Làm sao để thi Tiếng Anh nói vậy ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 4/10/2013) là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, một vị tướng tài ba được cả thế giới ngưỡng mộ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là nhà chính trị, nhà văn hóa lớn, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.
Về ngoại hình, Đại tướng có vóc dáng thanh mảnh nhưng toát lên vẻ cương nghị, uy nghiêm. Đôi mắt ông sáng, tinh anh, thể hiện sự thông tuệ và quyết đoán. Nụ cười hiền hậu, gần gũi nhưng ẩn chứa sự kiên định. Dù tuổi cao, ông vẫn giữ phong thái điềm đạm, trí tuệ minh mẫn.
Tầm vóc vĩ đại của Đại tướng nằm ở trí tuệ quân sự phi thường và đạo đức cách mạng trong sáng. Ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với tài năng thao lược, khả năng phân tích sắc bén và ý chí sắt đá, ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được biết đến với biệt danh "Vị tướng của nhân dân". Ông luôn gần gũi, thấu hiểu và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Tấm lòng nhân ái, sự giản dị và đức độ của ông đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ông là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng hòa bình.
Sự ra đi của Đại tướng là mất mát lớn lao, nhưng di sản và tinh thần của ông vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Ông mãi mãi là một huyền thoại, một tấm gương sáng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước.
Tham khảo

Giờ học là khoảng thời gian quý báu để tiếp thu kiến thức và phát triển bản thân. Tuy nhiên, thói quen nói chuyện riêng trong lớp học đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả cá nhân và tập thể, đòi hỏi chúng ta cần nghiêm túc từ bỏ để có một môi trường học tập hiệu quả hơn.
Trước hết, việc nói chuyện riêng trực tiếp gây hại cho chính người nói. Khi trò chuyện, bạn sẽ mất tập trung vào bài giảng, bỏ lỡ kiến thức quan trọng, dẫn đến kết quả học tập sa sút và hình thành thói quen thiếu chú ý.
Hơn nữa, hành vi này còn làm phiền những người xung quanh. Tiếng ồn phá vỡ sự yên tĩnh, khiến các bạn học khác mất tập trung và không thể nghe rõ bài giảng. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với giáo viên và bạn bè, làm giảm chất lượng buổi học chung.
Vì vậy, hãy cùng nhau thay đổi thói quen này. Hãy dành trọn vẹn sự chú ý cho bài giảng và đợi đến giờ ra chơi để trao đổi. Việc giữ trật tự và tập trung trong giờ học không chỉ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn góp phần xây dựng một môi trường học tập văn minh, tôn trọng và hiệu quả cho tất cả mọi người. Hãy là một học sinh có ý thức và trách nhiệm.

Một trải nghiệm buồn của em
Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ và vui vẻ. Đôi khi, chúng ta sẽ phải đối mặt với những kỷ niệm buồn để trưởng thành hơn. Em cũng đã từng có một trải nghiệm khiến em buồn và nhớ mãi, đó là lần em làm mất con mèo mà em rất yêu quý.
Con mèo tên là Miu – một chú mèo tam thể xinh xắn mà ba em mang về khi em học lớp 5. Ngay từ ngày đầu, em và Miu đã rất thân thiết. Em cho Miu ăn, tắm rửa, chơi cùng nó mỗi ngày. Miu như một người bạn nhỏ luôn ở bên cạnh em, mỗi khi em buồn hay mệt mỏi.
Nhưng một hôm, sau giờ học về, em tìm mãi mà không thấy Miu đâu. Em chạy khắp nhà, gọi lớn tên nó, hỏi cả ba mẹ và hàng xóm nhưng không ai thấy. Em bật khóc vì lo lắng. Đêm đó, em gần như không ngủ, cứ nghĩ mãi liệu Miu đang ở đâu, có đói không, có lạnh không, có bị ai bắt mất không…
Suốt mấy ngày sau, em vẫn hy vọng Miu sẽ quay về, nhưng rồi thời gian cứ trôi, Miu vẫn bặt vô âm tín. Em buồn đến mức không muốn ăn cơm, chẳng muốn chơi gì cả. Em cảm thấy có lỗi vì đã không trông Miu cẩn thận hơn.
Dù bây giờ đã qua lâu rồi, nhưng mỗi khi nhìn thấy mèo tam thể, em lại nhớ đến Miu – người bạn nhỏ đáng yêu năm ấy. Tuy là một trải nghiệm buồn, nhưng nó dạy em biết yêu thương, biết quan tâm và trân trọng những gì mình đang có.
Tham khảo
Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc buồn. Đối với em, kỷ niệm buồn nhất là lần em làm mất con mèo mà em yêu thương.
Con mèo tên là Miu, em nuôi nó từ khi còn nhỏ xíu. Mỗi ngày đi học về, em đều chơi với Miu, cho nó ăn, tắm cho nó, rồi ngồi ôm nó học bài. Nó rất ngoan và quấn người, cứ thấy em là chạy lại kêu "meo meo" rồi dụi đầu vào chân em. Em coi Miu như một người bạn thân thiết trong nhà.
Một hôm, trong lúc em quét sân, em vô tình để cổng mở. Miu chạy ra ngoài chơi. Em nghĩ như mọi lần nó sẽ quay về, nhưng đến chiều vẫn không thấy. Em và bố mẹ đi tìm khắp xóm, gọi tên nó suốt cả buổi tối mà không thấy đâu. Đêm đó em không ngủ được, cứ khóc và mong Miu sẽ về.
Suốt mấy ngày sau, em vẫn đi tìm và hỏi hàng xóm, nhưng không ai thấy. Em buồn lắm. Ngồi ăn cơm mà nhìn chỗ Miu hay nằm, em lại thấy trống trải. Có lúc em tự trách mình vì sự bất cẩn khiến em mất đi một người bạn nhỏ thân yêu.
Tuy đã lâu rồi nhưng mỗi khi nhớ lại, em vẫn thấy buồn và nhớ Miu da diết. Từ trải nghiệm đó, em học được bài học về sự cẩn thận và trân trọng những điều quý giá bên cạnh mình.
Bạn tk


chọn b nha vì peter là ngôi thứ 3 số ít vs chủ ngữ này là câu khẳng định
- "Peter" là ngôi thứ ba số ít → dùng với "does" trong thì hiện tại đơn.
- "Does Peter play football every Sunday?" → là câu nghi vấn, nhưng ở đây là câu khẳng định nên cần dùng "does" để nhấn mạnh hoặc trong cấu trúc phủ định, nghi vấn. Tuy nhiên, nếu là câu khẳng định thì động từ "play" đi sau chủ ngữ ngôi thứ ba không cần thêm s khi đã có "does".

Nói chuyện riêng trong giờ học là một vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt. Nó không chỉ khiến chính học sinh đó hổng kiến thức, mà còn làm xao nhãng các bạn khác, phá vỡ kỷ luật lớp học và thể hiện sự thiếu tôn trọng giáo viên. Để khắc phục, cần sự tự giác của học sinh, phương pháp giảng dạy lôi cuốn của giáo viên, cùng với sự phối hợp của gia đình và nhà trường, nhằm xây dựng môi trường học tập hiệu quả và văn minh.
Tham khảo
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.

- Is your teacher writing some examples on the board?
- Who is writing some examples on the board?

thật ra mình nghĩ trong bối cảnh này thì attendants hay attendees đều đúng
soạn bài ra học thuộc rồi luyện cách nhấn âm ,thêm cả tự tin nữa là oki
Để thi nói Tiếng Anh tốt, bạn cần tập trung vào các điểm sau: