K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)Đọc văn bản sau:       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

       MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

       Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

       Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lòa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

       Chúng tôi nhao nhao:

       - Bán cho con một táng đường, bà.

       - Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

       Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

       Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

       - Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? - Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

       - Tao không có tiền.

       Bá cười sằng sặc:

       - Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

       Tôi ngạc nhiên:

       - Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

       Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

       - Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. - Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, - tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

       Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

       Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giờ cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

       - Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

       Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó: “Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy.”. Im lặng một lúc rồi bác tiếp: “Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra...”. Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

       Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

       Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Thanh Quế, Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét về cốt truyện của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu: "Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa."?

1
7 tháng 3

Câu 1 (0,5 điểm):
Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2 (0,5 điểm):
Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" là người kể chuyện.

Câu 3 (1,0 điểm):
Cốt truyện của văn bản có tính đơn giản nhưng xúc động, xoay quanh kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật "tôi" và bạn bè với bà Bảy Nhiêu. Truyện có một tình huống bất ngờ khi bà Bảy Nhiêu qua đời, làm bật lên sự ăn năn, hối hận của các nhân vật. Câu chuyện có kết cấu chặt chẽ, mở đầu bằng những ký ức tuổi thơ hồn nhiên, cao trào ở hành động lừa bà Bảy của nhóm trẻ, và kết thúc bằng sự day dứt không thể sửa chữa của nhân vật chính.

Câu 4 (1,0 điểm):
Văn bản phản ánh bài học sâu sắc về lòng trung thực và sự hối hận muộn màng. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhấn mạnh rằng những sai lầm trong cuộc sống có thể để lại sự day dứt mãi mãi, vì không phải lúc nào cũng có cơ hội để sửa chữa. Đồng thời, truyện cũng thể hiện tấm lòng bao dung và nhân hậu của bà Bảy Nhiêu, dù bị lừa nhưng vẫn không trách mắng, vẫn đối xử tử tế với lũ trẻ.

Câu 5 (1,0 điểm):
Câu nói nhấn mạnh rằng có những sai lầm trong cuộc đời không thể quay lại để sửa chữa. Một khi đã gây ra tổn thương cho người khác, có thể chúng ta sẽ mãi mãi sống trong sự hối hận mà không thể làm gì để bù đắp. Câu chuyện nhắc nhở con người phải biết sống trung thực, tử tế ngay từ đầu, tránh những hành động sai lầm mà sau này có thể không còn cơ hội để sửa đổi.

6 tháng 3
a) Giải thích vì sao nói: Đổi mới là lựa chọn "Sống còn" đối với dân tộc Việt Nam

Đổi mới là lựa chọn "Sống còn" đối với dân tộc Việt Nam vì:

Sau chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng kiệt quệ, thiếu thốn, lạc hậu, cơ cấu kinh tế yếu kém, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và gặp khó khăn trong việc phát triển công nghiệp, thương mại.Hệ thống quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp không còn hiệu quả, dẫn đến tình trạng đình trệ, thiếu hụt hàng hóa, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau và không thể cạnh tranh trên trường quốc tế

b) Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng

Thành tựu:

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ: Sau hơn ba thập kỷ thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cải cách nông nghiệp và công nghiệp: Đổi mới chính sách đất đai, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân và mở rộng các ngành sản xuất.

Mở rộng hợp tác quốc tế: Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO, AFTA, APEC, EU, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Cải thiện đời sống người dân: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, mức thu nhập và chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên, giảm nghèo và giải quyết việc làm hiệu quả hơn.

Hạn chế:

Chênh lệch giàu nghèo: Dù tăng trưởng kinh tế cao, nhưng khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn. Nhiều khu vực vẫn còn nghèo đói.

Chất lượng tăng trưởng không bền vững: Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa chú trọng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, và đổi mới sáng tạo trong sản xuất.

Vấn đề môi trường: Các hoạt động phát triển kinh tế không bền vững đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách không hợp lý.

Cải cách thể chế chưa đủ mạnh: Mặc dù đã có nhiều cải cách, nhưng hệ thống chính trị và các thể chế vẫn còn thiếu minh bạch, hiệu quả quản lý và cải cách hành chính còn hạn chế.

a) Trước năm 1986, Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng do những hạn chế của mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. Sản xuất đình trệ, lạm phát phi mã, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ đối ngoại bị hạn chế. Trước tình hình đó, nếu không tiến hành đổi mới, đất nước sẽ tiếp tục rơi vào khủng hoảng, kìm hãm sự phát triển. Đổi mới không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn là con đường duy nhất để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, có thể khẳng định đổi mới là lựa chọn “sống còn” đối với dân tộc Việt Nam

b) Thành tựu:
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

- Kinh tế tăng trưởng ổn định, từ một nước nghèo, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình

-Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh

 Hệ thống chính trị từng bước được củng cố, quốc phòng - an ninh được giữ vững

- Việt Nam cũng mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, trở thành đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế

Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu, quá trình đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế

-Kinh tế phát triển chưa bền vững, còn phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài và tài nguyên

- Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền vẫn còn lớn

- Một số vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tham nhũng, quan liêu chưa được giải quyết triệt để

 -Năng suất lao động còn thấp, khoa học -công nghệ chưa thực sự trở thành động lực chính cho sự phát triển

7 tháng 3

1 C

2 D

a: Xét (O) có

ΔADC nội tiếp

AC là đường kính

Do đó: ΔADC vuông tại D

=>AD\(\perp\)MC tại D

=>\(\widehat{ADM}=90^0\)

Xét (O) có

MA,MB là các tiếp tuyến

Do đó: MA=MB

=>M nằm trên đường trung trực của AB(1)

Ta có: OA=OB

=>O nằm trên đường trung trực của AB(2)

Từ (1),(2) suy ra MO là đường trung trực của AB

=>MO\(\perp\)AB tại H và H là trung điểm của AB

=>\(\widehat{MHA}=90^0=\widehat{MDA}\)

=>MDHA nội tiếp

b: Xét ΔOAM vuông tại A có AH là đường cao

nên \(MH\cdot MO=MA^2\left(3\right)\)

Xét ΔACM vuông tại A có AD là đường cao

nên \(MD\cdot MC=MA^2\left(4\right)\)

Từ (3),(4) suy ra \(MH\cdot MO=MD\cdot MC\)

 

Xét (O) có

ΔACB nội tiếp

AB là đường kính

Do đó: ΔACB vuông tại C

=>BC\(\perp\)AM tại C

Xét (O) có

ΔADB nội tiếp

AB là đường kính

Do đó: ΔADB vuông tại D

=>AD\(\perp\)MB tại D

Xét ΔMAB có

AD,BC là các đường cao

AD cắt BC tại I

Do đó: I là trực tâm của ΔMAB

=>MI\(\perp\)AB

mà MH\(\perp\)AB

và MI,MH có điểm chung là M

nên M,I,H thẳng hàng

Xét tứ giác MCID có \(\widehat{MCI}+\widehat{MDI}=90^0+90^0=180^0\)

nên MCID là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính MI

=>MCID nội tiếp (K)

=>KC=KI

=>ΔKCI cân tại K

=>\(\widehat{KCI}=\widehat{KIC}\)

mà \(\widehat{KIC}=\widehat{MIC}=\widehat{CAB}\left(=90^0-\widehat{AMH}\right)\)

nên \(\widehat{KCI}=\widehat{CAB}\)

ΔOBC có OB=OC

nên ΔOBC cân tại O

=>\(\widehat{OCB}=\widehat{OBC}\)

\(\widehat{KCO}=\widehat{KCB}+\widehat{OCB}=\widehat{CAB}+\widehat{CBA}=90^0\)

Xét tứ giác KCOH có \(\widehat{KCO}+\widehat{KHO}=90^0+90^0=180^0\)

nên KCOH là tứ giác nội tiếp

Bài 2:

a: Xét (O) có

ΔCNM nội tiếp

CM là đường kính

Do đó: ΔCNM vuông tại N

=>CN\(\perp\)BN tại N

Xét tứ giác CNAB có \(\widehat{CNB}=\widehat{CAB}=90^0\)

nên CNAB là tứ giác nội tiếp

b: Xét (O) có

\(\widehat{DNM};\widehat{DCM}\) là  các góc nội tiếp cùng chắn cung DM

=>\(\widehat{DNM}=\widehat{DCM}\)

mà \(\widehat{DNM}=\widehat{ANB}=\widehat{ACB}\)(CNAB nội tiếp)

nên \(\widehat{DCA}=\widehat{BCA}\)

=>CA là phân giác của góc BCD

c: C,E,D,N cùng thuộc (O)

=>CEDN nội tiếp

=>\(\widehat{CED}+\widehat{CND}=180^0\)

mà \(\widehat{CND}+\widehat{CBA}=180^0\)(CNAB nội tiếp)

nên \(\widehat{CED}=\widehat{CBA}\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí đồng vị

nên ED//AB

=>ABED là hình thang

a: Thay x=1 và y=-2 vào (P), ta được:

\(a\cdot1^2=-2\)

=>\(a\cdot1=-2\)

=>a=-2

b: Khi a=-2 thì \(y=a\cdot x^2=-2x^2\)

Vẽ đồ thị: 

loading...

c: Thay x=2 vào (P), ta được:

\(y=-2\cdot2^2=-8\)