ ràng hơn. Việc học ngoại ngữ là một đam mê, bạn nên hết sức kiên nhẫn, một khi đã quyết định theo đuổi một ngôn ngữ, hãy hết lòng vì nó . Có thể nói, học tiếng Anh là để tiếp thu tri thức nhân loại, đồng thời cũng là cơ hội để bản thân vươn lên những tầm cao mới cũng như khẳng định vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới. . Hơn nữa, có ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho mọi người: học tập, tìm việc làm, trải nghiệm cuộc sống tươi đẹp, v.v. đến người bản xứ, và những lời nhắn nhủ từ trái tim sẽ dẫn bạn đến nhiều điều kỳ diệu khác. Có lẽ con người chúng ta cần phải biết mở mang ngoại ngữ để học hỏi, khám phá thế giới nhưng cũng cần biết giữ gìn tiếng mẹ đẻ để giúp mỗi người cũng như tìm lại chính mình và bản sắc dân tộc. gia tộc của mình.

    Mỗi người đứng trước thời đại phát triển mạnh như này, cần biết tiếp thu chứ không hòa quyện bất kể lĩnh vực gì đặc biệt là ngôn ngữ, dễ đánh mất đi thứ ngôn ngữ quý giá của dân tộc. Vì vậy , các thế hệ như chúng ta cần hành động thiết thực để xây dựng nên giá trị bền vững của Tiếng Việt, đồng thời phổ biến Tiếng Việt trên toàn thế giới cũng chính là đưa đất nước bước lên con đường phát triển phồn thịnh. Và sử dụng tiếng Anh giờ đây đã không còn xa lạ gì, mà nó còn là việc hết sức cấp bách và quan trọng trong đào tạo giúp khẳng định mình.

    Việc học vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa giỏi về ngôn ngữ là ta đã chạm tay đến gần hơn thành công của bản thân. Câu nói chân thật của Đỗ Nhật Nam cũng là lúc ta nên suy nghĩ  về việc thế hệ trẻ chúng ta cần làm tròn trách nhiệm đưa đất nước vươn xa qua thứ ngôn ngữ quốc tế nhưng trên đó chúng ta cũng phải gánh vác trách nhiệm gìn giữ màu sắc của ngôn ngữ dân tộc, sự tự tôn dân tộc bất biến.