Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
* Ý nghĩa: Thỏ chủ quan, tự cao, tự đại nên đã thất bại trong cuộc chạy thi với Rùa.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
tham khảo
Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.
Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.
Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ. Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.
Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.
Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:
- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?
- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.
- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.
Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.
Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.
Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được "trở về" quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.
Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nào nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.
Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.
Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: "Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!...". Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.
Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiểu gỗ pơ mu và 2 triệu đồng "gọi là chút quà tình nghĩa".
Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!
Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vậy quanh.
Nguyễn Thị Hải
Tiền Hải – Thái Bình
Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây có tên gọi là "Gà Trống và Cáo". Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: "Chuyến này mình vớ bẫm đây". Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào: - Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái! Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: "Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc" nên đứng ở trên cao nói vọng xuống. - Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc "bốn biển một nhà", thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không? Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: "Rõ là phường gian trá".
Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được.
Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:
Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:
- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.
Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.
Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.
Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.
Bài tham khảo 2:
Hôm sinh nhật, Hùng nhận được rất nhiều quà. Nhưng cậu ta thích nhất là chiếc lồng bẫy chim của người anh họ gửi cho. Chiếc lồng làm bằng những thanh tre vuốt tròn. Phía trên có một cái lưới và miếng gỗ nhỏ, rắc thức ăn lên đó để ngoài sân, hễ chim đậu vào mổ thóc là miếng gỗ bật lên, lưới ụp xuống. Hùng mừng quá, chạy khoe với bố. Bố bảo:
- Thứ đồ chơi này không tốt. Con không nên bắt chim làm gì!
- Con sẽ nhốt chim vào lồng và nuôi cho chim hót.
Rồi Hùng lấy thóc rắc lên miếng gỗ, đem bẫy đặt ngoài vườn. Hùng nấp vào gốc cây, chờ mãi vẫn không thấy con chim nào bay tới. Hùng để bẫy ở đó đi ăn cơm trưa. Sau bữa ăn, cậu vui mừng thây lưới đã sập. Một chú chim nhỏ đang giãy giụa trong lưới. Hùng bắt chim bỏ vào lồng và chạy vào khoe với bố:
- Bố ơi, bố xem này, con bẫy được một chú họa mi.
- Đây là chim sâu, đừng làm tội nó con ạ! Tốt hơn thì con thả nó ra …
Hùng thưa lại bố:
- Bố yên tâm, con sẽ chăm sóc nó chu đáo!
Mấy hôm đầu, Hùng đều rắc thóc cho chim, thay nước, rửa lồng ... Đến ngày thứ năm, Hùng quên mất. Bố Hùng bảo:
- Đây, con quên chim rồi. Cứ thả nó ra là hơn.
- Con sẽ không quên nữa! Con đi lấy thóc và thay nước ngay bây giờ. Tội nghiệp chú chim nhỏ của tôi!
Hùng mở cửa lồng lau chùi. Chú chim sợ hãi, cuống cuồng đập cánh bay khắp lồng. Hùng dọn sạch lồng xong, bỏ đi lấy thóc và nước mà quên đóng cửa lồng. Hùng vừa bước đi, chú chim nhỏ vội bay qua cửa sổ thoát thân. Không ngờ, chim đập đầu vào cửa kính ngã lăn xuống nền nhà. Hùng vội chạy đến bắt chim bỏ vào lồng. Chú chim nhỏ nằm bẹp xuống, sải cánh và thở mệt nhọc. Hùng nhìn chim rồi nước mắt chảy:
- Bố ơi, con làm thế nào bây giờ hả bố?
Bố nhìn con lắc đầu:
- Biết làm thế nào được nữa!
Suốt ngày, Hùng không rời chiếc lồng. Con chim nhỏ vẫn nằm thở dồn dập. Sáng hôm sau, Hùng lại gần lồng chim. Con chim nhỏ đã nằm ngửa, chân duỗi thẳng cứng đờ. Từ đấy, Hùng không bao giờ bẫy chim nữa.
Câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc. Chim chóc cũng như con người phải được sống tự do và sống cùng đồng loại. Nếu cô đơn và mất tự do, chim cũng vô cùng đau đớn và khó bề sống nổi.
Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được. Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau: Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo: - Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc. Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông. Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc. Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long