K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

     Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

OLM, Ngữ văn 9, Đọc hiểu văn bản thông tin

 Ảnh: Phố cổ Hội An

     Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đây là Di tích Văn hóa cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.

     […] Trong hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An trong các ngày 22, 23-3-1990, đã có 38 tham luận (trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học nước ngoài) đã đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở nhiều vấn đề để tranh luận, đặt ra những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa.

     Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đã đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn ẩn tàng dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông lớn Thu Bồn. Và Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế XV, khi người Việt đến tụ cư tại đây và tạo thành một cửa ngõ giao thương của Đàng Trong Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hội An còn là một trung tâm giao lưu văn hóa Đông - Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

     Vẫn còn khá nguyên vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà liền kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

     Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới. Như vậy là trên đất Quảng Nam, có hai Di tích Văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. 

(Theo danang.gov.vn)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Phân tích cách trình bày thông tin trong câu văn: “Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.”.

Câu 4. Phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? Hãy nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó trong việc biểu đạt thông tin trong văn bản.

Câu 5. Mục đích và nội dung của vản bản trên là gì?  

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây. TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN                                                Phạm Văn Tình Tiếng Việt chúng mình...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN

                                               Phạm Văn Tình

Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.

* Chú thích: Nhân dịp tham dự tọa đàm "Tiếng Việt ân tình" chào mừng ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/09/2024, PGS. TS. Phạm Văn Tình bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ về nét đẹp của tiếng Việt. Thầy Tình đã gửi đến các bạn khán giả bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" do chính mình sáng tác. 

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Chữ ta      Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.      Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Chữ ta

     Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.

     Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

     Rồi báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Hàn Quốc nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.

     Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.

12-4-1994

(Hữu Thọ, theo Bình luận báo chí thời kì đổi mới, NXB Giáo dục, 2000)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào?

Câu 4. Chỉ ra một thông tin khách quan và một ý kiến chủ quan mà tác giả đưa ra trong văn bản.

Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

1
1 tháng 5

Câu 1.Văn bản "Chữ ta" thuộc kiểu văn bản nghị luận. Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm cá nhân, lập luận bằng dẫn chứng cụ thể, nhằm bày tỏ suy nghĩ về việc sử dụng tiếng nước ngoài ở Việt Nam và khẳng định cần phải giữ gìn, tôn trọng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của dân tộc.

Câu 2.Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là thái độ của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh mở cửa, hội nhập với thế giới. Tác giả phê phán việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong bảng hiệu, báo chí ở Việt Nam, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc tôn trọng và đề cao tiếng Việt.

Câu 3.Tác giả đã sử dụng phép so sánh đối chiếu giữa Hàn Quốc và Việt Nam để làm rõ luận điểm:

  • Ở Hàn Quốc:
    • Mặc dù là một quốc gia phát triển, có quan hệ rộng rãi với phương Tây, nhưng họ vẫn giữ gìn và đề cao ngôn ngữ dân tộc.
    • Quảng cáo có ở nhiều nơi, nhưng không đặt ở công sở, hội trường hay danh lam thắng cảnh.
    • Trên các bảng hiệu, chữ Hàn Quốc luôn được viết to, đặt phía trên, còn chữ tiếng Anh (nếu có) thì nhỏ, nằm phía dưới.
    • Báo chí chủ yếu viết bằng tiếng Hàn, chỉ một số tạp chí khoa học hoặc ngoại thương mới có mục lục bằng tiếng nước ngoài để phục vụ người đọc nước ngoài.
  • Ở Việt Nam:
    • Có tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài: chữ tiếng Anh to hơn chữ Việt, xuất hiện nhiều trên các bảng hiệu ở nơi công cộng.
    • Một số tờ báo của nhà nước có thói quen tóm tắt các bài viết bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, gây lãng phí thông tin đối với người đọc trong nước.
    • Câu 4.
  • Thông tin khách quan:
    “Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.”
    → Đây là một quan sát thực tế về Hàn Quốc, mang tính khách quan.
  • Ý kiến chủ quan:
    “Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.”
    → Đây là suy nghĩ, đánh giá mang tính cá nhân của tác giả, thể hiện ý kiến chủ quan.
  • Câu 5.
  • Tác giả lập luận rõ ràng, chặt chẽ và thuyết phục. Tác giả sử dụng phép so sánh và đối chiếu giữa hai quốc gia (Hàn Quốc và Việt Nam) để nêu bật sự khác biệt trong cách ứng xử với ngôn ngữ dân tộc.
    Lập luận được củng cố bằng những quan sát thực tế cụ thể và đi kèm với nhận xét sâu sắc, từ đó làm nổi bật quan điểm về việc cần giữ gìn, tôn trọng tiếng mẹ đẻ như một biểu hiện của lòng tự trọng dân tộc.


11 tháng 3

enjoyed

27 tháng 3

were enjoying

10 tháng 3

Bài thơ *"Tổ quốc nhìn từ phía biển"* của nhà thơ **Thanh Hải** mang đậm tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương và niềm tự hào về đất nước. Qua những hình ảnh của biển cả, đất liền và những khát khao về một Tổ quốc vững mạnh, bài thơ thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình, tự do.


### Những suy nghĩ, tình cảm và lối sống về tình yêu quê hương, đất nước rút ra từ bài thơ:


1. **Tình yêu đất nước, quê hương sâu sắc**:

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đất nước qua cái nhìn từ biển. Biển, một hình ảnh bao la, mênh mông, không chỉ là hình ảnh tự nhiên mà còn là hình ảnh của sự kiên cường, sức mạnh bền bỉ. "Tổ quốc nhìn từ phía biển" thể hiện tình yêu dành cho đất nước từ một cái nhìn rộng lớn, bao quát và khẳng định rằng đất nước dù ở đâu cũng vẫn là một phần không thể tách rời của mỗi con người.


2. **Khát vọng hòa bình và tự do**:

Bài thơ thể hiện khát vọng về một đất nước hòa bình, phát triển. Lời thơ "Dù có đi qua bao giông bão, biển vẫn mãi ngàn năm" như một lời khẳng định về sự bền bỉ, vững vàng của Tổ quốc dù trải qua nhiều thử thách, khó khăn.


3. **Tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước**:

Tình yêu với quê hương trong bài thơ cũng thể hiện qua tinh thần đoàn kết của người dân, sự quyết tâm gìn giữ đất nước trong mọi hoàn cảnh. Đất nước dù trải qua bao khó khăn nhưng vẫn đứng vững, vì vậy mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất nước.


### Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay:


1. **Tình yêu đất nước qua hành động**:

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi người dân Việt Nam có thể thể hiện tình yêu đất nước không chỉ bằng lời nói mà còn qua những hành động cụ thể. Đó là việc học hỏi, làm việc chăm chỉ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.


2. **Bảo vệ chủ quyền biển đảo**:

Tình yêu quê hương cũng được thể hiện qua việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, một vấn đề nóng bỏng trong hiện nay. Như trong bài thơ, hình ảnh biển gợi nhớ về những vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà mỗi người Việt Nam đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Việc tham gia vào các hoạt động giữ gìn biển đảo, bảo vệ môi trường cũng là cách để thể hiện lòng yêu nước.


3. **Tinh thần yêu nước trong bối cảnh toàn cầu hóa**:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi người dân cần duy trì niềm tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa trong khi hòa nhập với thế giới. Tình yêu quê hương không chỉ thể hiện qua những cảm xúc mà còn là những hành động thiết thực trong học tập, công việc, và góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển vững mạnh.


### Kết luận:


Bài thơ *"Tổ quốc nhìn từ phía biển"* không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Nó khơi gợi trong mỗi người dân Việt Nam một niềm tự hào và trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang đối mặt với nhiều thử thách và cơ hội. Tình yêu quê hương, đất nước không chỉ là một tình cảm thiêng liêng mà còn là động lực để mỗi người đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

:)

27 tháng 3

1 The exhibition will be visited

2 The windows will be cleaned

3 The message will be read

4 The thief will be arrested

5 The photo will be taken

6 These songs will be sung

7 The sign will not be seen

8 A dictionary will not be used

9 The credit cards will not be accepted

10 The ring will not be found

10 tháng 3

Ta lặng nhìn nhau giữa sân trường
Dấu yêu giấu kín chẳng tỏ tường
Trang vở ghi đầy bao nhung nhớ
Ánh mắt ngập ngừng chẳng dám thương.

Gió nhẹ lùa qua tán phượng hồng
Lời yêu chưa nói đã theo không
Chỉ dám lén nhìn trong im lặng
Mơ ước ngày mai chẳng ngại ngùng.

Thao thức từng đêm nhớ một người
Lá rơi khe khẽ giữa lưng trời
Trang thư viết vội rồi xé nát
Sợ lỡ một ngày cậu xa xôi.

Rồi ngày tháng cũng cứ dần trôi
Đành giữ yêu thương ở đáy lòng
Mùa hạ cuối cùng ta lặng bước
Nợ nhau một mối tình ngây thơ.

-cô bé nấm-

10 tháng 3

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu.

.

Mối tình đầu của tôi có gì?

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp

Giữa giờ chơi mang đến lại . . .mang về.

.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp

Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại

Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

.

Mối tình đầu của tôi có gì?

Chỉ một cây đàn nhỏ

Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm

Ai cũng hiểu – chỉ một người không hiểu

Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi. . . thành câm.

.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng

Em hái mùa hè trên cây

Chở kỷ niệm về nhà

Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa. . .