K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.  Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.  Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.

Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

0
Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài là một tác phẩm mang đậm chất nhân văn, lan toả những thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái, tình bạn cao quý và tình đoàn kết. Từng trang sách mộc mạc nhưng mỗi dòng chữ lại mang những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống. Trên đời này sống để yêu thương, sống để làm việc có ích cho xã hội, sống phải có trách nhiệm, sống để học tập và ...
Đọc tiếp

Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài là một tác phẩm mang đậm chất nhân văn, lan toả những thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái, tình bạn cao quý và tình đoàn kết. Từng trang sách mộc mạc nhưng mỗi dòng chữ lại mang những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống. Trên đời này sống để yêu thương, sống để làm việc có ích cho xã hội, sống phải có trách nhiệm, sống để học tập và  trau dồi các kiến thức từng ngày một. Con người đã từng nói“Không có hành động tử tế nào kết thúc chỉ ở chính nó. Một hành động tốt mở ra hành động tiếp theo. Những hành động tốt tạo ra những tấm gương. Một hành động nhỏ có lòng tốt trải rộng, rễ lan tỏa mọc thành cây cỏ. Điều tuyệt vời mà lòng tốt mang lại cho người khác là khiến họ trở nên tốt đẹp.” Câu này sửa sao cho hết rối ạ?

0
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆTĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tình yêu nước     Tình yêu nước là tình cảm sâu sắc mà mỗi người con đất...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)

(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tình yêu nước

     Tình yêu nước là tình cảm sâu sắc mà mỗi người con đất Việt dành cho quê hương, đất nước của mình. Tình cảm ấy thật thiêng liêng làm sao! Tình yêu nước như một ngọn lửa cháy mãi trong trái tim mỗi người, luôn sẵn sàng bùng lên khi quê hương cần. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được nghe kể về những câu chuyện anh hùng, những chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Họ yêu đất nước của mình và luôn sẵn sàng làm mọi điều tốt đẹp cho quê hương.

     Hôm nay, mỗi người chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu nước? Chúng ta có thể thể hiện điều đó qua những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa, như chăm chỉ học tập, giúp đỡ người khác và bảo vệ môi trường. Tình yêu nước không chỉ là lời nói mà còn là những việc làm cụ thể, giúp đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh.

     Mỗi lần chúng ta hát Quốc ca, đứng nghiêm trang, chúng ta cũng đang thể hiện tình yêu và lòng tôn trọng đối với quê hương của mình.

(Theo Bảo Lam)

Câu 7: Nêu những việc em đã từng làm để thể hiện tình yêu nước. (1,0 điểm)

Câu 8: Nội dung chính của bài đọc là gì? (1,0 điểm)

Câu 9: Chỉ ra câu cảm thán có trong bài đọc. Đặt một câu cảm thán với nội dung tùy chọn. (1,0 điểm)

Câu 10: Chọn một câu văn em thích trong bài đọc và nêu lí do vì sao em thích câu văn đó. (1,0 điểm)

0
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆTĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tiếng hát buổi sớm mai Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)

(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tiếng hát buổi sớm mai

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện thiếu nhi nước ngoài)

Câu 7 (1,0 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu thành ngữ dưới đây:

a) ____________ như tiên.       

b) ____________ như cột nhà cháy.

c) ____________ như rùa.   

d) ____________ như sóc.        

Câu 8 (1,0 điểm): Từ in đậm trong câu văn dưới đây có thể được thay thế bằng từ nào?

     Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Câu 9 (1,0 điểm): Trạng ngữ trong câu “Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” bổ sung ý nghĩa gì? Hãy đặt một câu chứa loại trạng ngữ đó.

Câu 10 (1,0 điểm): Câu nói “Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.” của bác gác rừng giúp em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

0