K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long        Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại
Hoàng thành Thăng Long

       Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có” (Việt sử lược) hay “Nhà/ cung điện đều sơn son, cột vẽ hình long, hạc, tiên nữ” ("Quế hải ngu hành chí"(1), Phạm Thành Đạt). Song, để hình dung được vẻ đẹp đó là diều không đơn giản.

       Thăng Long có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là đất thiêng hội tụ những tinh hoa của đất nước và khu vực. Tại đây, từ năm 1010, các triều đại Lý, Trần, Lê nối tiếp nhau quy hoạch, xây dựng cung điện, lầu gác làm nơi thiết triều, nơi làm việc và sinh hoạt của Hoàng đế, Hoàng gia và Triều đình. Tuy nhiên, những hiểu biết về kiến trúc hoàng cung thời Lý - Trần và thậm chí thời Lê còn hết sức hạn chế, do hiện nay ở Việt Nam không còn lưu giữ được một công trình cung điện nào cùng thời. Điều đó cũng đồng nghĩa, kiến trúc cung điện hoàng cung Thăng Long vẫn còn là bí ẩn của lịch sử kiến trúc Việt Nam.

       Dưới lòng đất khu di sản Hoàng thành Thăng Long, kết quả khai quật khảo cổ học từ năm 2002 - 2017, đã xác định được một quần thể nền móng kiến trúc Đại La. Nét truyền thống dễ nhận thấy trong kiến trúc cổ truyền người Việt là cột hiên nằm rất gần với cấp nền(2) nên phần mái hiên của kiến trúc nhô ra không nhiều. Trong đó, nền móng kiến trúc giai đoạn Thăng Long được làm rất kiên cố và bền vững, bộ vì(3) đặt trực tiếp trên chân tảng đá chạm hoa sen để đỡ mái.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 1: Tượng đầu rồng trang trí nóc mái, thời Lý

 Hình 2: Tượng đầu sư tử trang trí bờ dải, thời Lý

Hình 3: Lan can đá chạm rồng, thời Lý

Hình 4: Chân tảng đá hoa sen đặt trên móng cột, thời Lý

Hình 5: Gạch vuông lát nền, thời Lý

Hình 6: Tượng đầu chim phượng trang trí trên mái, thời Lý

       Theo GS Ueno (Nhật Bản) “kiến trúc cung điện thời Lý có thể đã sử dụng đấu củng(4) nhưng hiện tượng phần hiên không nhô ra nhiều cho thấy đấu củng thời Lý thuộc loại đơn giản”. Tuy nhiên, cũng không loại trừ thời Lý - Trần đã sử dụng kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng giống như ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Dâu (Bắc Ninh) và Bối Khê (Hà Nội). Đây là những kiến trúc còn bảo lưu được ít nhiều phong cách cuối thời Trần.

       Vật liệu kiến trúc cũng rất đa dạng, phong phú, mái cung điện lợp ngói âm - dương và ngói phẳng, góc mái, đầu nóc trang trí các loại tượng tròn đất nung hình rồng, phượng, sư tử. Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”. Vẻ đẹp đó còn là cảm hứng của văn học, thi ca; bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh(5) (năm 1125) viết “mái hiên bay cao như cánh chim, ngói xếp như bày vảy cá” hay “ngói sen ngàn lớp tựa vẩy cá, sương sớm giọt giọt ngỡ hạt châu” (Thiệu Long tự bi minh(6), 1226), hình ảnh Xi Vẫn(7) - tượng chim phượng trang trí trên mái soi ngược xuống mặt nước được thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) viết trong bài thơ chùa Diên Hựu “In ngược hình chim, gương nước lạnh”. Thời Trần kế thừa và đã sáng tạo loại ngói sen lợp mái, mang lại sắc thái riêng cho kiến trúc đương thời.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 7: Minh họa cách lợp ngói rồng thời Lê sơ, thế kỷ XV-XVI

Hình 8: Ngói dương men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

Hình 9: Ngói âm men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ thế kỷ XV

Hình 10: Ngói Rồng men vàng lợp mái cung điện, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

       Đến thời Lê, kiến trúc cung điện Thăng Long đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng nho giáo nhưng vẻ đẹp và sự hoa mỹ thì càng được nâng cao. Nếu ai đó được một lần nhìn thấy loại “ngói rồng” tráng men xanh, men vàng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long thì sẽ hiểu được kiến trúc cung điện đẹp đến nhường nào. Lý Tiên Căn (sứ giả nhà Thanh) viết về kiến trúc cung điện thời Lê như sau: “chỉ có nhà vua mới được lợp ngói màu vàng, quan và dân lợp bằng cỏ” (trích An Nam tạp ký). Đánh giá về kiến trúc cung điện Thăng Long, PGS.TS Tống Trung Tín bày tỏ: “Phải còn rất lâu nữa chúng ta mới hiểu được kiến trúc hoàng cung Thăng Long.” bởi những khám phá của khảo cổ học mới chỉ là bước đầu làm phát lộ di tích di vật. Quá trình nghiên cứu chắc chắn còn phải kéo dài và rất khó khăn trong bối cảnh thiếu thốn nguồn tư liệu đương thời để so sánh, ví dụ như: tên gọi các cung điện, bộ khung gỗ, chưa kể đến trang trí nội thất bên trong các cung điện đó.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 11: Phối cảnh tưởng tượng về mặt bằng kiến trúc cung điện thời Lý tại khu khảo cổ học
18 Hoàng Diệu, Hà Nội

       Qua khám phá của khảo cổ học và thư tịch cổ có thể thấy kiến trúc cung điện, lầu gác tại hoàng cung Thăng Long đều là kiến trúc có bộ khung gỗ, mái lợp ngói, trang trí nội ngoại thất rất công phu và tráng lệ, chứng tỏ trình độ kỹ thuật, mỹ thuật và trình độ quy hoạch xây dựng đô thành đã rất phát triển dưới thời Lý, Trần, Lê tạo cho Thăng Long vị thế xứng đáng là quốc đô qua nhiều triều đại, trải dài lịch sử 779 năm (1010 - 1789). Những thành tựu nhiều mặt đó phản ánh sự kết tinh, giao thoa và tiếp biến văn hóa(8) của Thăng Long với các vùng văn hóa trong nước cũng như các nền văn minh trong khu vực. Đó cũng là một trong những giá trị nổi bật toàn cầu của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà UNESCO đã ghi danh là di sản thế giới năm 2010.

(TS. Trần Thế Anh, Ths. Đỗ Đức Tuệ, Ths. Nguyễn Hồng Quang, bài đăng trên tạp chí Kiến trúc số 10 - 2018)

Chú thích: 

(1) Quế hải ngu hành chí: Tập bút kí cho Phạm Thành Đại (1126 - 1193) thời Tống biên soạn. Phạm Thành Đại từng giữ chức trưởng quan của Quảng Nam Tây lộ - đầu mối thông tin giữa nhà Tống và Đại Việt.

(2) Cấp nền: Cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động sống trong và ngoài của căn nhà.

(3) Bộ vì: Một bộ phận thuộc mái nhà có nhiệm vụ chống đỡ, kết nối hệ mái với những bộ phận khác để làm tăng độ kiên cố, vững chắc cho hệ mái. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá trị thẩm mĩ cho ngôi nhà.

(4) Đấu củng: Một loại kết cấu mái theo kĩ thuật chồng tường (các loại gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau). Nó không chỉ có tác dụng mở rộng diện tích hiên nhà, tăng khả năng chịu lực mà còn đóng vai trò như một chi tiết để tô điểm, trang trí.

(5) Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh (Bia chùa Hương Nghiêm trên núi Càn Ni): Văn bia được khắc ở chùa Hương Nghiêm, thôn Diên Hào, huyện Lôi Dương nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Văn bia không ghi người soạn nhưng theo khảo cứu của Hoàng Xuân Hãn thì tác giả bài văn bia này có thể là nhà sư Hải Chiếu.

(6) Thiệu Long tự bi (Bia chùa Thiệu Long): Văn bia được khắc ở chùa Thiệu Long, xã Tam Hiệp, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bia này được khắc năm Bính Tuất (1226), năm đầu của nhà Trần.

(7) Xi Vẫn: Một trong những đứa con của rồng. Theo truyền thuyết kể lại, rồng sinh ra chín đứa con nhưng không còn nào trở thành rồng cả. Chín con của rồng được gọi bằng những cái tên khác nhau là Bị Hí, Xi Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc,… Xi Vẫn là con thứ hai, mang hình dáng đầu rồng đuôi cá.

(8) Tiếp biến văn hóa: Quá trình thay đổi văn hóa và thay đổi tâm lí sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.

Câu 1. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 2. Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Em ấn tượng với thông tin nào trong văn bản? Vì sao?        

0
Câu 1. (2 điểm)      Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý thức bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.  Câu 2. (4 điểm)      Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau:  khói chiều cõng một hoàng hôn bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay trên đường tan...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

     Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý thức bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 

Câu 2. (4 điểm)

     Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau: 

khói chiều cõng một hoàng hôn
bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay
trên đường tan học chiều nay
có ai đốt rạ, khói lay cỏ đồng

sau lưng bà, cháu cứ trông
trông con sông lớn chảy dòng đằng xa
chẳng hay có lắm cỏ hoa
chiều nay đám bạn có ra giỡn cười?

trông vườn trái đã mọng tươi
sáng nay ông bảo điểm mười, ông cho
sáng nay bà nấu thịt kho
về nhà cháu sẽ ăn no bụng tròn…

bánh xe bà đạp quay tròn
bao giờ đi hết đường mòn, bà ơi?
đồng xa đã lặn Mặt Trời
có ai thắp lửa sáng ngời trong sân

đường về ngày ấy thật gần
xe bà đạp hết mấy lần đến nơi
ngồi sau bà, cháu mải chơi
mà quên ngắm một Mặt Trời cạnh bên.

sau này khi đã lớn lên
đôi khi quanh quẩn, cháu quên đường về
ngẩng đầu thấy giữa trời quê
hai Mặt Trời dẫn lối về cháu đi.

                                               (Lam)

2
2 tháng 12 2024
Câu 1: Ý thức bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam trở nên vô cùng cấp thiết, đặc biệt là với giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước. Ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống không chỉ nằm ở việc học hỏi và tôn trọng những giá trị cổ truyền mà còn thể hiện qua hành động cụ thể như tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa, và duy trì các lễ hội truyền thống. Giới trẻ cần nhận thức rằng, những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nền tảng tạo nên bản sắc dân tộc và góp phần xây dựng tương lai. Việc giữ gìn văn hóa truyền thống đồng thời cũng là cách để thể hiện lòng tự hào dân tộc và tình yêu đất nước. Qua đó, mỗi người trẻ sẽ trở thành một đại sứ văn hóa, đóng góp vào việc duy trì và phát triển những giá trị quý báu của dân tộc.

Câu 2: Phân tích bài thơ

Bài thơ khắc họa hình ảnh thân thuộc và ấm áp của người bà và cháu, đồng thời gửi gắm những tình cảm sâu sắc và tinh tế về tình cảm gia đình. Từ hình ảnh "khói chiều cõng một hoàng hôn" đến "bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay", tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy thơ mộng và gợi cảm. Hình ảnh bà hiện lên không chỉ là người chăm sóc, mà còn là người bạn đồng hành, người truyền tải những giá trị sống cho cháu.

Nghệ thuật miêu tả trong bài thơ rất đặc sắc, với việc sử dụng hình ảnh so sánh và ẩn dụ tinh tế. "Bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay" không chỉ là hình ảnh cụ thể, mà còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa về sự che chở và dạy dỗ của bà. Hình ảnh “bánh xe bà đạp quay tròn” như tượng trưng cho sự vất vả, hy sinh và tình yêu thương vô bờ của người bà dành cho cháu.

Bài thơ còn sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng đầy sức gợi, làm cho người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được khung cảnh và tình cảm trong bài. Những câu hỏi tu từ như “sau lưng bà, cháu cứ trông” hay “bà ơi?” càng làm tăng thêm sự gắn kết và tình cảm giữa bà và cháu.

Cuối cùng, bài thơ là lời nhắc nhở tinh tế về giá trị của gia đình và những kỷ niệm tuổi thơ, là hành trang quý báu mà mỗi người cần trân trọng và giữ gìn suốt cuộc đời.

2 tháng 12 2024

Câu 1: Ý thức bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam trở nên vô cùng cấp thiết, đặc biệt là với giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước. Ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống không chỉ nằm ở việc học hỏi và tôn trọng những giá trị cổ truyền mà còn thể hiện qua hành động cụ thể như tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa, và duy trì các lễ hội truyền thống. Giới trẻ cần nhận thức rằng, những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nền tảng tạo nên bản sắc dân tộc và góp phần xây dựng tương lai. Việc giữ gìn văn hóa truyền thống đồng thời cũng là cách để thể hiện lòng tự hào dân tộc và tình yêu đất nước. Qua đó, mỗi người trẻ sẽ trở thành một đại sứ văn hóa, đóng góp vào việc duy trì và phát triển những giá trị quý báu của dân tộc.

Câu 2: Phân tích bài thơ

Bài thơ khắc họa hình ảnh thân thuộc và ấm áp của người bà và cháu, đồng thời gửi gắm những tình cảm sâu sắc và tinh tế về tình cảm gia đình. Từ hình ảnh "khói chiều cõng một hoàng hôn" đến "bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay", tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy thơ mộng và gợi cảm. Hình ảnh bà hiện lên không chỉ là người chăm sóc, mà còn là người bạn đồng hành, người truyền tải những giá trị sống cho cháu.

Nghệ thuật miêu tả trong bài thơ rất đặc sắc, với việc sử dụng hình ảnh so sánh và ẩn dụ tinh tế. "Bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay" không chỉ là hình ảnh cụ thể, mà còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa về sự che chở và dạy dỗ của bà. Hình ảnh “bánh xe bà đạp quay tròn” như tượng trưng cho sự vất vả, hy sinh và tình yêu thương vô bờ của người bà dành cho cháu.

Bài thơ còn sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng đầy sức gợi, làm cho người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được khung cảnh và tình cảm trong bài. Những câu hỏi tu từ như “sau lưng bà, cháu cứ trông” hay “bà ơi?” càng làm tăng thêm sự gắn kết và tình cảm giữa bà và cháu.

Cuối cùng, bài thơ là lời nhắc nhở tinh tế về giá trị của gia đình và những kỷ niệm tuổi thơ, là hành trang quý báu mà mỗi người cần trân trọng và giữ gìn suốt cuộc đời.

 

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam        […] Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam

       […] Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, olm

 Ảnh: Cố đô Huế

       Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

       […] Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Lăng vua đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ...

       Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ bốn mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành lũy của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của nó vì nghệ thuật kiến trúc đã đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật hóa độc đáo ấy, chúng ta còn có thể tham quan đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu - nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên Tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na... còn quá nhiều những thắng tích liên quan đến triều Nguyễn hòa điệu trong những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận... thực sự là những bức tranh non nước tuyệt mỹ.  

       […] Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Di sản Huế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, của Bộ Văn hóa Thông tin, mà trực tiếp là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, cả nước hân hoan đón mừng Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; ngày 7 tháng 11 năm 2003 vừa qua, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại. Hẳn không chỉ như vậy, với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo những tiêu chuẩn cao nhất của Di sản Thế giới, kho tàng văn hóa Huế sẽ còn nở rộ những đóa hoa nghệ thuật khác nữa. “Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn” cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.

(Theo thuathienhue.gov.vn)

Câu 1. Văn bản trên giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào?

Câu 2. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Theo em, vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam được coi là một văn bản thông tin tổng hợp? 

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

Câu 5. Từ nội dung của văn bản, em có những suy nghĩ, cảm nhận gì về quần thể khu di tích Cố đô Huế?

0
2 tháng 12 2024

trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường thấy nhiều người trẻ băn khoăn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?" không chỉ là lời nhắn nhủ dành riêng cho thế hệ trẻ mà còn là kim chỉ nam cho mọi thế hệ.

Trước hết, ta phải hiểu rằng câu nói này nhấn mạnh vai trò của trách nhiệm và sự cống hiến. Thay vì đòi hỏi những quyền lợi từ xã hội, mỗi cá nhân, đặc biệt là thanh niên, nên tự hỏi bản thân đã đóng góp gì cho sự phát triển và phồn thịnh của đất nước. Điều này thể hiện tinh thần tự nguyện, ý thức trách nhiệm cao và lòng yêu nước chân thành.

Thứ hai, câu nói của Bác Hồ còn khuyến khích mỗi người trẻ luôn nỗ lực hết mình vì lợi ích chung của quốc gia. Những hành động nhỏ bé như tham gia các hoạt động tình nguyện, học tập và làm việc nghiêm túc, sáng tạo và đổi mới trong công việc đều góp phần tạo nên một xã hội vững mạnh. Mỗi thanh niên đều có khả năng và cơ hội để đóng góp, và việc hy sinh thời gian, công sức cho đất nước chính là hành động cao đẹp và ý nghĩa.

Thứ ba, việc tự hỏi và đánh giá bản thân đã làm gì cho đất nước cũng là cách để mỗi người không ngừng hoàn thiện mình. Khi luôn đặt câu hỏi này, chúng ta sẽ không dễ dàng bị lạc lối trong cuộc sống vật chất, không ngừng cố gắng để trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội. Điều này góp phần xây dựng một cộng đồng gắn kết, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.

Cuối cùng, câu nói của Bác Hồ còn là lời kêu gọi tinh thần đoàn kết và sự hy sinh vì lợi ích chung. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi người không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải sát cánh bên nhau, cùng chung tay góp sức. Sự hy sinh không chỉ ở những việc lớn lao mà còn ở những hành động cụ thể hàng ngày.

Tóm lại, lời dạy của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho thanh niên, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm và vai trò của mỗi cá nhân trong sự phát triển của đất nước. Qua đó, mỗi người trẻ sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu và hy sinh vì một tương lai tươi sáng hơn cho Tổ quốc.

 
30 tháng 11 2024

Không có gì là quá dễ dàng cũng không hẳn là có những có khăn mà ta không thể vượt qua được trong môn toán.

Việc học toán dễ hay khó chủ yếu là do nhận thức và nỗ lực, ý thức của từng người em nhé. 

Quan trọng là phải kiên trì, nỗ lực, nắm vững kiến thức nền tảng, chịu khó và đam mê thì môn toán sẽ trở nên dễ dàng, em ạ!

Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm.

29 tháng 11 2024

 Câu 1.

Đoạn văn được rút ra từ tác phẩm 'Tranh luận cá heo và con người' của E. B. White. Cốt lõi của đoạn văn này nằm ở việc xác định ai là người chỉ huy của con tàu cá heo, điều này kích thích một cuộc tranh luận thú vị giữa các nhân vật khác nhau trong văn bản. Về mặt nội dung, tác giả khám phá vai trò của con người trong việc xác định sự dẫn đầu, khám phá bản chất của quyền lực và khả năng đánh giá quá cao bản thân của chúng ta. Về mặt nghệ thuật, đoạn văn thể hiện sự đối lập giữa cá heo và con người thông qua đối thoại, mô tả và giai thoại của tác giả. Việc sử dụng phép ẩn dụ về tàu cá heo cùng câu hỏi tu từ đã tạo ra sự căng thẳng và làm nổi bật chủ đề chính của văn bản. Cách viết của tác giả đơn giản và dễ tiếp cận, giúp truyền tải thông điệp của văn bản tới độc giả.

Câu 2.

Trong xã hội hiện đại, nhịp sống ngày càng nhanh hơn, do vậy nhiều người phải vật lộn để duy trì cân bằng và tĩnh tại trong cuộc sống của mình. Sống chậm là hành động cố tình di chuyển với tốc độ chậm hơn và chú ý đến những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Sống chậm có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm căng thẳng và lo lắng, tăng khả năng sáng tạo và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một cách để sống chậm là thực hành chánh niệm, tập trung vào hiện tại và chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động làm giảm căng thẳng như thiền, yoga cũng có thể giúp sống chậm lại. Ngoài ra, sống chậm còn bao gồm việc giảm các tác nhân gây xao nhãng trong cuộc sống, như mạng xã hội và giải trí công nghệ. Sống chậm là một thử thách đối với nhiều người, nhưng với sự luyện tập và quyết tâm, bất cứ ai cũng có thể hưởng lợi từ việc sống chậm lại. Bằng cách sống chậm lại, chúng ta có thể trân trọng thế giới xung quanh mình và tận hưởng sự phong phú của cuộc sống.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:         Chiều tàn hút gió cheo leo, Hồn oan vất vưởng núi đèo lang thang.         Chằn tinh gặp lại đại bàng, Cả hai cùng có chung mang mối thù.         Bàn nhau kiếm cách trả thù, Cốt đem tội đổ lên đầu Thạch Sanh.         Vượt qua mấy lớp quân canh, Vào cung lấy trộm gây thành án oan.         Bạc vàng châu...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

        Chiều tàn hút gió cheo leo,
Hồn oan vất vưởng núi đèo lang thang.
        Chằn tinh gặp lại đại bàng,
Cả hai cùng có chung mang mối thù.
        Bàn nhau kiếm cách trả thù,
Cốt đem tội đổ lên đầu Thạch Sanh.
        Vượt qua mấy lớp quân canh,
Vào cung lấy trộm gây thành án oan.
        Bạc vàng châu báu đem mang,
Bỏ vào lều nhỏ của chàng Thạch Sanh.
        Tội thời tang vật rành rành,
Lý Thông chủ toạ án hình chém ngay.
        Giam vào trong ngục đợi ngày,
Thạch Sanh oan uổng giãi bày không xong.

        Buồn đâu xâm chiếm cõi lòng,
Đàn buông dây có dây không khẽ khàng.
        “Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đưa công chúa lên hang mà về?”
        Tiếng đàn như tỉnh như mê,
Giọng đàn ai oán não nề xót xa.
        Tiếng vang đến tận cao xa,
Đến tai công chúa cách ba quãng đường.
        Trong lòng chợt nhớ chợt thương,
Chợt đau chợt khổ vấn vương bồi hồi.
        Tự dưng lại thốt thành lời,
Xin vua cha được gặp người rung tơ.
        Nửa lòng như tỉnh như mơ,
Nửa lòng đang rối như tơ ương vò.
        Làm sao nên cảnh bất ngờ,
Anh hùng nhận án tử chờ khai đao.
        Thạch Sanh thưa chuyện trước sau,
Chằn tinh giết trước, tiếp sau đại bàng.
        Cứu nàng công chúa khỏi hang,
Hàm oan nghiệp chướng mới mang tội này.
        Nhà vua nghe hết tấu bày,
Cảm thương công chúa đêm ngày nhớ mong.
        Ban truyền phò mã sắc phong,
Ngày lành tháng tốt kết phòng se hoa.
        Lý Thông tội nặng chớ tha,
Giao cho phò mã luận ra tội thành.

        Lý Thông mặt xám mắt xanh,
Mọp ngay dưới điện cổ đành chờ đao.
        Nghênh ngang có được lúc nào,
Kề dao vô cổ khác nào bún thiu.
        Tham lam gây ác đủ nhiều,
Chờ nghe luận tội phách siêu hồn rời.
        Sanh rằng tội rõ ràng rồi,
Chiếu theo phép nước ắt thời không tha.
        Nghĩ tình còn có mẹ già,
Tha cho về lại quê nhà tu thân.
        Lý Thông chắc chết mười phần,
Được ban tha bổng thất thần tạ ơn.
        Dập đầu máu đổ trên sân,
Dắt ngay tay mẹ lên đường về quê.
        Ác nhân trời bỏ đời chê,
Giữa đường sét đánh tức thì thiệt thân.

                                           (Thạch Sanh, Lý Thông, Duong Thanh Bach)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Tóm tắt văn bản bằng những sự kiện chính và cho biết văn bản thuộc mô hình cốt truyện nào?

Câu 4. Phân tích tác dụng của một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 5. So sánh văn bản với truyện cổ tích Thạch Sanh, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản trong hai văn bản.

1
29 tháng 11 2024

 

  Câu 1: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Đoạn trích trên thuộc thể loại thơ lục bát, phản ánh một câu chuyện đầy kịch tính và cảm động về nhân vật Thạch Sanh. Nội dung chính của đoạn thơ xoay quanh sự oan ức của Thạch Sanh khi bị đổ tội bởi Chằn Tinh và Đại Bàng, hai nhân vật đại diện cho cái ác. Hình ảnh Thạch Sanh hiện lên như một người anh hùng chịu đựng bất công, nhưng vẫn giữ vững lòng chính nghĩa. Nghệ thuật trong đoạn thơ được thể hiện qua việc sử dụng thể thơ lục bát, tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Hình ảnh và ngôn từ được tác giả khéo léo lựa chọn, từ đó gợi lên cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc. Đặc biệt, những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thạch Sanh khi bị giam cầm, cùng với tiếng đàn ai oán của công chúa, đã tạo nên một không gian đầy bi thương, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật. Qua đó, tác giả không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn gửi gắm thông điệp về sự công bằng và lòng nhân ái.

Câu 2: Bàn về việc sống chậm trong xã hội hiện đại

Trong xã hội hiện đại, khi mà nhịp sống ngày càng nhanh, con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, học tập và những áp lực từ cuộc sống. Chúng ta thường xuyên bị áp lực bởi thời gian, từ việc phải hoàn thành công việc đúng hạn đến việc phải theo kịp xu hướng của xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, việc sống chậm lại đang trở thành một xu hướng được nhiều người quan tâm.

Sống chậm không có nghĩa là lười biếng hay không làm việc, mà là một cách tiếp cận cuộc sống với tâm thế bình tĩnh hơn. Khi sống chậm, chúng ta có thời gian để suy nghĩ, để cảm nhận và để trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh. Điều này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tăng cường sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người biết sống chậm thường có tâm trạng tốt hơn, ít lo âu và hạnh phúc hơn.

Một trong những cách để sống chậm là thực hành chánh niệm. Chánh niệm giúp chúng ta tập trung vào hiện tại, nhận diện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mà không phán xét. Thực hành chánh niệm có thể đơn giản như việc dành ra vài phút mỗi ngày để thiền, hoặc chỉ đơn giản là hít thở sâu và cảm nhận không khí xung quanh. Ngoài ra, việc giảm thiểu thời gian sử dụng công nghệ cũng là một cách hiệu quả để sống chậm. Thay vì dành hàng giờ trên mạng xã hội, chúng ta có thể dành thời gian cho gia đình, bạn bè hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Sống chậm cũng đồng nghĩa với việc biết trân trọng những khoảnh khắc trong cuộc sống. Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị như một bữa cơm gia đình, một buổi chiều đi dạo công viên hay một cuốn sách hay. Những khoảnh khắc này thường bị bỏ qua trong guồng quay hối hả của cuộc sống, nhưng lại mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên và hạnh phúc.

Cuối cùng, sống chậm không chỉ là một lựa chọn cá nhân mà còn là một thông điệp xã hội. Trong bối cảnh mà nhiều người đang phải đối mặt với stress, lo âu và trầm cảm, việc khuyến khích mọi người sống chậm lại có thể góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta cần tạo ra một môi trường mà ở đó, mọi người có thể thoải mái sống chậm, tận hưởng cuộc sống và kết nối với nhau.

Tóm lại, sống chậm trong xã hội hiện đại không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu thiết yếu. Nó giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, trân trọng những giá trị thực sự của cuộc sống và xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất, để cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú và trọn vẹn hơn.
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Chèo đi rán(1) thứ sáu Thấy nước vằn mông mốc Xé nhau đục vật vờ Chèo đi thôi, chèo đi! Một người cầm cán dầm cho vững, Nước cuộn thác chớ lo Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn. Chèo đi rán thứ bảy, Nước ác kéo ầm ầm, Nơi đây có quỷ dữ chặn đường, Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Chèo đi rán(1) thứ sáu

Thấy nước vằn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường,

Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng(3) nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ầm ầm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

Chèo đi rán thứ mười,

Thuyền lướt theo nước trời băng băng,

Cánh dầm tung bốn góc

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một,

Sóng đuổi sóng xô đi

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai,

– A! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!

– Mời nàng hương(4) hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay

Quân quan lên “bời bời”(5)

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng,

Tay phải xách giày đẹp lên bờ,

Gánh gồng lên rầm rập theo slay(6),

Bao của quý khiêng lên đi lễ người.

Mười hai rán nước nay đã qua rồi,

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã(7) slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu(8)

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,

Tự than thân trách phận,

Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng(9).

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung…

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập IV, tr.887 - 889)

Chú thích: 

(1) Rán: Ghềnh nước hoặc những khúc sông, suối nước chảy xiết, vực sâu nguy hiểm đe dọa những người chèo mảng.

(2) Ngọ lồm: Quỷ vô hình.

(3) Tảng: Loại mảng rất kiên cố có thể đi biển được.

(4) Nàng hương: Nàng hầu của quan slay. Trong thực tế, đây là hai cô gái đẹp chưa chồng, đến phục dịch trà thuốc cho thầy pụt cúng. Theo quan niệm mê tín cũ, những cô gái này khi chết cũng vẫn làm nàng hầu cho quan slay ở xứ ma.

(5) Bời bời: Đông đúc.

(6) Slay: Quan cai trị ở “cõi ma” (âm phủ).

(7) Binh mã: Xe ngựa, quân lính nơi cõi âm. 

(8) Chợ Đường Chu: Chợ ở “xứ ma”.   

(9) Sa dạ sa dồng: Những người làm phu phen đầy tớ cho các quan slay ở cõi âm.

Tóm tắt: Vượt biển là truyện thơ dân gian của dân tộc Tày – Nùng, dài khoảng 1000 câu thơ. Nội dung như sau: Có hai anh em mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Người anh sau này khi lấy vợ thì trở nên lạnh nhạt, bỏ mặc em sống nghèo đói. Người chị dâu thương tình, vá áo cho em chồng, chẳng may làm in những ngón tay đang nhuộm chàm lên lưng áo rách. Người anh ghen tuông khiến em bị chết oan ức. Linh hồn em không nơi nương tựa, bị các quan slay ở cõi âm bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền vượt biển. Mỗi lần vượt biển phải trải qua hành trình mười hai rán nước vô cùng hiểm nguy. Tác phẩm này được các thầy cúng đọc trong các lễ cầu hồn, cầu mát, được phổ biến rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, Bắc Kạn.

Câu 1. Xác định người kể trong văn bản.

Câu 2. Hình ảnh “biển” hiện ra trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Các rán nước trong văn bản là biểu tượng cho điều gì?

Câu 5. Những âm thanh nào được thể hiện trong đoạn thơ: Chèo đi rán thứ chín,/ Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,/ Khắp mặt biển nước sôi gầm réo./ Biển ơi, đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền? Những âm thanh đó gợi cho em cảm xúc gì?

0