K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7

Câu này hay và ý nghĩa rất sâu xa nha bạn!

Đây là một câu nói mang tính triết lý, không chỉ áp dụng trong bóng đá mà còn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó khuyến khích sự tự hoàn thiện và vươn lên bằng chính năng lực của mình thay vì dựa vào yếu tố bên ngoài hay những thủ đoạn không đẹp.

18 tháng 7

\(=x^2-2xy+y^2-\left(y^2-2yx+x^2\right)\)

\(=x^2-2xy+y^2-y^2+2yx-x^2\)
\(=\left(x^2-x^2\right)+\left(y^2-y^2\right)+\left(2xy-2yx\right)\)
\(=0\)

Tham khảo:

Bài thơ "Bóng mây" của tác giả Thanh Hào là một bài ca dao đầy tình yêu thương, làm rung động trái tim người đọc bởi những hình ảnh bình dị nhưng sâu sắc. Mở đầu bài thơ đã tip lên một khung cảnh quen thuộc và đầy cảm xúc: " Hôm nay trời nắng như nung / Mẹ em đi kỹ kiệt cả ngày." Hình ảnh "trời nắng như nung" giải cái nắng gay gắt, Hoành chang, còn hình ảnh "phơi chậm cả ngày" lại khắc họa nỗi khổ vất vả, lũ lụt của người mẹ. Chỉ bằng hai câu thơ ngắn gọn, tác giả đã chọn thấy mùi hôi, hơi hôi và công sức mà người mẹ đã phải bỏ ra để nuôi con cái.

Trước hình ảnh người mẹ đang cày cày dưới cái nắng như lửa đốt, người con đã tĩnh sinh một ước muốn giản dị nhưng chứa chan tình cảm: "Ước gì em hoá thành mây / Em che cho mẹ minh ngày bóng Mây (bóng mây)." Ước muốn này không phải là điều gì lớn lao, xa vời, mà chỉ là được trở thành một đám mây để che sét, làm dịu đi cái nắng cho mẹ. Đây là một ước mơ hồn nhiên, trong sáng của một đứa trẻ, nhưng lại có thể hiện thành một tình yêu thương sâu nặng, lòng sâu thảo vô bờ bến. Hình ảnh "bóng mây" không chỉ đơn thuần là một cái bóng, mà còn là biểu tượng của sự nhẹ nhàng, của tình yêu thương mà người dành cho mẹ.

Bài thơ "Bóng mây" đã để lại trong em những cảm xúc sâu sắc. Đó là sự hiểu biết về nỗi vất vả của người mẹ, là sự quan trọng và biết ơn những người hi sinh thầm lặng đó. Đồng thời, bài thơ cũng cho tìm thấy một tình cảm mẹ con gắn bó, thiên thạch và cao đẹp biết bảo. Qua những câu thơ dung dị, mộc mạc, tác giả đã gửi tinh tế một thông điệp giản dị nhưng ý nghĩa: hãy yêu thương và trân trọng những người thân yêu của mình, bởi họ đã luôn ở đó, che thư và hi sinh vì chúng ta.

ĐỀ 4: Văn bản MỒ CÔI XỬ KIỆNĐọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:          Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng rất hoạt bát, thông minh, người làng thường gọi chàng là Mồ Côi. Một viên quan thấy Mồ Côi nhanh trí liền đem chàng về ở trong phủ của mình. Trong những buổi xử kiện, quan đều cho Mồ Côi đi theo. Vì vậy, dần dần Mồ Côi cũng biết cách xử kiện....
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Văn bản MỒ CÔI XỬ KIỆN

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

          Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng rất hoạt bát, thông minh, người làng thường gọi chàng là Mồ Côi. Một viên quan thấy Mồ Côi nhanh trí liền đem chàng về ở trong phủ của mình. Trong những buổi xử kiện, quan đều cho Mồ Côi đi theo. Vì vậy, dần dần Mồ Côi cũng biết cách xử kiện. Chàng thường nghe ngóng cẩn thận, nói năng hòa nhã, và nhờ thông minh, chàng phân xử đâu ra đấy, làm viên quan rất tin dùng.

          Một hôm, có vợ chồng một chủ quán ở chợ kiện một ông cụ già. Chủ quán thưa rằng:

          - Hôm nay ở quán của chúng tôi bị ông cụ này vào quấy quả. Ông cụ vào quán, giở gói cơm nắm ra ăn; vừa ăn, cụ vừa nhìn chằm chằm vào thức ăn và hít rồi nuốt hết cả hương vị của những miếng thịt lợn quay, những con gà sống thiến luộc, những con vịt rán tẩm hương thơm phức của quán. Vì cụ hít hết mùi thơm của thức ăn nên quán tôi hôm nay không bán được cho ai nữa. Sau khi ăn xong nắm cơm, cụ đi ra và không trả tiền. Bất đắc dĩ tôi phải đưa ông cụ đến đây để nhờ quan lớn minh xét.

          Nghe vợ chồng chủ quán nói vậy, cụ già liền nói:

          - Tôi vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua thịt, mua cơm của nhà hàng thì sao lại cứ nằng nặc đòi tiền tôi?

          Quan liền giao cho Mồ Côi xét xử. Mồ Côi quay sang hỏi chủ quán:

          - Có phải ông tố cáo ông cụ này hít mất hương thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán của cửa hàng không?

          Chủ quán đáp:

          - Đúng thế ạ!

          Mồ Côi lại hỏi cụ già:

          - Cụ có nhận cụ đã hít hương thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán của cửa hàng không?

          Cụ già đáp:

          - Tôi nhận rằng có.

          Mồ Côi nói:

          - Thế là rõ. Cụ đã hít hương thơm của cửa hàng, thì cụ phải bồi thường cho cửa hàng mới đúng lẽ. Vậy chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

          - Hai đồng.

          - Nói như thế không có bằng cứ. Tôi muốn hỏi tất cả số thịt quay, gà luộc, vịt rán giá bao nhiêu?

          - Hai mươi đồng.

          Mồ Côi nói:

          - Đúng, như thế hãy còn là rẻ! Vậy cụ già, cụ hãy đi vay đâu hai mươi đồng để tôi phân xử cho.

          Nghe nói, ông cụ già giãy nảy, rơm rớm nước mắt nói:

          - Ô hay! Như vậy thì còn đâu là lẽ phải? Tôi có đụng chạm đến thức ăn của nhà hàng đâu mà phải bắt tôi trả ngần ấy tiền?

          - Cụ cứ đưa tiền đây để tôi phân xử.

          - Tôi chỉ có hai đồng bạc trắng đây mà thôi.

          - Cũng được.

          Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho cụ già và nói:

          - Cụ hãy cầm bát xóc lên cho đủ mười lần. Còn chủ quán, ông hãy chịu khó vểnh tai lên mà nghe.

          Hai người tuy chưa hiểu nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đủ mười lần, Mồ Côi phán:

          - Ông cụ này đã hít hương thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán của cửa hàng, mà những món ấy giá trị đến hai mươi đồng. Bây giờ chủ quán cũng được nghe đủ tiếng kêu của những đồng bạc rồi đấy. Thế là ông cụ đây đã trả cho ông đủ số. Như vậy là công bằng: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”.

          Nói xong, Mồ Côi trả lại hai đồng bạc trắng cho cụ già rồi tuyên bố kết thúc vụ kiện.

                                   (Dẫn theo “108 truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc )

Bài tập 9 : Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích trong văn bản trên.

2
18 tháng 7

Trong văn bản “Mồ côi xử kiện”, nhân vật mà em yêu thích nhất chính là cậu bé mồ côi – một cậu bé nhỏ tuổi nhưng lại sở hữu trí tuệ sắc bén và phẩm chất đáng quý. Sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh, không cha không mẹ, thế nhưng cậu không để số phận nghiệt ngã làm mình yếu đuối hay cam chịu. Ngược lại, cậu bé sống bản lĩnh, mạnh mẽ và đặc biệt giàu lòng nhân ái. Khi chứng kiến cảnh người ăn mày tội nghiệp bị vu oan, cậu không ngần ngại xin đứng ra xử kiện thay cho quan huyện. Đây là điều khiến em vô cùng cảm phục, bởi không phải ai cũng đủ dũng khí lên tiếng đòi lại công bằng cho người khác như cậu bé. Cách cậu phán xử cũng rất thông minh, sáng tạo và thuyết phục. Chỉ với một thử thách đơn giản – yêu cầu hai người tranh giành vật chứng kéo chiếc bánh đa và cái nón rách – cậu bé đã dễ dàng vạch mặt kẻ gian dối, trả lại sự công bằng cho người ăn mày lương thiện. Ẩn sau dáng vẻ nhỏ bé, cô độc của cậu bé là một trái tim ấm áp và trí tuệ sáng suốt. Nhân vật ấy khiến em hiểu rằng, công lý và sự thật không phụ thuộc vào tuổi tác hay quyền lực, mà nằm ở bản lĩnh và cái tâm trong sáng của mỗi con người. Em yêu mến cậu bé mồ côi không chỉ bởi sự thông minh mà còn bởi lòng chính trực, giàu tình thương và tinh thần sẵn sàng bảo vệ cái đúng đến cùng. Dù chỉ là một đứa trẻ mồ côi, cậu bé lại chính là ánh sáng của công lý giữa xã hội bất công. Sau khi đọc xong tác phẩm, hình ảnh cậu bé ấy vẫn luôn đọng lại trong em như biểu tượng đẹp đẽ về trí tuệ và lòng nhân ái.

19 tháng 7

thank you

18 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

18 tháng 7

quá hay

18 tháng 7

đề bài là gì v bn?


18 tháng 7

bài văn nghị luận nhưng đề bài là gì cơ

18 tháng 7

Bạn Tú là một người rất hăng hái lao động. Tú vừa là học sinh xuất sắc lại còn là một học sinh tiêu biểu về tinh thần hăng say lao động. Ở lớp, Tú luôn luôn tích cực phát biểu, xây dựng bài thường xuyên, hay giúp đỡ bạn bè trong lớp. Còn ở nhà, Tú hay phụ giúp bố mẹ trông em, làm việc nhà . Có khi bạn ấy còn đi nhặt vỏ chai để bán lấy tiền giúp bố mẹ. Ai cũng yêu quý Tú vì những đức tính đó của bạn, Tú xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.

danh từ riêng là: Tú

danh từ chung là: học sinh, bạn bè, em, vỏ chai, đức tính, con, trò.

19 tháng 7

Lan là một học sinh chăm chỉ của lớp 7A. Mỗi ngày, Lan đều dành nhiều giờ để ôn bài và làm bài tập về nhà. Cô bé luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập. Nhờ vậy, Lan luôn đạt kết quả học tập xuất sắc và được thầy cô khen ngợi.

Danh từ riêng: Lan, lớp 7A

Danh từ chung: học sinh, ngày, giờ, bài, bài tập, cô bé, nhiệm vụ, kết quả, thầy cô

Đoạn văn: Em sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh. Nơi đây nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc và làn điệu quan họ mượt mà. Em rất yêu quê hương mình.

Phân loại danh từ:

  • Danh từ chung: em, nơi, lễ hội, làn điệu, quan họ, quê hương
  • Danh từ riêng: Bắc Ninh