K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5

bạn duy long á

20 tháng 5

À cái này hay nha. Tui cũng có nhiều câu chuyện tưởng tượng lắm á 😎😎😎

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nhan đề “Đời khổ” của văn bản trong phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm) Trong chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 (nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/03/1931 – 26/03/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ lời...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nhan đề “Đời khổ” của văn bản trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm)

Trong chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 (nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/03/1931 – 26/03/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ lời khuyên quý giá: “Tuổi trẻ hãy nỗ lực vượt qua giới hạn của chính mình để không ngừng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước.”. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, bên cạnh những bạn trẻ biết vượt qua giới hạn của chính mình để tạo ra các giá trị bền vững vẫn còn một số bạn trẻ phô trương bản thân để thu hút sự chú ý nhất thời.

Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

3
20 tháng 5

Đề bài rất hay. Dựa vào cái này để cãi nhau được rồi

20 tháng 5

À nhầm. Ko cãi nhau đâu. Giải thích cho người ta hiểu thôi. Xin lỗi mọi người vì đã nhắn nhưng câu từ ko hay nhé 😖😖😖

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:ĐỜI KHỔ (Lược phần đầu: Năm 1961, vợ chồng nhân vật tôi được quân đội cấp cho một căn nhà nhỏ ở khu tập thể Phúc Xá, vùng đất nghèo ven sông Hồng. Dù điều kiện sống ban đầu còn thiếu thốn, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc với mái ấm đầu tiên của riêng mình. Những kỉ niệm giản dị như bữa cơm đầu...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

ĐỜI KHỔ

(Lược phần đầu: Năm 1961, vợ chồng nhân vật tôi được quân đội cấp cho một căn nhà nhỏ ở khu tập thể Phúc Xá, vùng đất nghèo ven sông Hồng. Dù điều kiện sống ban đầu còn thiếu thốn, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc với mái ấm đầu tiên của riêng mình. Những kỉ niệm giản dị như bữa cơm đầu tiên, tình làng nghĩa xóm bắt đầu hình thành đã trở thành kí ức đẹp đẽ không thể quên với nhân vật tôi. Trong dòng kí ức, nhân vật tôi nhớ đến chị Vách – một người hàng xóm tại khu tập thể.)

Chị Vách hơn tôi một con giáp, răng đen và vấn khăn. Chồng chị là thiếu tá ở một học viện chính trị, hơn tôi khoảng mươi mười lăm tuổi. Cấp thiếu tá ngày ấy là to lắm, là mơ ước gần như viển vông của đám thượng úy lau nhau. Tên ông thiếu tá là gì tôi không rõ, mặt ông tôi cũng quên, chỉ nhớ mang máng một người đàn ông có bộ dạng rất đứng đắn, có thể rất tốt bụng, nhưng không làm một việc gì, nói một lời nào để dãy xóm được nhớ. Mỗi lần gặp tôi ở đường, một năm khoảng đôi ba lần, ông đều chào trước thân thiện và nhạt nhẽo: “Đồng chí khỏe không? Tốt chứ?”.

Với gia đình ấy vợ chồng tôi chỉ biết có chị Vách, ông thiếu tá chồng chị là ông Vách, các con chị một lũ lôi thôi, lốc thốc là con bà Vách. Chị Vách rất hợp chuyện với vợ chồng tôi, chị là người dưới quê mới theo chồng lên sống ở tỉnh, vợ tôi cũng thế. Chị là một cán bộ xã vùng địch hậu thời đánh Pháp, vợ tôi là du kích, rồi là dân công gùi gạo theo bộ đội suốt mấy chiến dịch. Hai chị em mỗi lần được ngồi với nhau là dứt không ra. Chuyện đàn bà không đầu không cuối nhưng chị Vách đã lên tiếng, mình lại chót dại để tai nghe là cứ phải nghe đến cùng. Hết cả đọc, hết cả viết. Vì nó vui lắm, buồn cười lắm, cười đến đau ruột, đến não lòng.

Tôi nói:

– Có một bà vợ vui tính như chị chắc ông ấy được cười cả ngày.

Chị Vách nói:

– Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng. Ông ấy vẫn phê bình tôi nói năng vô chính trị, không được chín chắn như các bà cán bộ ở tỉnh. Người ta có trình độ cao lỡ lấy phải vợ dại cũng là khổ tâm lắm. Thời trước thì họ đuổi mình ra đường rồi. Giàu vì bạn, sang vì vợ, có một bà vợ như tôi ông chồng cũng hoá hèn, chị nói thế. Nên không bao giờ chị dám đi cùng chồng ra ngoài, đến thăm ai chồng đạp xe tới trước, vợ đi bộ tới sau, không xem hát, không xem chiếu bóng, chưa bao giờ tôi thấy vợ chồng họ đi sóng đôi cả. Mà chị đâu có xấu, là một phụ nữ xinh đẹp của một thời, gương mặt tươi tắn, cái miệng với hàm răng đen đều đặn khi nói khi cười duyên dáng lạ lùng. [...]

Chị Vách không biết chữ, đã là cán bộ phụ nữ xã mà không biết chữ, chỉ vạch được một chữ V thay chữ kí thôi. Một mình chị suốt những năm đánh Pháp vừa nuôi hai con, vừa nuôi mẹ chồng, mẹ ốm một mình chị chăm sóc, lúc chết một mình chị chôn cất ma chay. Mà vẫn không dám coi là có công, làm dâu, làm vợ, làm mẹ ắt phải thế, từ thời xửa thời xưa đã vẫn là thế. Chị đẻ hai đứa con gái đầu, ông chồng vắng nhà vì phải đi đánh giặc. Đẻ hai đứa con trai sau, ông chồng cũng vắng mặt nốt vì phải đi công tác. Chị sanh không được thuận vì đã lớn tuổi, lúc sát nhau, lúc băng huyết, chỉ có bạn bè tới thăm hỏi giúp đỡ, nằm dăm bảy ngày lại bò dậy ôm con ra viện, vài ngày sau đã giặt giũ cơm nước, da mặt vàng ủng nhưng nụ cười vẫn tươi tắn. Nghe chị nói nhà chị có sáu người nhưng hai mâm. Chồng một mâm, năm mẹ con một mâm riêng. Tiền nong chia đôi, tiêu cho chồng một nửa, năm mẹ con một nửa. Chị bảo, anh ấy phải làm việc trí óc nhiều, lại cao tuổi, lại lắm thứ bệnh không bồi dưỡng là nguy ngay. Còn năm mẹ con chị sao cũng được, nông dân vốn nuôi dễ. Tôi nói: “Bà cứ bày vẽ, ông ấy không là nông dân thì là cái gì, là trí thức hả?”. Chị cười rất tươi: “Ông ấy học cao lắm chú ạ, một rương vàng không bằng một nang chữ. Một đời chỉ biết đánh giặc với đọc sách thôi.”. Tôi hỏi: “Ông ấy cũng được đi học à?”. Chị có vẻ giận: “Con địa chủ không được đi học thì ai được học. May mà ông bố đã phá tan hết cơ nghiệp, nếu không cũng bị đấu hồi cải cách rồi.”. [...]

Chị Vách không biết chữ nên chị làm cấp dưỡng một bếp ăn tập thể của quân đội. Chị đi làm rất sớm và về rất muộn. Khi đi gánh đôi thùng không, khi về một bên là nước vo gạo, một bên là cơm thừa của bếp ăn tập thể. Cơm nước lợn gà, hầu bố và trông các em trong một ngày chị đều phó mặc cho đứa con gái đầu. Một người vác cái cày bảy người vác muỗng như chị thường nói. Năm tôi về ở Phúc Xá thì đứa con gái lớn của chị đã mười bốn, mười lăm tuổi. Con bé không được xinh, da đen, chân tay lòng khòng, cả ngày không nghe nó nói một câu, cứ lầm lì làm, hết làm thì lầm lì đứng một góc giương mắt nhìn xung quanh. Giống tính ông bố như hệt, nhưng nó không được học như bố nó, biết đọc biết viết là thôi vì đông em quá. Tôi hỏi chị Vách: “Tại sao chị không cho cháu đi học?”.

Chị nói:

– Con gái cần gì học nhiều.

– Ông ấy không bắt nó đi học à?

Lại thêm một dịp để chị khoe chồng:

– Về đến nhà là vùi đầu vào đọc sách đọc báo, không hỏi đến vợ con được một câu.

Tôi cười to: “Ông ấy cũng sướng nhỉ, sướng nhất khu đấy.”. Chị cũng cười: “Người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ chú.”. Nói đến thế là hết.

(Lược phần cuối: Sau nhiều năm rời khu tập thể, nhân vật tôi trở lại thăm nơi này và chứng kiến cuộc sống của chị Vách càng khốn khó hơn: ông chồng mất, hai đứa con gái quá lứa lỡ thì không lấy chồng, một đứa con trai ngẩn ngơ điên dại. Lương hưu thấp nên dù đã bảy mươi tuổi chị Vách vẫn phải vất vả mưu sinh, làm xôi bán để có thêm tiền lo cho các con. Chị tự nhận vì mình ngu đần, vụng dại nên con cái mới vậy, nếu chồng chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi. Suy nghĩ của chị khiến nhân vật tôi cổ tắc nghẹn lại, muốn bật khóc.)

(Nguyễn Khải, Đời khổ, in trong Tuyển tập Nguyễn Khải, NXB Văn hoá thông tin, 2014, tr. 190 – 192)

* Chú thích: Sát nhau (hay sót rau): chỉ tình trạng sót nhau thai sau khi sinh con – một biến chứng sản khoa nguy hiểm.

Câu 1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện ngắn trên.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của chị Vách.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong các câu văn sau: “Một mình chị suốt những năm đánh Pháp vừa nuôi hai con, vừa nuôi mẹ chồng, mẹ ốm một mình chị chăm sóc, lúc chết một mình chị chôn cất ma chay. Mà vẫn không dám coi là có công, làm dâu, làm vợ, làm mẹ ắt phải thế, từ thời xửa thời xưa đã vẫn là thế.”.

Câu 4. Nêu vai trò của chi tiết “Chị cười rất tươi: “Ông ấy học cao lắm chú ạ, một rương vàng không bằng một nang chữ. Một đời chỉ biết đánh giặc với đọc sách thôi”.”.

Câu 5. Từ câu nói của chị Vách “Người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ chú.”, anh/ chị suy nghĩ gì về cách để con người vượt qua khi phải đối diện với những nhọc nhằn, vất vả trong cuộc sống?

3
20 tháng 5

Bài này cũng hay như bài trước

20 tháng 5

Cô kết bạn với em đi ạ! Em muốn đọc thêm nhiều văn thơ lắm á 😁😁😁

21 tháng 5

Dưới đây là gợi ý làm bài cho hai câu hỏi của bạn:


Câu 1: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh mẹ Hải âu (khoảng 200 chữ)

Hình ảnh mẹ Hải âu trong văn bản hiện lên thật gần gũi, thân thương và đầy tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ Hải âu không chỉ là người dẫn dắt, bảo vệ mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Dù biết rằng con sẽ phải đối mặt với bao hiểm nguy khi lao xuống biển rộng lớn, mẹ vẫn kiên nhẫn dạy dỗ, truyền cho con sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Hình ảnh mẹ Hải âu không chỉ thể hiện sự lo lắng, quan tâm mà còn là nguồn động viên tinh thần lớn lao, giúp con vững bước trên hành trình trưởng thành. Qua đó, tác giả đã khắc họa một cách sinh động tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời gửi gắm thông điệp về sự dấn thân và tự lập trong cuộc đời mỗi người. Mẹ Hải âu chính là biểu tượng của sự che chở và khích lệ để con tự tin bay xa, tự mình khám phá thế giới rộng lớn.


Câu 2: Bài văn nghị luận về ý nghĩa của việc dấn thân và tự lập trong hành trình trưởng thành (khoảng 600 chữ)

Mở bài:

Trong bài thơ “Lời của chim hải âu”, Nguyễn Đình Tâm đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về hành trình trưởng thành của con người, đặc biệt là những người trẻ: phải dấn thân và tự lập để có thể sống thật sự, sống có ý nghĩa. Những câu thơ “con phải lao xuống biển / có thể gặp vô vàn hiểm nguy / nhưng con phải sống / con sẽ sống / và con tự sống” đã khắc họa rõ nét tinh thần ấy.

Thân bài:

Trước hết, việc dấn thân là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành. Dấn thân có nghĩa là không ngại khó khăn, thử thách, dám đối mặt với những nguy hiểm, rủi ro để khám phá và chinh phục thế giới. Giống như chim hải âu phải lao xuống biển rộng lớn đầy sóng gió, mỗi người trẻ cũng cần mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, không ngừng học hỏi, trải nghiệm để phát triển năng lực và bản lĩnh. Nếu chỉ đứng yên một chỗ, ta sẽ mãi không thể trưởng thành và hoàn thiện chính mình.

Tiếp theo, tự lập là yếu tố then chốt giúp mỗi người trẻ xây dựng cuộc sống độc lập, tự chủ và có trách nhiệm. Tự lập không chỉ là khả năng tự lo cho bản thân về vật chất mà còn là sự tự tin trong tư duy, trong các quyết định và hành động của mình. Khi tự lập, người trẻ sẽ biết cách giải quyết khó khăn, vượt qua thử thách mà không phụ thuộc vào người khác. Điều này giúp họ trưởng thành toàn diện về mặt nhân cách và tinh thần.

Hơn nữa, dấn thân và tự lập còn giúp người trẻ hình thành ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan và khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi. Trong xã hội hiện đại đầy biến động, chỉ có những người biết dấn thân và tự lập mới có thể vững vàng, phát triển và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây cũng chính là nền tảng để họ xây dựng một cuộc đời ý nghĩa, thành công và hạnh phúc.

Kết bài:

Tóm lại, dấn thân và tự lập là hai yếu tố không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của mỗi người trẻ. Qua hình ảnh chim hải âu lao xuống biển, Nguyễn Đình Tâm đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần dám sống, dám đương đầu với thử thách và tự mình làm chủ cuộc đời. Mỗi người trẻ hãy luôn ghi nhớ và thực hành thông điệp ấy để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, góp phần xây dựng tương lai tươi sáng.


Nếu bạn cần, tôi có thể giúp bạn chỉnh sửa hoặc mở rộng bài viết theo yêu cầu cụ thể hơn.


(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: LỜI CỦA CHIM HẢI ÂU Không có một loài chim nào tự đẩy con mình                               từ vách núi cao xuống biển Con yêu thương chỉ có mẹ Hải âu thôi đã đến lúc mẹ phải đẩy con rời tổ ẩm con đừng rúc vào ngực mẹ đừng nhìn vào ngấn ướt trong mắt mẹ con...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

LỜI CỦA CHIM HẢI ÂU

Không có một loài chim nào tự đẩy con mình
                               từ vách núi cao xuống biển
Con yêu thương
chỉ có mẹ Hải âu thôi
đã đến lúc mẹ phải đẩy con rời tổ ẩm
con đừng rúc vào ngực mẹ
đừng nhìn vào ngấn ướt trong mắt mẹ
con phải lao xuống biển
có thể gặp vô vàn hiểm nguy
nhưng con phải sống
con sẽ sống
và con tự sống
đó là bản năng tự tin của lòng dũng cảm
là môi trường sống duy nhất của con
của loài Hải âu chúng ta
nơi đó sẽ có những ngư dân
có những người thủy thủ
bạn tốt của chúng ta
họ sẽ chào đón con như những chiến binh quả cảm
họ yêu quý con bằng tình yêu biển cả
nơi đó con có cả bầu trời tự do
thoả niềm đam mê, khao khát

Nào, con yêu thương của mẹ!
bắt đầu nhé
lao xuống
tung cánh ra
đập cánh
Và tôi đặt cược đời mình theo những cánh Hải âu

(Nguyễn Đình Tâm, viết & đọc, chuyên đề mùa hè 2024, NXB Hội Nhà văn, 2024, trang 233)

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Theo văn bản, mẹ Hải âu có hành động gì khác biệt so với các loài chim khác?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về lời của mẹ Hải âu qua các dòng thơ: “con đừng rúc vào ngực mẹ/ đừng nhìn vào ngấn ướt trong mắt mẹ/ con phải lao xuống biển?”.

Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong dòng thơ: “họ sẽ chào đón con như những chiến binh quả cảm”.

Câu 5. Ý thơ “Và tôi đặt cược đời mình theo những cánh Hải âu” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? (trả lời khoảng 5 – 7 dòng)

4
20 tháng 5

Cũng hay

20 tháng 5

trả lời chứ sao lại hay ?


20 tháng 5

Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương .

dễ mà

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
20 tháng 5

Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng không ở lại nhận ân thưởng mà cưỡi ngựa sắt bay thẳng về trời. Tuy vậy, để ghi nhớ công ơn của người anh hùng, vua Hùng đã phong cho Gióng danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại quê nhà của ông.

giả sử thôi chứ không biết=\\\

20 tháng 5

Là giả sử thôi , xin tick ik🤡

Nói dối : Em sẽ nói với người lớn như ông bà bố mẹ thầy giáo cô giáo để giải quyết ,vì em là người tốt

Nói thật : Em sẽ đánh bạn đấy , nếu trong trường hợp nguy cấp em sẽ 🔪🔪🔪 bạn đấy để tự vệ vì nếu tự vệ không bị đi tù . Nếu đành em sẽ đánh bạn thật đau để bạn nhớ không làm việc xấu

20 tháng 5

Tóm tắt "The Prince and the Pauper":

Câu chuyện kể về hai cậu bé sống ở nước Anh thời vua Henry VIII:

  • Edward là hoàng tử – con trai của nhà vua.
  • Tom Canty là một cậu bé nghèo, sống ở khu ổ chuột.

Tình cờ, hai cậu bé gặp nhau trong hoàng cung vì Tom lén vào lâu đài. Cả hai phát hiện mình có ngoại hình giống hệt nhau. Vì tò mò, họ hoán đổi quần áo để trải nghiệm cuộc sống của nhau.

Nhưng bất ngờ, lính gác đuổi Tom (trong vai hoàng tử) ra khỏi cung vì nghĩ cậu là đứa ăn mày, còn Edward (trong vai Tom) thì bị mắc kẹt bên ngoài, không ai tin cậu là hoàng tử.

Câu chuyện theo chân cả hai cậu bé:

  • Tom cố gắng đóng vai hoàng tử và dần học cách cư xử như một người trị vì.
  • Edward trải qua những khổ cực của dân nghèo và hiểu rõ hơn về sự bất công trong xã hội.

Cuối cùng, sau nhiều biến cố, Edward trở lại hoàng cung đúng lúc lễ đăng quang diễn ra. Sự thật được làm rõ, Edward được công nhận là vua Edward VI, còn Tom được nhà vua quý trọng và thưởng công xứng đáng.

Thông điệp:

Câu chuyện nói về sự công bằng, lòng nhân ái và việc hiểu biết cuộc sống của người khác sẽ giúp ta trở thành người tốt hơn. Nó cũng phê phán sự bất công và chia cách giàu nghèo trong xã hội.

21 tháng 5

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn câu chuyện "The Prince and the Pauper" (Hoàng tử và kẻ ăn mày):


Tóm tắt câu chuyện "The Prince and the Pauper"

Câu chuyện kể về hai cậu bé sinh cùng ngày, một là Hoàng tử Edward, con trai vua Anh, và một là Tom Canty, một cậu bé nghèo khổ sống trong khu ổ chuột. Hai cậu bé tình cờ gặp nhau và nhận ra họ giống nhau như hai giọt nước.

Vì tò mò và muốn trải nghiệm cuộc sống của người kia, họ quyết định đổi chỗ cho nhau. Edward trải qua cuộc sống khó khăn của một đứa trẻ nghèo, trong khi Tom được sống trong cung điện như một hoàng tử.

Trong quá trình đó, cả hai đều học được nhiều bài học quý giá về cuộc sống, sự công bằng và lòng nhân ái. Cuối cùng, họ trở về đúng vị trí của mình, và Edward trở thành một vị vua công bằng, biết trân trọng và quan tâm đến dân chúng.


Nếu bạn muốn, mình có thể kể chi tiết hơn hoặc tóm tắt theo phong cách khác nhé!



20 tháng 5

Bài văn tả cảnh đẹp Lăng Bác

Một trong những địa danh thiêng liêng và đẹp đẽ nhất em từng được đến thăm là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Buổi sáng hôm ấy, bầu trời Hà Nội trong xanh, nắng nhẹ vàng óng như rót mật, em theo đoàn trường đi viếng Lăng Bác với tâm trạng bồi hồi, xúc động.

Lăng Bác nằm trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Từ xa nhìn lại, Lăng như một khối đá cẩm thạch uy nghi, màu xám giản dị, thể hiện đúng phong cách sống khiêm nhường của Bác Hồ. Bốn phía lăng là những hàng cột lớn dựng thẳng, vững chãi như tượng trưng cho ý chí kiên cường của cả dân tộc. Trên đỉnh lăng, hàng chữ đỏ “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” nổi bật giữa nền trời xanh, khiến ai nhìn thấy cũng cảm nhận được sự trang nghiêm, thành kính.

Quanh Lăng là những hàng tre xanh mướt, thẳng tắp, tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, kiên cường và giản dị của Bác. Gió nhẹ thổi làm lá tre xào xạc như đang kể chuyện về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người. Khuôn viên quanh Lăng được chăm sóc cẩn thận, những thảm cỏ xanh mượt, hoa nở rực rỡ theo mùa, điểm tô thêm vẻ đẹp thanh bình mà đầy tôn kính.

Bên trong Lăng, không khí lặng trang nghiêm. Dòng người xếp hàng chầm chậm di chuyển, ai nấy đều cúi đầu tưởng niệm. Khi bước chân vào bên trong, em không khỏi xúc động khi được nhìn thấy Bác nằm đó – ung dung, bình yên như đang ngủ. Ánh đèn dịu nhẹ khiến khung cảnh càng thêm thiêng liêng, xúc động.

Rời khỏi Lăng, em vẫn còn bồi hồi mãi. Cảnh đẹp nơi đây không chỉ ở vẻ ngoài trang nghiêm, tĩnh lặng, mà còn bởi nơi đây lưu giữ tình yêu lớn của cả dân tộc dành cho một con người vĩ đại. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với những hy sinh mà Bác đã dành cho đất nước.


21 tháng 5

Dưới đây là bài văn mẫu tả cảnh đẹp Lăng Bác:


Bài văn tả cảnh đẹp Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm ở trung tâm Quảng trường Ba Đình lịch sử, là một công trình kiến trúc trang nghiêm và linh thiêng, thể hiện lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Khi bước vào khuôn viên Lăng Bác, ta cảm nhận được không khí trang nghiêm và thanh tĩnh. Những hàng cây xanh mát rợp bóng, những bồn hoa được chăm sóc tỉ mỉ tạo nên một không gian trong lành, yên bình. Đường đi lát đá sạch sẽ, thẳng tắp dẫn đến lăng, khiến người ta cảm thấy như đang bước vào một nơi thiêng liêng.

Lăng Bác được xây dựng bằng đá granite màu xám, vững chãi và trang nghiêm. Mặt trước lăng là bức chân dung Bác Hồ uy nghiêm, ánh mắt hiền từ nhưng đầy sức mạnh. Phía trong lăng, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản cẩn thận, để lại trong lòng mỗi người sự kính trọng và biết ơn vô hạn.

Xung quanh lăng là những khu vườn hoa rực rỡ sắc màu, những thảm cỏ xanh mượt mà, tạo nên một cảnh quan hài hòa, vừa trang nghiêm vừa thanh thoát. Tiếng chim hót líu lo, hòa cùng gió nhẹ thổi qua những tán cây, làm cho không gian thêm phần sinh động và yên bình.

Lăng Bác không chỉ là nơi tưởng nhớ mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần kiên cường và đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi lần đến đây, ta đều cảm nhận được sự thiêng liêng, lòng biết ơn sâu sắc và niềm tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.


Nếu bạn muốn, mình có thể giúp viết bài văn theo phong cách khác hoặc chi tiết hơn nhé!