tuyệt vời
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Người biết học là người biết đầu tư. Và kiến thức luôn là khoản đầu tư có lãi suốt đời.
Học không phải để thi, mà là để sống có giá trị – trong công việc, trong tư duy, và trong từng quyết định.
Không ai sinh ra đã giỏi. Nhưng ai biết học đúng cách và không bỏ cuộc – người đó sẽ khác biệt.


Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Ngày hè, nắng vàng như rót mật trên mọi vật, cây cối xanh tốt, tán lá xum xuê. Hoa phượng vĩ đỏ rực một góc trời, hoa sen trong đầm tỏa hương thơm ngát. Tiếng ve ngân vang râm ran khắp nơi, tiếng chợ cá lao xao từ xa vọng lại, tạo nên một bức tranh sống động, đầy sức sống.
Hương sắc mùa hè
Tác giả Thương Hoài (0385 168 017)
Khi những nụ sen hồng chúm chím thẹn thùng như làn môi thiếu nữ, bẽn lẽn nở trên mặt hồ xanh biêng biếc là lúc hạ sắp sang. Cái cảm xúc và kí ức thuở học trò lại như ùa về đầy nhung nhớ và tha thiết trong trái tim ta.
Xa xa trong vùng tiềm thức, tiếng hát hồn nhiên, trong trẻo, ngọt ngào đến xao xuyến cả cõi lòng, của một thời áo trắng đầy mộng mơ: " Kỉ niệm ấy trong chiều mưa tan trường, hai đứa chung đường sao nghe vấn vương." Mùa hè mùa của những cơn mưa bất chợt hay sự ỡm ờ của ông trời như tính của những cô nàng đỏng đảnh cứ sớm nắng, chiều mưa, giữa trưa gió bão. Nào chỉ có mưa mà đến cả tiếng ve cứ nỉ non sớm tối, càng dâng lên trong lòng một cảm xúc đau đáu của mùa hạ. Có phải vì nó là mùa của chia ly, của xa cách, xa thầy cô, xa mái trường, xe bạn bè yêu dấu, xa những kỉ niệm còn nguyên sắc thắm màu. Hoa phượng cứ vô tư đỏ lự một góc trời hay là máu từ trái tim đang rỉ ra của những bạn bè cuối cấp trong giờ khắc lúc chia tay. Để rồi đây mỗi đứa một con đường, liệu chăng khi mỗi kẻ một phương, biết ai có còn luyến nhớ đến ai chăng? Những cành băng lăng tím ngắt, một màu mơ mộng mà cũng phảng phất chút u buồn, kỳ ảo càng điểm xuyến cho mùa hạ thêm sắc hương riêng của nó. Đến cả cái oi ả của mùa hè cũng chả chút nào chịu yên, nó không hẳn là gắt như lửa cháy, không bỏng rát như dầu sôi mà cứ oi oi, nồng nồng làm thân ta nóng ran lên, ta thèm thuồng một cơn gió hay một trận mưa như sa mạc khao khát làn nước mát trong của mẹ thiên nhiên vậy.
Đấy mùa hè như vậy với đủ sắc màu của thiên nhiên và cảm xúc trạng thái của con người, nó như một bản nhạc hoàn hảo, gói trọn trong mình những giai điệu bổng, trầm, véo von. Phải chăng cuộc sống này cũng gộp đủ những dư vị ấy của mùa hè để mỗi con người từ đấy mà hoàn thiện tri thức và nhân văn trong tâm hồn.

Giải:
Các thừa số có tận cùng bằng 5 thuộc dãy số trên là:
5; 15; 25; 35
Vì 25 = 5 x 5
Vậy tích các thừa số trên có 5 thừa số có tận cùng bằng 5
Các thừa số có tận cùng bằng 0 thuộc dãy số đã cho là:
10; 20; 30
Có 3 thừa số có tận cùng bằng 0
Các thừa số chẵn không có tận cùng bằng 0 thuộc dãy số đã cho là:
2; 4; 6; 8; 12; 14...
Nhiều hơn 5 thừa số
Cứ Một cặp thừa số có tận cùng bằng 5 với thừa số chẵn sẽ được tích là 1 chữ số 0
có 5 cặp nên có 5 chữ số 0 tận cùng
Vậy số chữ số 0 tận cùng của tích các thừa số đã cho là:
5 + 3 = 8
Đáp số: 8

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch
tick nhé
Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954) là trận quyết chiến chiến lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm kiên cố của Pháp ở Điện Biên Phủ, được coi là "pháo đài bất khả xâm phạm" trong Kế hoạch Nava.
Diễn biến chính gồm 3 đợt:
- Đợt 1 (13-17/3/1954): Ta tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc.
- Đợt 2 (30/3 - 26/4/1954): Ta tiến công các cứ điểm phía Đông, kiểm soát các cao điểm quan trọng, siết chặt vòng vây khu trung tâm.
- Đợt 3 (1-7/5/1954): Ta tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch, Chiến dịch toàn thắng.
Kết quả: Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã đập tan hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch.
Ý nghĩa: Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954), chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của Pháp tại Việt Nam và Đông Dương, mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Tên lửa SAM-2, do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, là tên gọi của hệ thống tên lửa đất đối không S-75 Dvina. Nó được đánh giá là một vũ khí chủ lực của bộ đội tên lửa Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!
hay mà