Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của dân tộc ta rằng: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Như vậy, có thể nói rằng giáo dục được sinh ra có sứ mệnh thay đổi vận mệnh con người, thay đổi vận mệnh dân tộc và thậm chí là vận mệnh của cả nhân loại, và những người thầy giáo, cô giáo đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình ấy. Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng: “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”

Trước hết ta hiểu hầy cô là những người làm giáo dục, là người truyền đạt tri thức về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, xã hội, văn hóa, đạo đức tới cho học sinh và giúp học sinh hoàn thiện năng lực và phẩm chất. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực, trái ngược với những cảm xúc tiêu cực như đau khổ, lo âu, phiền muộn. Thay đổi là làm cho khác đi qua thời gian. Như vậy ý kiến muốn khẳng định vai trò của người làm giáo dục và vai trò của sự nhiệt huyết, đam mê với công việc giáo dục có khả năng tác động vào sự vận động và phát triển của nhân loại. Đây là một ý kiến rất đúng đắn và xác đáng với mọi thời.

Tri thức đã và đang ngày càng trở lên quan trọng đối với đời sống con người, có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội :kinh tế,chính trị,văn hoá giáo dục…Có tri thức, con người sẽ có khả năng làm chủ được cuộc sống, luôn vững vàng trên con đường đã chọn, dễ đạt được nhiều cơ hội và thành công. Và những người thầy, người cô – những người truyền đạt tri thức là những người góp phần không nhỏ trong quá trình ấy. Họ là những người lái đò hằng ngày vẫn luôn cần mẫn ngược xuôi để chuyên trở ta đến bến bờ tri thức, là người nông dân vun đắp những mầm non – những chủ tương lai của đất nước để cho đời nở những mùa hoa.

Trong cuộc đời mỗi con người, ngoài cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô cũng là những người có công lao rất lớn đóng góp vào sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Như cựu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk đã từng khẳng định: “Một thầy giáo tốt như một ngọn nến- ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác” Một người thầy cô tận tâm sẽ có khả năng tác động và thúc đẩy ta tiến lên phía trước, trên con đường đã chọn thậm chí là người soi đường, chỉ lối giúp ta thoát khỏi vũng lầy tăm tối để tiến tới tương lai.Ta biết tới Helen Adams Keller là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ và cũng là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Nhưng ít ai biết đến một thành công còn thầm lặng và cao cả hơn, đó là thành công của cô giáo Anne Sullivan. Như một cơ duyên, bà được giới thiệu làm gia sư cho Helen Keller (lúc 6 tuổi). Vừa khiếm thị vừa khiếm thính nên việc học của Helen rất khó khăn. Nhờ sự kiên trì, sáng tạo trong cách dạy của cô giáo Anne - giao tiếp bằng các ký hiệu vạch lên lòng bàn tay cô bé, Helen không nhìn, nghe và nói được ngày nào đã trở thành người khiếm thính, khiếm thị đầu tiên lấy được bằng cử nhân của Đại học Radcliffe trong lịch sử nước Mỹ. Vậy nên một người thầy cô tận tâm có khả năng thay đổi vận mệnh con người từ đó qua từng lớp lớp học trò, đào tạo nên những con người xuất sắc, ưu tú. Đó sẽ là những công dân tốt giúp ích cho xã hội, là nguồn lực giúp đất nước thêm giàu mạnh và phát triển. Như vậy chẳng phải một người thầy cô “hạnh phúc” cũng có khả năng thay đổi thế giới hay sao?

Và sẽ ra sao nếu ngưởi thầy cô không hạnh phúc và say mê trong những giờ dạy của mình, coi việc dạy học là trách nhiệm khô khan, xem học trò là bọn quỷ quyệt cần cảnh giác? Như vậy hiệu quả của giờ học sẽ không cao, cả cô và trò sẽ đều cảm thấy mệt mỏi. Bởi nếu chính người giáo viên cũng chán ngán giờ dạy của mình thì làm sao có thể khơi dậy tình yêu học tập, tìm tòi nơi các em.

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay.

Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất.

Có một nghề không trồng cây vào đất.

Mà cho đời những đóa hoa thơm.”

Đó là nghề nhà giáo.